Phí hun trùng tiếng Anh là gì

Hun trung hay phun trùng hay hông trùng là hành động xử lý mối mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại cho chất lượng của lô hàng hoặc gây hại cho môi trường sinh thái của nước nhập khẩu.

Hầu hết hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước phải chịu rất nhiều quy định của hải quan ở cảng đến để nhà nhập khẩu có thể làm thủ tục để thông quan lô hàng. Một trong những quy định đó là việc hun trùng [fumigation] hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cho một số mặt hàng cụ thể. Vậy giấy chứng nhận hun trùng là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Giấy chứng nhận hun trùng – Tiếng Anh là Certificate of Fumigation

Giấy xác nhận hun trùng Certificate of Fumigation

Vì sao phải hun trùng hàng hóa xuất khẩu?

– Một số mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như nông sản [cà phê, tiêu, điều…], các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ như hàng mây tre lá, hàng thủ công mỹ nghệ, mặt hàng đồ gỗ chưa qua xử lý bề mặt… Các mặt hàng này nếu không xử lý bằng hóa chất thì trong quá trình vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường.

– Các dạng bao bì đóng gói hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ như pallet gỗ đóng gói hàng gốm sứ, kiện gỗ đóng gói hàng máy móc, phụ tùng…

– Thời gian vận chuyển trên biển kéo dài [từ TPHCM đi châu Âu thường mất trên 25 ngày, đi Mỹ mất trên 18 ngày, đi Úc mất khoảng 20 ngày]. Trong thời gian đó, hàng hóa chất xếp trong container đóng kín với nhiệt độ cao [trên 40 độ C] và môi trường ẩm thấp hơi nước tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và côn trùng sinh sôi nảy nở.

– Quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt của hải quan ở cảng đến áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu vào châu Âu, Mỹ, Canada và Úc. Các lô hàng nhập khẩu không tuân thủ quy định này sẽ phải đối mặt với mức phạt nặng nề. Người chịu phạt sẽ là các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Chính vì những lý do trên mà khi nhận được các đơn hàng xuất của các nhà xuất khẩu Việt Nam, đối với những mặt hàng có yêu cầu phải hun trùng của hải quan nước đến, các công ty giao nhận vận tải [freight forwarding] hay các nhà môi giới vận tải [transportation broker] đều nhắc nhở các nhà xuất khẩu phải chú ý công việc này.Tuy nhiên vẫn có những điều đáng tiếc xảy ra và đôi lúc hậu quả là không nhỏ.

Các trường hợp vi phạm về giấy chứng nhận hun trùng

– Không hun trùng hàng hóa. Năm 2009 có trường hợp một container 40 feet hàng gốm sứ xuất đi châu Âu nhưng không hun trùng các pallet gỗ do nhà xuất khẩu không nắm được thông tin này hay bỏ sót chi tiết hun trùng bao bì. Sau khi hàng đến thì hải quan nước sở tại phát hiện và mức phạt nghe đâu lên đến khoảng 20.000 euro với yêu cầu phải xuất trả về lại Việt Nam hoặc tiêu hủy tại chỗ.

– Quên hun trùng hàng hóa. Điều tưởng như không thể có này thường xảy ra khi thời hạn giao container cho hãng tàu [closing time] gần hết. Người làm thủ tục xuất nhập khẩu lúc này chỉ còn lo chú ý đến việc làm sao để container có thể được nhận và xếp kịp lên tàu mà quên việc hun trùng hàng hóa.

Khoảng đầu năm 2010 một công ty xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã kịp thời phát hiện sai sót này cho lô hàng của họ xuất đi châu Âu. May mắn là hàng hóa còn nằm ở cảng Singapore. Công ty Việt Nam phải nhờ chi nhánh của hãng tàu ở Singapore giúp xử lý hun trùng container này với chi phí phát sinh gần 600 đô la Mỹ cho container 20 feet.

Hun trùng không đạt yêu cầu 

– Hun trùng không đạt yêu cầu. Mặc dù nhà xuất khẩu đã nhờ dịch vụ hun trùng [thường là loại hóa chất được yêu cầu và thời gian hun trùng là 12 tiếng trước khi container được xếp lên tàu tại cảng TPHCM], nhưng có trường hợp hải quan Úc vẫn yêu cầu phải hun trùng lại lô hàng này do chất lượng hun trùng không đảm bảo. Thông tin bên lề cho hay mức phí đó phát sinh khoảng 1.000 đô la Úc/container 20 feet.

Cũng phải nói thêm rằng quy định của hải quan Úc rất nghiêm ngặt trong việc này. Đối với những hàng hóa nhập khẩu vào Úc mà có đóng gói bao bì thì ngoài Chứng thư hun trùng [Fumigation Certificate] theo quy định nhà xuất khẩu còn phải làm Bảng kê khai thành phần nguyên liệu bao bì [Packing Declaration]. Bảng kê này sẽ phải gửi sớm cho nhà nhập khẩu ở Úc sau ngày tàu khởi hành ở TPHCM.

– Chứng thư hun trùng không được chấp nhận. Có trường hợp hải quan Úc không chấp nhận chứng thư hun trùng của một số ít các nhà cung cấp dịch vụ hun trùng Việt Nam do chất lượng dịch vụ của các công ty này có vấn đề. Để tránh tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tham khảo ý kiến của các công ty giao nhận vận tải, các nhà môi giới vận tải vì họ có các đại lý ở Úc để kiểm tra và xác thực thông tin.

Điều đáng quan tâm là những sự vụ trên cứ thỉnh thoảng lại phát sinh, gây không ít tranh cãi giữa nhà xuất khẩu và công ty dịch vụ giao nhận vận tải.

Có thể thấy với mức chi phí hun trùng tương đối cạnh tranh [khoảng 300.000 đồng/container 20 feet bao gồm cả thuế VAT], dịch vụ nhanh chóng, chất lượng đảm bảo cũng như tính chuyên nghiệp của các công ty dịch vụ giao nhận vận tải, thì việc hun trùng hàng hóa xuất khẩu chỉ là “chuyện nhỏ”. Thiết nghĩ các nhà xuất khẩu Việt Nam nếu không tận dụng việc thuê ngoài đối với công việc logistics, thì cần chuẩn hóa quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu cho công ty mình và các biện pháp kiểm tra giám sát nhằm tránh cho “chuyện nhỏ” có thể phát sinh thành vấn đề phức tạp.

Bộ chứng từ cần thiết để được cấp giấy chứng nhận hun trùng

Hóa đơn thương mại
Phiếu đóng gói
Vận đơn đường biển Bill of Lading
Thời gian cấp chứng thư khử trùng: Trong vòng 1-2 ngày kể từ ngày phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.

Mẫu giấy chứng nhận hun trùng – Certificate of Fumigation

Hiện nay có nhiều công ty cung cấp dịch vụ hun trùng với chi phí thấp và chất lượng quy trình xử lý nhanh chóng. Việc hun trùng hàng hóa không tốn quá nhiều thời gian và chi phí, nhưng nếu hàng hóa không được hun trùng hoặc hun trùng không đúng cách sẽ gây ra hậu quả lớn và chi phí phát sinh rất cao mà lỗi lầm này đã không ít doanh nghiệp tại Việt Nam mắc phải, mong các doanh nghiệp sẽ cho mình những sự lựa chọn sáng suốt đừng để hàng qua tới nước nhập khẩu rồi mới hối hận nhé.

Was this article helpful?

Like 0 Dislike 0

Fumigation [hun trùng] là phương pháp tiêu diệt các loại côn trùng, mối mọt hoặc các loại sinh vật gây hại khi vận chuyển các sản phẩm như nông sản, các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ chưa qua xử lý bề mặt, các loại bao bì hay pallet bằng giấy/gỗ, một số mặt hàng khác theo yêu cầu của các nước nhập khẩu.

Hun trùng là xử lý các côn trùng gây hại bằng cách sử dụng chất hun trùng. Hàng hóa sau khi hun trùng đạt chuẩn thường sẽ được cấp một chứng chỉ gọi là Certificate Of Fumigation [chứng nhận hun trùng]. Hầu hết các quốc gia sẽ không cho phép nhập khẩu một số loại hàng hóa nhất định nếu không xuất trình được chứng chỉ này.

Chẳng hạn như, một lô hàng khi nhập vào Mỹ sẽ phải trải qua một bước gọi là “USDA Examination”. Mục tiêu cơ bản của việc kiểm tra này là để kiểm tra xem liệu hàng hóa hoặc bao bì của chúng có chứa côn trùng, dịch hại hay không. Việc hun trùng đúng cách và có các chứng từ hợp lệ cần thiết nhằm đảm bảo container có thể thành công vượt qua việc kiểm tra này.

Tại sao cần phải hun trùng?

Có rất nhiều lí do dẫn đến việc các quốc gia nhập khẩu yêu cầu hun trùng hàng hóa, trong đó chủ yếu là các lí do sau:

– Các mặt hàng nông sản có nguồn gốc hữu cơ như gạo, cà phê, tiêu,…hay các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc  từ gỗ nếu không được xử lý kĩ lưỡng sẽ rất dễ phát sinh mối mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại cho hàng hóa và môi trường.

– Các vật liệu bao bì dùng để đóng gói hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ gỗ như pallet gỗ cũng là nơi dễ phát sinh các vấn đề nêu trên nên phải hun trùng.

– Thời gian vận chuyển trên biển thường kéo dài, hàng hóa xếp trong container thường được đóng kín với nhiệt độ cao và môi trường ẩm thấp là điều kiện lí tưởng cho các loại nấm mốc và côn trùng phát triển.

– Các quốc gia Châu Âu, Mỹ, Úc, Canada có các qui định bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt và được hải quan kiểm tra rất kĩ, nếu không tuân thủ các qui định này thì người xuất khẩu sẽ phải đối mặt mức phạt rất nặng.

Qui trình hun trùng sẽ có sự khác biệt tùy theo loại hàng hóa trong container

Trong một số trường hợp, container rỗng được hun trùng trước khi đóng hàng. Tuy nhiên, cách thức phổ biến nhất là sau khi đóng hàng xong và container được đóng kín. Cách này mang lại hiệu quả tốt hơn vì khí hun trùng được giữ kín và lan tỏa hoàn toàn trong container. Tuy nhiên, cách thức này không được phép dùng cho một số loại thực phẩm nhất định phục vụ trực tiếp cho nhu cầu tiêu dùng hoặc một số loại khác theo qui định của mỗi nước.

Ngày nay, người ta ưu tiên sử dụng các vật liệu bao bì thay thế như pallet nhựa, thùng nhựa,…vì nó an toàn và có thể tái sử dụng. Thêm vào đó, việc sử dụng các loại bao bì có nguồn gốc từ gỗ nhân tạo cũng được quan tâm nhiều, chẳng hạn như thùng carton, gỗ dán, MDF/HDF [ các sản phẩm làm từ sợi gỗ nén] và ván ép được sản xuất ở nhiệt độ và áp suất cao. Trong quá trình sản xuất, tất cả các loại côn trùng được loại bỏ hoàn toàn nên chúng cũng rất thích hợp trong việc bao bì hàng hóa.

Điều quan trọng nữa cần chú ý đó là khi chọn công ty hun trùng phải chọn các công ty có uy tín, chất lượng dịch vụ cao và chứng chỉ do họ cấp được chấp nhận rộng rãi toàn cầu. Bên cạnh đó, cách thức hun trùng phải đảm bảo đúng qui trình theo từng loại hàng hóa hoặc qui định đặc thù của các quốc gia nhập khẩu nhằm tránh trường hợp vi phạm các qui định của nước nhập khẩu.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm theo thông tin dưới đây:

Địa chỉ: Số 36 Bùi Thị Xuân, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Hotline: 028 6264 63 80

Email: 

Video liên quan

Chủ Đề