Khái niệm của số dư kế toán là gì năm 2024

Tài khoản 111, 112, 113, 121, 128, 133, 36, 141, 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158, 161, 171, 2011, 212, 213, 217, 241, 221, 222, 228, 242, 243, 244

Số dư cuối kỳ bên Nợ [dư Nợ cuối kỳ] = Số dư Nợ đầu kỳ + Số phát sinh bên Nợ trong kỳ - Số phát sinh bên Có trong kỳ.

2. Các tài khoản CHÍ CÓ số dư Bên Có:

Tài khoản 214, 229, 335 336 337, 341 343, 344, 347, 352, 353, 356, 357, 41, 414, 417, 418, 419, 441, 461, 466

Số dư cuối kỳ bên Có [dư Có cuối kỳ] = Số dư Có đầu kỳ - Số phát sinh bên Có trong kỳ - Số phát sinh bên Nợ trong kỳ

3. Các tài khoản vừa có số dư Bên Nợ, vừa có số dư bên Có [Tài khoản lưỡng tính]:

Tài khoản 131, 138, 331, 333 334,338, 412, 413, 421

- Trường hợp số dư bên Nợ và cách tính như sau:

Nợ cuối kỳ = Nợ đầu kỳ + Tổng PS Nợ trong kỳ - Có đầu kỳ– Tổng PS Có trong kỳ

- Trường hợp có số dư bên Có cách tính như sau:

Có cuối kỳ = Có đầu kỳ - Tổng PS Có trong kỳ - Nợ đầu kỳ - Tổng PS Nợ trong kỳ

4. Các tài khoản không có số dư:

Đó là các Tài khoản đầu 5, 6, 7, 8, 9 cuối kỳ sẽ không có số dư:

+ TK 521 cuối kỳ sẽ kết chuyển hết vào TK 511

+ TK 511, TK 515, TK 632, TK 635, TK 641, TK 642, TK 811, TK 821 cuối kỳ sẽ kết chuyển hết vào TK 911

+ TK 911 cuối kỳ sẽ kết chuyển lãi lỗ vào TK 421

+ Và các tài khoản 621, 622, 623, 627 cuối kỳ Sẽ kết chuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 Giá thành sản xuất

Lĩnh vực: Ngân hàngTài chínhChứng khoán

Giải thích thuật ngữ

Số dư bên nợ [tiếng Anh: Debit Balance] có nhiều định nghĩa khác nhau trong kế toán, tài khoản ngân hàng, cho vay và đầu tư. Cụ thể như sau

Số dư bên nợ trong kế toán

Số dư bên nợ là số dư tài khoản trong đó có số dư dương ở bên trái của tài khoản. Các tài khoản thường có số dư bên nợ bao gồm tài sản, chi phí và tổn thất.

Ví dụ về các tài khoản này là: tiền mặt, các khoản phải thu, chi phí trả trước, tài khoản tài sản cố định [tài sản], tiền lương [chi phí] và tài khoản lỗ khi bán tài sản [tổn thất]. Các tài khoản đối ứng thường có số dư bên nợ bao gồm các tài khoản đối ứng trách nhiệm pháp lý, đối kháng vốn chủ sở hữu và tài khoản doanh thu đối ứng. Một ví dụ về các tài khoản này là tài khoản cổ phiếu quỹ [đối ứng vốn chủ sở hữu].

Số dư nợ tài khoản ngân hàng

Số dư bên nợ là số dư tiền mặt âm trong tài khoản ngân hàng. Một tài khoản như vậy được cho là bị thấu chi và do đó thực tế không được phép có số dư âm - ngân hàng chỉ đơn giản là từ chối thanh toán bất kỳ séc nào được xuất trình đối với tài khoản khiến tài khoản đó có số dư nợ. Ngoài ra, ngân hàng sẽ tăng số dư tài khoản lên 0 thông qua một thỏa thuận thấu chi.

Số dư bên nợ trong cho vay

Số dư bên nợ là số tiền gốc còn lại mà người đi vay nợ người cho vay. Nếu người vay đang trả nợ bằng các khoản trả góp thông thường, thì số dư nợ sẽ giảm dần theo thời gian.

Số dư bên nợ trong đầu tư [chứng khoán]

Số dư bên nợ là số tiền mặt mà nhà môi giới cho vay vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư để mua chứng khoán và nhà đầu tư phải trả vào tài khoản trước khi giao dịch mua có thể hoàn tất.

Số dư đảm phí là gì ? Ý nghĩa và cách tính

Khái niệm số dư đảm phí

Số dư đảm phí [tiếng anh là Contribution margin] hay còn gọi là lợi nhuận góp hoặc lãi trên biến phí hoặc lãi góp là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi bù đắp hết các chi phí khả biến phát sinh. Phần giá trị này được sử dụng để trang trải các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh một loại sản phẩm. Nếu tính toán cho phạm vi toàn doanh nghiệp chúng ta có khái niệm tổng số dư đảm phí. Nếu tính toán cho phạm vi một sản phẩm chúng ta có khái niệm số dư đảm phí đơn vị sản phẩm.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều loại sản phẩm mang tính đồng chất chúng ta có thêm khái niệm số dư đảm phí đơn vị sản phẩm bình quân.

Công thức tính

Tổng số dư đảm phí và Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Ví dụ minh họa

Chỉ tiêu

1 SP

2 SP

300 SP

350 SP

351 SP

Doanh thu

250

500

75.000

87.500

87.750

[-] Chi phí biến đổi

150

300

45.000

52.500

52.650

Số dư đảm phí

100

200

30.000

35.000

35.100

[-] Chi phí cố định

35.000

35.000

35.000

35.000

35.000

Lợi nhuận

[34.900]

[34.800]

[5.000]

0

100

Đối với mỗi chiếc loa mà công ty bán thêm được trong tháng, sẽ làm số dư đảm phí tăng thêm $100 để trang trải cho chỉ phí cố định. Ví dụ: nếu chiếc loa thứ hai được bán, thì tổng số dư đảm phí sẽ tăng thêm $100 [tổng cộng $200] và khoản lỗ của công ty sẽ giảm xuống $100, còn $34.800

Nếu có đủ số loa để bán nhằm thu được số dư đảm phí là $35.000 thì tất cả các chỉ phí cố định sẽ được bù đắp và công ty sẽ hòa vốn trong tháng, tức là công ty không có lợi nhuận và cũng không bị lỗ, mà chỉ bù đắp được tất cả các chỉ phí. Để đạt được điểm hòa vốn, công ty phải bán được 350 loa trong một tháng.

Việc tính toán điểm hòa vốn sẽ được trình bày chỉ tiết ở phần sau, nhưng đến đây chúng ta biết được điểm hòa vốn là mức doanh thu đạt được để lợi nhuận bằng 0.

Khi đạt được điểm hòa vốn thi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ tăng bằng số dư đảm phí đơn vị cho mỗi một đơn vị sản phẩm được tiêu thụ thêm. Ví dụ, nếu 351 loa được bán trong tháng thì chúng ta có thể hy vọng rằng lợi nhuận hoạt động trong tháng sẽ là $100 vì công ty đã bán được nhiều hơn số lượng cần thiết để đạt điểm hòa vốn là một chiếc loa.

Ý nghĩa của số dư đảm phí

Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm cho biết phần lợi nhuận tăng thêm khi tiêu thụ một sản phẩm. Từ đó ta có công thức ước tính lợi nhuận tăng thêm:

∆ Lợi nhuận = ∆ Số dư đảm phí = ∆ Sản lượng tiêu thụ X Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm

  • Tổng số dư đảm phí tại mức 300 sản phẩm < Chi phí cố định. Doanh nghiệp bị lỗ.
  • Tổng số dư đảm phí tại mức 500 sản phẩm > Chi phí cố định. Doanh nghiệp có lãi.

Vậy tổng số dư đảm phí phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh.

  1. 1.Nếu SDĐP < CPCĐ thì doanh nghiệp bị lỗ do không đủ để trang trải CPCĐ.
  2. 2.Nếu SDĐP = CPCĐ thì doanh nghiệp hòa vốn vì LNG bù đắp vừa đủ CPCĐ.
  3. 3.Nếu SDĐP > CPCĐ thì doanh nghiệp kinh doanh lãi vì thừa trang trải CPCĐ.

Ví dụ: Nếu cửa hàng bán kinh doanh thêm sản phẩm cao cấp thì khi khách hàng mua thêm một sản phẩm công ty nên bán sản phẩm cao cấp. Một sản phẩm cao cấp mang lại lợi nhuận là 400.000 đồng còn sản phẩm bình dân chỉ mang lại 250.000 đồng. Vậy trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều loại sản phẩm thì khi tiêu thụ cùng một mức sản lượng như nhau sản phẩm nào có số dư đảm phí đơn vị càng lớn thì lợi nhuận tăng thêm càng nhiều.

Tỉ lệ số dư đảm phí

Khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí

Tỷ lệ số dư đảm phí [tiếng anh là Contribution margin ratio – CM ratio] hay còn gọi là tỷ lệ số dư đảm phí hoặc tỷ lệ lãi trên biến phí là tỷ số giữa tổng số dư đảm phí so với doanh thu tiêu thụ. Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đồng thời nhiều loại sản phẩm đồng chất chúng ta có thêm khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm và tỷ lệ số dư đảm phí bình quân.

  • Tỷ lệ số dư đảm phí sản phẩm hay loại sản phẩm: là tỷ số giữa số dư đảm phí đơn vị sản phẩm và giá bán đơn vị của loại sản phẩm đó.
  • Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân: là tỷ số giữa tổng số dư đảm phí các loại sản phẩm doanh nghiệp đang tiêu thụ và tổngdoanh thucác loại sản phẩm đó.

Công thức tính

Tỷ lệ số dư đảm phí và số dư đảm phí SPi được xác định theo công thức sau:

Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí

  • Tỷ lệ số dư đảm phí cho chúng ta biết khi doanh nghiệp tạo thêm được 1 đồngdoanh thuthì trong một đồng đó có bao nhiêu phần hình thành nên lợi nhuận.

Ta có Báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí của công ty ABC như sau:

Chỉ tiêu

Tổng cộng

Đơn vị

Tỷ lệ

Doanh thu [400 chiếc]

100.000

250

100%

[-] Chi phí biến đổi

60.000

150

60%

Số dư đảm phí

40.000

100

40%

[-] Chi phí cố định

35.000

Lợi nhuận

5.000

Tỷ lệ Số dư đảm phí = 40.000/100.000 = 40%

Tỷ lệ Số dư đảm phí cho thấy SDĐP ảnh hưởng như thế nào khi khối lượng bán thay đổi. Tỷ lệ SDĐP của công ty ABC là 40%, nghĩa là nếu tăng doanh thu thêm $1 thì lãi góp sẽ tăng thêm $0.4. Lợi nhuận ròng sẽ tăng thêm $0.4, giả định rằng tổng chi phí cố định không bị ảnh hưởng khi tăng doanh thu.

  • Từ đó chúng ta có công thức ước tính lợi nhuận:

∆ Lợi nhuận = ∆ Số dư đảm phí = ∆ Doanh thu tiêu thụ * Tỷ lệ số dư đảm phí

  • Tỷ lệ số dư đảm phí là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh dưới dạng số tương đối nên có thể được sử dụng để so sánh các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề nhưng khác biệt về quy mô. Tỷ lệ số dư đảm phí càng cao thì doanh nghiệp kinh doanh càng hiệu quả.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo: Sách Managerial Accounting – Tác giả Garrison, Noreen, Brewer

Số dư trong kế toán là gì?

Số dư tài khoản kế toán được hiểu là tổng số tiền còn lại hiện tại trong tài khoản kiểm tra. - Theo tài khoản sổ cái chung, số dư tài khoản là số dư hiện tại trong tài khoản. - Theo tài khoản ngân hàng, số dư tài khoản là số tiền mặt hiện tại trong tài khoản, tiết kiệm hoặc tài khoản đầu tư.

Số dư khả dụng và số dư kế toán là gì?

Số dư tài khoản: Đây là số tiền bạn thực có trong tài khoản của mình khi chưa trừ đi các khoản tiền phong tỏa hay số tiền tối thiểu để duy trì tài khoản. Số dư khả dụng: Số tiền bạn có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Số dư bên cô là gì?

Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ [nếu có] phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc sổ tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo dõi chi tiết của từng đối tượng cụ thể.

Số dư bên nợ là gì?

Số dư bên nợ là số dư tiền mặt âm trong tài khoản ngân hàng. Một tài khoản như vậy được cho là bị thấu chi và do đó thực tế không được phép có số dư âm - ngân hàng chỉ đơn giản là từ chối thanh toán bất kỳ séc nào được xuất trình đối với tài khoản khiến tài khoản đó có số dư nợ.

Chủ Đề