Gọt chân cho vừa giày là gì năm 2024

Đề cập câu chuyện "đúng quy trình" trong công tác cán bộ, ủy viên thường trực UB Tài chính Ngân sách QH Lê Thanh Vân ví: “Một dây chuyền sản xuất gạch hoàn hảo nhưng người ta cho bùn, cho rác vào thì sản phẩm sẽ khác cho đất sét vào”.

ĐB Lê Thanh Vân. Ảnh: Phạm Hải

Tương tự như vậy, quy trình cán bộ có thể đúng nhưng đầu vào là nhân sự không đủ tiêu chuẩn nhưng vì qua quy trình ấy họ có thể uốn nắn để hợp thức hoá như việc hạ tiêu chuẩn.

Chẳng hạn có người muốn đưa cháu ruột vào bệnh viện nhi, tiêu chuẩn phải là ĐH chính quy nhưng trong thẩm quyền của mình, ông ấy chỉ đạo các cơ quan là trong giai đoạn này chúng ta cần cấp bách để bổ nhiệm nhân sự, hạ tiêu chuẩn xuống. Bổ nhiệm cho cháu ông xong thì lại sửa như cũ.

“Rõ ràng quy trình của chúng ta là không sai nhưng hộp đen xử lý kiểu 'gọt chân cho vừa giày'. Tức là thay vì công tâm khách quan trong tiêu chuẩn về nhân sự nói chung thì họ điều chỉnh để hướng tới nhân sự mà họ mong muốn” - ĐB Vân nhấn mạnh.

'Gỗ nào dùng vào việc đấy'

Vì vậy, ông cho rằng, vấn đề đặt ra một là phải có một bộ khung về tiêu chuẩn cho tất cả các chức danh trong bộ máy hành chính nhà nước về cấp nào thì ràng buộc tiêu chuẩn chức danh ấy.

Để làm được như vậy, tiêu chuẩn phải liền với trách nhiệm. Tiêu chuẩn của anh ở cấp nào gắn với trách nhiệm ở cấp đấy.

Ví dụ như bộ trưởng là phải có tầm nhìn chiến lược, nắm bắt thời thế, có phương pháp lãnh đạo, biết cầm đạo, dẫn đường, khởi xướng chính sách, biết cầm tướng [dùng người].

Nếu như dùng người sai thì người đó sẽ bị mang tiếng.

“Bộ trưởng phải là người dẫn dắt bộ máy chứ không phải là người sửa vài câu chữ, dấu chấm dấu phẩy. Rồi lúc ĐBQH chất vấn một đằng, giải trình một nẻo thì làm sao xứng đáng bộ trưởng được”, ông phân tích.

Đồng thời, phải xây dựng được chế tài nghiêm khắc trừng trị những người nắm quyền, lạm quyền trong bổ nhiệm cán bộ để thấy bộ chế tài đó mà khiếp sợ, không dám vượt qua chỉ giới đỏ.

Ông cũng đề nghị phải hoàn thiện các quy trình là các bước trong xây dựng tiêu chí cán bộ, các bước trong việc xin chủ trương, các bước trong việc phân loại cán bộ…

Muốn vậy phải có nhận thức mới là xác định các nhóm cán bộ.

“Dụng nhân như dụng mộc, gỗ nào thì dùng vào việc đấy. Ví dụ gỗ lim là gỗ tốt nhất dùng làm trụ cái của các cột đình nhà kiên cố bởi vì nó không thể mối mọt, nó chống đỡ rất kiên cường. Cũng như vậy, chọn nhân sự không thể lấy gỗ dâu làm cột cái được”, ông ví von.

GĐ bệnh viện bổ nhiệm con mắc bệnh động kinh làm phó khoa

Giám đốc BV Đa khoa huyện Thanh Bình [Đồng Tháp] bị tố bổ nhiệm "thần tốc" con trai làm phó khoa dù mới làm việc 6 tháng, bị mắc bệnh động kinh.

Tẩu tán nhân sự

Trong lịch sử tư pháp của nước ta, có lẽ đây là lần đầu tiên người ta nghe đến cụm từ “tẩu tán nhân sự”.

Cả họ làm quan: Lỗ thủng ở đâu?

Với quy trình, tiêu chuẩn, quy hoạch chặt chẽ, làm sao có kẽ hở, chứ đừng nói là lỗ thủng trong công tác cán bộ, làm sao đưa con cái lên làm quan?

Cả họ làm lãnh đạo huyện: Con kính thưa bố...

Đọc câu chuyện cả họ tham gia bộ máy lãnh đạo huyện ở Mỹ Đức [Hà Nội], độc giả VietNamNet gần như đồng thanh "ở địa phương tôi cũng thế"!

Hiện nay, việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, bất cập, đòi hỏi những giải pháp giải quyết đồng bộ.

Nghệ nhân Hù Thị Xuân [hơn 70 tuổi] ở bản Seo Hai, xã Kan Hồ [huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu] khệ nệ ôm chồng bản thảo hàng nghìn trang giấy A4 ra khoe với chúng tôi. Bà cho biết đang viết sách về đời sống văn hóa, phong tục tập quán, văn nghệ dân gian, lễ hội, ẩm thực… của đồng bào Si La-một trong 5 dân tộc được liệt kê vào danh sách ít người nhất của Việt Nam. Bà viết bằng chữ phổ thông, chứ người Si La lâu nay nói theo tiếng Hà Nhì hoặc tiếng Thái. Trong cộng đồng người Si La, số người nói được tiếng dân tộc mình chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ấp ủ viết cuốn sách hàng nghìn trang cùng với sự góp sức chỉnh lý của các nhà nghiên cứu, nhưng bà Xuân vẫn canh cánh nỗi lo: "Văn hóa của đồng bào Si La đã mai một rất nhiều, thậm chí một số phong tục tập quán, lễ hội đã mất vĩnh viễn. Trong khi đó, điều kiện canh tác, làm ăn tại địa phương khó khăn, phần lớn giới trẻ đi làm ăn xa". Bà Xuân đã từng phục dựng được điệu múa cổ truyền, thành lập hẳn một đội thiếu nữ biểu diễn, nhưng khi họ đi lấy chồng đã bỏ lại bà cùng khoảng trống tại nhà văn hóa thôn. Chính quyền từng đáp ứng nguyện vọng của bà Xuân, mở lớp dạy ngôn ngữ Si La, nhưng được vài buổi rồi chẳng còn ai đến lớp…

Tại tỉnh Quảng Nam, thời gian qua chính quyền các cấp tổ chức phục dựng hơn 160 nhà Gươl cho đồng bào dân tộc Cơ Tu, trong số đó đa phần được làm bằng hình thức bê tông hóa [giả gỗ]. Kết quả là số nhà Gươl đó hầu hết không thu hút được người dân đến tham dự, sinh hoạt, mặc dù các bản làng vẫn đang có nhu cầu cấp bách về địa điểm sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng. Nguyên nhân đồng bào Cơ Tu không tiếp nhận ngôi nhà Gươl mới vì đây không phải là không gian thiêng theo cách cảm, cách nghĩ của người dân. Với cộng đồng các dân tộc, để có không gian thiêng, không đơn thuần chỉ chú ý đến cung cấp vật liệu, kinh phí và thợ lành nghề đến xây dựng, mà những vật liệu đó phải do chính người dân thực hiện các nghi lễ chọn lựa, chính bàn tay họ đục đẽo, xây cất, phải được dựng theo nghi thức-lề lối phong tục tập quán bản địa...

TS Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nêu bất cập trong việc xây dựng hương ước, quy ước ở các bản làng. Đó là việc ngành tư pháp đưa ra một mẫu văn bản chung xây dựng hương ước, quy ước cho tất cả các bản làng, các địa phương với các thủ tục xác nhận, đóng dấu, nguyên tắc, trách nhiệm… nặng tính hành chính.

GS, TS Bùi Quang Thanh, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam thẳng thắn nhận xét, công tác khảo sát, nghiên cứu và quy hoạch văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số được các cấp quản lý văn hóa địa phương thực hiện quá chậm chạp. Lo ngại hơn là cách làm xuống địa phương, nhìn thấy rồi về soạn thảo mẫu chung yêu cầu người dân làm theo. Làm văn hóa theo cách “gọt chân cho vừa giày” thì chỉ làm mất đi sự đa dạng của đời sống văn hóa của đồng bào. Điều đó ảnh hưởng lớn đến quy hoạch và bảo tồn các di tích, xác định sự thật lịch sử, nhất là làm suy giảm lòng tin của đồng bào các dân tộc vào chính sách và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước. Đó cũng chính là lý do đồng bào đang chối bỏ vai trò chủ thể văn hóa của mình trong các công trình văn hóa được đầu tư xây dựng, hay các hoạt động nghệ thuật, nghi lễ dân gian, lễ hội truyền thống được cho là dày công nghiên cứu, nhưng lại thuê các nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp dàn dựng, biểu diễn theo hình thức sân khấu hóa…

Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số”. Nhiều đại biểu có chung ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tổ chức sưu tầm, nghiên cứu và phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể trong văn hóa các tộc người. Các lễ hội cổ truyền phải bảo đảm tính dân gian, sáng tạo của cộng đồng, phải giao cho cộng đồng hoạt động với tư cách chủ thể, các cơ quan chức năng chỉ nên hỗ trợ về kinh phí [nếu cần] và trật tự-an ninh. Mọi sinh hoạt trong lễ hội đều do nhân dân tự biên, tự diễn theo truyền thống, Nhà nước không đứng ra làm hay can thiệp hành chính. Tuy nhiên, cộng đồng vẫn là nhân tố cốt lõi, nếu cộng đồng không nhận thức được vẻ đẹp của dân tộc mình, không có ý thức bảo vệ giá trị, bản sắc, sẽ bị văn hóa mới lấn át, lôi kéo và dẫn đến mai một.

Chủ Đề