Khái niệm cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

1. Khái niệm:

– Nguyên nhân: là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

– Kết quả: là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

2. Tính chất của mối quan hệ nhân quả:

– Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người.

– Tính phổ biến: mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra.

– Tính tất yếu: một nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện hoàn cảnh nhất định sẽ gây ra kết quả tương ứng với nó.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

– Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn là cái có trước kết quả và kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau nào về mặt thời gian cũng là mối liên hệ nhân quả.

– Trong thực tế, mối liên hệ nhân quả diễn ra rất phức tạp:

+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.+ Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.

+ Nếu những nguyên nhân tác động cùng chiều thì kết quả diễn ra nhanh, nếu những nguyên nhân tác động ngược chiều thì kết quả diễn ra chậm, thậm chí là triệt tiêu tác động của nhau.

– Kết quả tác động trở lại nguyên nhân theo hai hướng: thúc đẩy hoặc kìm hãm sự vận động của nguyên nhân.

– Nguyên nhân và kết quả có thể ngay đổi vị trí cho nhau. Một sự vật hiện tượng nào đó trong mối liên hệ này là nguyên nhân nhưng trong mối liên hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Chuỗi nhân quả là vô cùng vì vậy muốn xác định đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả thì chúng ta phải đặt nó trong một quan hệ cụ thể và xem cái nào sinh ra cái nào.

4. Ý nghĩa phương pháp luận:

– Để nhận thức được sự vật, hiện tượng phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó, muốn loại bỏ sự vật, hiện tượng nào đó thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ranó.

– Để nhận thức được tác dụng của một sự vật, để xác định được phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn thì phải nghiên cứu sự vật đó trong quan hệ nó giữ vai trò là kết quả hay nguyên nhân.

– Cần phải phân loại các nguyên nhân để có biện pháp giải quyết đúng đắn.

– Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác động, nhằm đạt được mục đích đề ra.

Câu 9: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù Nguyên nhân và Kết quả? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu cặp phạm trù này?
*Khái niệm:
-Nguyên nhân: phạm trù chỉ là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự
vật với nhau gây ra 1 biến đổi nhất định nào đó.
-Kết quả: là những biến đổi do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật
với nhau gây ra.
Ví dụ: sự tác động của dòng điện lên dây dẫn [nguyên nhân] khiến cho dây dẫn nóng lên [kết quả]*Tính chất của mối quan hệ nhân quả:
-Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không tồn tại ý thức con
người.
-Tính phổ biến: với mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều có nguyên nhân nhất định
gây ra, dù nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa.
-Tính tất yếu: với 1 nguyên nhân nhất định, trong những điều kiện nhất định sẽ gây ra kết quả
tương ứng với nó.
*Mối quan hệ biện chứng:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua
lại như sau:
-Nguyên nhân sản sinh ra kết quả: Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có
trước kết quả. Tuy nhiên, không phải mọi sự nối tiếp nhau nào về mặt thời gian cũng là mối liên
hệ nhân quả. Trong thực tế, mối liên hệ nhân quả diễn ra rất phức tạp:
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả
+ Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Nếu những nguyên nhân tác động cùng chiều
có thể dẫn đến hình thành kết quả nhanh chóng. Nếu những nguyên nhân tác động ngược chiều thì
có thể hạn chế hoặc triệt tiêu việc hình thành kết quả.
-Kết quả tác động trở lại nguyên nhân theo hai hướng: thúc đẩy sự vận động của nguyên nhân
[hướng tích cưc] hoặc cản trở sự vận động của nguyên nhân [hướng tiêu cực]
-Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Một sự vật hiện tượng nào đó trong mối
liên hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối liên hệ khác lại là kết quả và ngược lại. Chuỗi nhân
quả là vô cùng, không có bắt đầu và kết thúc. Một hiện tượng được xem là nguyên nhân hay kết
quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể,
Vd: hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự biến đổi của
môi trường sống trên trái đất, song chính những biến đổi theo chiều hướng không tốt hiện của môi
trường lại trở thành nguyên nhân tác động trở lại theo chiều hướng bất thuận lợi cho hoạt động
sống của con người.
*Ý nghĩa của phương pháp luận:
-Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải bắt đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện
sự vật hiện tượng.
-Cần phải phân loại các nguyên nhân để có biện pháp giải quyết đúng đắn.-Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng,
nhằm mục tính đã đề ra.

Chủ Đề