Hướng dẫn đi xe tay côn Informational năm 2024

Shop2banh chuyên bán Phụ tùng xe máy, Phụ kiện, Đồ chơi xe máy HCM, giao hàng trên toàn quốc khắp 63 tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Biên Hòa, Đồng Nai, Thuận An, Dĩ An, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, Huế, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Bình Định, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Hòa Bình, Hà Giang, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Yên, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Nam.

Điều khiển xe máy côn tay thuần thục là điều hết sức thú vị. Tuy nhiên, với nhiều người, việc “cầm” một chiếc xe côn tay đi trong phố đông đôi khi lại là “cực hình”.

Những người mới làm quen với xe côn tay, đi trong phố, sẽ thường xuyên gặp cảnh xe bị chết máy, hoặc loay hoay ở ngã tư mãi không đi được khi đèn hiệu đã chuyển sang màu xanh. Có những người kêu trời vì đi xe côn tay trong phố, tay bị mỏi rời vì “bóp”, nhả côn.

Nắm được vài nguyên tắc dưới đây sẽ khiến bạn điều khiển được chiếc xe nhẹ nhàng hơn.

Đề-pa ở đèn đỏ

Khi đềpa, lưu ý không nhả côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải lên ga tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều ga giúp xe lăn bánh.

Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

Khi xe đạt được tốc độ thì nhả hết côn và vào số. Lưu ý, nếu xe đã đạt được tốc độ cao thì lúc vào những cấp số cao không cần phải giữ lại côn mà có thể nhả hết côn (còn gọi là bắn côn) để cho xe chạy bốc hơn, mạnh và nhanh hơn.

Chạy xe lúc đông người và tắc đường

Khi chạy xe trong phố đông, những người mới lái thường để xe bị chết máy vì phối hợp côn – ga không đều. Bạn nhớ rằng, để sang số, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa tay phải bóp côn hết vào.

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc sang số rất nặng và khó nhọc do tay côn của xe chưa được bóp hết vào. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn để việc sang số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "nhả côn lên ga " (giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga), côn mới không bị mài mòn, máy mới khoẻ, tránh bị ì.

Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.

Để đỡ mỏi tay côn

Các chuyên gia kỹ thuật cho biết, khi xe đã chạy và việc chuyển số hoàn tất, hãy buông tay côn ra hoàn toàn. Nếu cứ giữ tay côn (thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe) sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn.

Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

Để xe không bị ì

Trong quá trình chạy, nếu xe chưa đủ tốc độ mà người lái đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, tăng ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, ta cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bóc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số.

Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

Về số không phù hợp với tốc độ xe đang chạy sẽ bị kêu. Ví dụ: bạn đang chạy với tốc độ 50km/h mà về số 4 hoặc 3 sẽ bị kêu róp róp, nên muốn về số 4 hoặc 3 thì phải giảm ga hạ tốc độ xe còn 40km về số 4, 30km/h về số 3 và tương tự cho các cấp số khác

Khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 5 - 10km/h, số 2: 10 - 20km/h, số 3: 20 - 30km/h, số 4: 30 - 40km/h, số 5: 40-50km/h, số 6: trên 50km/h.

Lái xe khi đi lên xuống dốc là điều không thể thiếu đối với mỗi người khi lưu thông trên đường. Với nhiều khách hàng việc đi lại trên các con dốc cao diễn ra thường ngày nhưng trong chúng ta ít ai lưu tâm đến vấn đề đi như nào cho đúng.

Để tránh những tình huống nguy hiểm khi lưu thông xe máy trên những tuyến đường nguy hiểm, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Chủ đề của bài viết muốn hướng dẫn các bạn kỹ thuật lái xe côn tay lên, xuống dốc để đi đường an toàn nhất là có máu mê phượt thì càng không nên bỏ qua!

Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

Nội Dung Bài Viết

Xuống dốc cao đúng cách với xe côn tay

  • Nguyên tắc 1: Lên số nào – Xuống số đó

    Nguyên tắc này là trọng điểm khi thao tác xuống dốc với tất cả các dòng xe số. Việc tuân theo quy luật này giúp bạn duy trì tốc độ và cấp số hợp lý lên dốc. Các anh em phượt thủ luôn coi đây là kinh nghiệm dắt lưng mỗi khi chinh phục các quãng đường đèo bằng xe côn tay.

    Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

    Khi xuống dốc, bạn nên đi ở tốc độ tầm 25 – 30km/h sẽ dễ làm chủ tình huống hơn. Nếu bạn nhận thấy thấy xe đang bị trôi nhanh hơn do dốc đứng, hãy phanh lại để giảm tốc độ. Bạn phanh xe cho đến khi xe đi ổn định trở lại thì tiến hành nhả phanh ra.

    Nếu bạn để số thấp khi đổ dốc thì thường sẽ có hiện tượng máy bị gằn/ giật. Nếu xảy ra tình trạng này, đừng lo lắng vì đấy là cách động cơ đang hãm xe đang hoạt động. Chính bởi có phần động cơ này giúp người điều khiển xe xử lý tình huống tốt hơn. Việc chạy xe côn tay khi xuống dốc cũng trở nên an toàn hơn.

    • Nguyên tắc 2: Không được âm côn khi xuống dốc

      Nhiều người cho rằng khi xuống dốc bóp côn lại sẽ giúp xe sẽ tiết kiệm xăng. Đây là những nhầm tưởng khá nguy hiểm, vì chúng sẽ khiến bộ nồi nhanh hỏng hơn.

      Nhiều bạn có thể chưa biết độ ghì của động cơ sẽ đóng vai trò giống hệ thống phanh. Mỗi lần xuống dốc, bạn giảm ga thì phần bánh sau sẽ được động cơ ghì lại để tránh tình trạng trượt bánh. Chính nhờ đó mà người điều khiển xe cũng sẽ dễ kiểm soát xe hơn.

      Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

      Vậy nếu mỗi lần xuống dốc, bạn lại bóp côn thì việc gì sẽ xảy ra? Điều đầu tiên chắc chắn là cảm giác “đã” vì xe được lao vút, nhưng bạn khó kiểm soát được tốc độ, trọng tâm của xe. Tình huống nguy hiểm là khi bạn đang chạy ở tốc độ cao và phải xử lý gấp thì khả năng xe bị trượt bánh rất cao.

      \==>> Chính vì thế khi bạn chạy xe côn tay mỗi khi xuống dốc hay tuân theo quy tắc “lên số nào và xuống số đó”. Đặc biệt, bạn không được phép âm côn để tránh các tình huống nguy hiểm. Dốc càng lớn, số máy càng thấp để động cơ có thể ghì lại. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp phanh để kiểm soát tốc độ của xe dễ dàng hơn nhé.

      Hướng dẫn lên dốc đúng cách – Với dòng xe côn tay

      Việc đầu tiên trước khi bạn bắt đầu cua lên dốc đó chính là chỉnh tốc độ. Khi lên dốc, nếu tốc độ của xe bị giảm thì bạn hãy chuyển về số nhỏ hơn. Ví dụ: Khi đang chạy với tốc độ 50km/h ở vị trí số 5, nhưng khi bạn lên dốc tốc độ giảm còn 40km/h. Vậy bạn hãy chuyển về số 4. Nếu tốc độ giảm 30km/h thì tương ứng với số 3. Hãy căn cứ vào độ cao của con dốc để chọn số đi xe sao cho phù hợp.

      Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

      Lưu ý: Sau mỗi lần các bạn chuyển số (để phù hợp với độ cao của dốc), bạn hãy thả hết tay côn nhé. Đây là mẹo nhỏ khá hay giúp chiếc xe côn tay của bạn bền hơn theo thời gian.

      Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

      Tình huống đặt ra, làm gì khi đang lên dốc thì xe côn tay bị chết máy? Đầu tiên bạn hãy bình tĩnh, tiếp đến bạn bóp phanh tay, chống chân rồi khởi động lại máy. Tiếp tục đẩy ga về số 1 để cố gắng giữ thăng bằng, đồng thời nhả côn và ga khi đã khởi động lại được. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ đừng nhả hết côn vì có thể khiến xe bị chết máy, đồng thời không nhả phanh chân khi xe chưa có đủ tốc độ để vượt qua dốc nhé. Làm như vậy, sẽ tránh trường hợp tệ nhất là xe bị trôi ngược lại.

      \==>>> Xem video chi tiết kỹ thuật lên, xuống dốc với dòng xe tay côn

      Hướng dẫn cách chạy xe tay côn trong thành phố

      Cách xử lý khi gặp tình trạng tắc đường

      Các tuyến đường nội thành luôn xảy ra tình trạng tắc đường nên mỗi khi sử dụng xe côn tay lưu thông để tránh tình trạng chết mãy, bạn hãy chú ý kết hợp khéo léo nhẹ nhàng giữa côn và tay ga. Nhẹ nhàng thả côn khi vào số 1 thì xe sẽ tự hoạt động mà không cần ga. Đây là gần như là điều bắt buộc khi lái xe côn tay nhưng chỉ đi được với tốc độ 5km/h thì bắt buộc phải đi số 1.

      Hướng dẫn chạy xe côn tay khi đi đường thành phố

      • Sang số, bỏ côn: Đầu tiên, bạn hãy nhớ bỏ hết côn khi chuyển sang số để tránh tình trạng mỏi tay và có thể làm hư lá côn. Khi lưu thông ở tuyến đường đông đúc, bạn nên phối hợp nhịp nhàng giữa côn với ga để tránh tình trạng xe không bị chết máy giữa đường.
      • Đề ga xe côn tay: Trước khi lên nước ga mạnh, bạn hãy nhẹ nhàng thả nhẹ phần côn tay. Xe sẽ chạy nhanh hơn khi bạn thả hết côn khi xe đang đạt tốc độ cho phép.
      • Chạy xe không ì máy: Xe bị ì máy là do bạn đã sang số quá cao khi xe không đạt được tốc độ như bạn mong muố. Để tránh tình trạng này, bạn cần phải bóp nhẹ tay côn, ga đều để vọt lên và sang số phù hợp. Và đặc biệt, không nên chạy quá nhanh ở các tuyến đường thành phố vì mật độ người tham gia giao thông luôn đông đúc.

      Hướng dẫn đi xe tay côn	Informational năm 2024

      Tổng kết

      Bài viết trên đây là một số cách để chạy xe côn tay lên dốc và cách chạy xe côn tay khi xuống dốc. Với những kinh nghiệm trên hi vọng bạn có thể tự tin hơn khi tham gia giao thông với chiếc xe côn tay. Đặc biệt, kỹ năng xử lý xe khi lên xuống dốc luôn là điều bạn cần quan tâm khi sử dụng mẫu xe này. Còn với những bạn chưa quen với sử dụng mẫu xe côn tay này để vượt dốc đổ đèo thì có thể hạn chế để đảm bảo an toàn.

      Để biết thêm những thông tin mới nhất về các dòng xe, hãy theo dõi blog của Hòa Bình Minh nhé. Nếu bạn có nhu cầu muốn mua, tham khảo giá các dòng xe Honda mới nhất vui lòng liên hệ Hotline:0362.030.586 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.