Học toán chậm phải làm sao

Trẻ nhỏ lớp 1 khi thay đổi môi trường học tập sẽ có rất nhiều sự xáo trộn. Trẻ sẽ phải chuyển từ việc chơi nhiều hơn sang việc kết hợp với chuyện học hành. Vì vậy, sự mất tập trung hoặc chưa kịp thích ứng với môi trường mới là điều dễ hiểu. Chắc chắn không ít mẹ gặp phải tình trạng bé lớp 1 học toán chậm. Vậy mẹ phải làm sao đây? Để tìm “lối thoát” cho vấn đề nan giải này, mời mẹ theo dõi bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé lớp 1 học toán chậm

Học toán chậm phải làm sao
Tìm hiểu nguyên nhân khiến bé lớp 1 học toán chậm

Không phải đứa trẻ lớp 1 nào cũng có thể bắt nhịp với việc truyền thụ tri thức của thầy cô. Và cũng không phải mọi trẻ đều ý thức được vai trò, nhiệm vụ của việc học tập. Có những trẻ tiếp thu rất nhanh nhưng cũng có những trẻ tiếp thu chậm hơn.

Tuy nhiên, thay vì xấu hổ, giận dữ, điều cha mẹ cần làm đó chính là sự kiên nhẫn, ân cần chỉ dạy để giúp trẻ học chậm phát huy tối đa tiềm năng của mình. Trẻ lớp 1 chậm phát triển thường gặp khó khăn trong các yêu cầu của hoạt động học tập như: khả năng tập trung, chú ý nghe giảng kém, hay quên kiến thức. Từ đó dẫn đến kết quả học tập bị kém hơn các bạn.

Trẻ học toán chậm có thể do tiếp thu chậm nên thường có cảm xúc tiêu cực như e ngại, không hào hứng chia sẻ việc học tập với mọi người. Khi được yêu cầu làm bài, trẻ sẽ ngồi vò đầu, bứt tóc, loay hoay, viện lý do để ứng phó.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ học toán chậm. Ví dụ như: mất tập trung, dạy trẻ sai phương pháp. Hoặc do trẻ không yêu thích môn học…Khi càng bị gây áp lực, chúng càng trở nên chậm tiếp thu hơn. Đừng vội quy kết trẻ vào lý do thiểu năng trí tuệ hay chậm phát triển mà hãy xem xét các biểu hiện cụ thể để đưa ra giải pháp hợp lý.

>> Xem thêm: Giúp Mẹ Biết Thêm Phương Pháp Dạy Học Tiếng Anh Online Cho Bé Lớp 1

Một số giải pháp dạy bé lớp 1 học toán chậm

Để khắc phục tình trạng bé lớp 1 học toán chậm, mẹ có thể tham khảo một số giải pháp sau đây:

Tôn trọng và đồng hành cùng con

Nếu bé nhà mẹ thực sự có khiếm khuyết về khả năng học toán, đừng cố che giấu điều đó. Bởi nó chẳng có gì đáng xấu hổ. Hãy để con cảm thấy mình vẫn được yêu thương, trân trọng và vui vẻ. Hãy luôn kiên nhẫn, nhẹ nhàng với trẻ để giúp con hạn chế được tình trạng mau quên.

Tuy nhiên, cũng đừng bao bọc con quá mức thì chúng sẽ càng trở nên chậm hiểu hơn mà thôi. Hãy dành nhiều thời gian để kèm cặp, dạy dỗ con hơn. Nhờ đó, thời gian học của trẻ cũng tăng lên và trẻ ghi nhớ thêm được nhiều kiến thức hơn.

Cha mẹ hệ thống kiến thức và dạy lại cho con

Việc quá nhiều kiến thức toán cần học có thể khiến trẻ bị rối loạn. Vậy nên ban đầu, cha mẹ có thể hệ thống hóa, rút gọn bài học và dạy lại cho con phần kiến thức trọng tâm. Những kiến thức toán cơ bản của chương trình lớp 1 chắc hẳn cũng không thể làm khó cha mẹ phải không nào?

Nhắc lại từng kiến thức nhiều lần hơn

Việc trẻ hay quên cũng là nguyên nhân khiến con học toán chậm. Vậy nên cha mẹ hãy áp dụng thử phương pháp lặp lại kiến thức nhiều lần. Hãy liên tục để trẻ trả lời và giải thích tại sao con lại giải bài toán như vậy. Có thể phối hợp sử dụng hỗ trợ âm thanh và hình ảnh để dạy trẻ để giảm bớt sự khô khan của các con số và phép toán.

Sử dụng các ví dụ thực tế khi dạy toán

Cha mẹ có thể lựa chọn các dụng cụ học tập trực quan để thu hút trẻ học. Hãy sử dụng các bản vẽ và đạo cụ như đồng xu, hạt đậu, hay các viên bi để giúp con hình dung các con số. Do đó, trẻ sẽ không phải nhớ mặt số mà có thể ấn tượng hơn về các dụng cụ trực quan và kiến thức đó.

>> Xem thêm: Những Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Tiểu Học Mẹ Nên Bổ Sung

Xem xét đến việc cho con học nhóm khi bé lớp 1 học toán chậm

Học toán chậm phải làm sao
Xem xét đến việc cho con học nhóm khi bé lớp 1 học toán chậm

Hãy để giáo viên chỉ định những bạn trong lớp học toán chậm ngồi cùng nhau để thầy cô chỉ dạy thêm. Ngoài ra, cũng có thể chỉ định các bạn học tốt hơn trong lớp “dạy kèm” các bạn học yếu kém. “Học thầy không tày học bạn”, biết đâu đây lại là phương pháp hữu hiệu, giúp bé học toán nhanh hơn.

Lên lịch học toán hàng ngày cho con

Việc duy trì việc học hàng ngày với thời lượng vừa phải sẽ giúp trẻ được nhắc lại kiến thức liên tục. Khi trẻ khắc sâu và hiểu được bài thì sẽ tìm được niềm yêu thích môn học hơn.

Không quá đặt nặng chuyện học hành khi bé lớp 1 học toán chậm

Mong muốn giúp con học hỏi nhanh nhẹn, bắt kịp bạn bè của mọi bậc phụ huynh là không sai. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà cha mẹ quá đặt nặng vấn đề này. Từ đó tạo áp lực cho chính bản thân, khiến mình mất bình tĩnh khi dạy con học bài. Đồng thời, việc cha mẹ cau có, quát mắng thậm chí là đánh trẻ khiến bị tổn thương tâm lý. Và sinh ra sợ hãi, ám ảnh việc học hành, bé cũng sẽ không thể tiếp thu hiệu quả hơn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về giải pháp cho bé lớp 1 học toán chậm. Nếu các mẹ có bất kì điều gì thắc mắc hay các vấn đề cần chia sẻ giải đáp. Hãy để lại bình luận bên dưới!