Hình ảnh so sánh tsu bomba với bom nguyên tử năm 2024

Trang tin Business Insider cho biết, ngay sau khi Thế chiến II kết thúc, các nhà khoa học phát triển bom nguyên tử được thả xuống Nhật Bản đã tiên lượng số vũ khí hạt nhân cần thiết để hủy diệt toàn thế giới.

Nhà sử học người Mỹ Alex Wellerstein đã chia sẻ một văn bản tuyệt mật từ năm 1945 mới được công bố, trong đó ghi rằng các nhà khoa học tại trung tâm thí nghiệm Los Alamos, nơi chế tạo bom nguyên tử, đã đưa ra kết luận rằng “chỉ cần có trong tay 10 đến 100 phiên bản bom Supers của loại này” để gieo rắc nỗi đau cho toàn nhân loại.

Hình ảnh so sánh tsu bomba với bom nguyên tử năm 2024

Hình ảnh vụ nổ bom Tsar Bomba

Hình ảnh so sánh tsu bomba với bom nguyên tử năm 2024

Hình ảnh vụ nổ bom Tsar Bomba

Đó là thời điểm hoạt động chế tạo vũ khí hạt nhân đang trong giai đoạn sơ khai. Thế nhưng, các nhà khoa học vẫn có thể xác định sức công phá tiềm tàng của loại vũ khí mà họ đang phát triển. “Loại bom “Super” được nêu ra trong văn bản này chính là loại vũ khí mà ta ngày nay gọi là bom nhiệt hạch”, ông Wellerstein cho biết.

Khi đó, các nhà khoa học tin rằng họ có thể chế tạo một loại vũ khí có sức công phá từ 10 đến 100 megaton (tương đương hàng triệu tấn thuốc nổ TNT). Để so sánh, hai quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) có sức công phá vào khoảng 15 kiloton, tức 0,015 megaton. Điều đó có nghĩa, những vũ khí hạt nhân được chế tạo sau đó còn mạnh hơn hai quả bom trên gấp hàng ngàn lần.

Hiểm họa mà vũ khí hạt nhân mang lại không chỉ dừng lại ở sức nổ. Các nhà khoa học khẳng định rằng “chất phóng xạ sẽ hủy diệt toàn thế giới” do các bom nguyên tử mang chất uranium. Phơi nhiễm chất phóng xạ sẽ tăng tỉ lệ ung thư, sinh con bị dị tật và mặc nhiều bệnh di truyền khác.

Ông Wellerstein cho biết, những lo ngại về chất phóng xạ từ vũ khí hạt nhân vào năm 1945 vẫn chưa xuất hiện, và vấn đề này mãi đến năm 1963 mới được nói đến, khi Mỹ “ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên mặt đất trong khuôn khổ Hiệp ước Cấm thử Hạt nhân”.

Bằng một phép tính đơn giản, ta có thể thấy rằng 100 quả siêu bom có sức công phá 100 megaton phát nổ cùng lúc sẽ gây ra một vụ nổ 10.000 megaton. Theo ông Wellerstein, đây là con số mà các tài liệu trong một nghiên cứu năm 1953 xác định là “sẽ nâng mức độ phóng xa lên mức cực kỳ nguy hiểm”.

Trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, vũ khí hạt nhân có sức công phá lớn đều nằm trong tay Mỹ và Liên Xô cũ, song may mắn thay chưa bao giờ được sử dụng.

Trong những thập niên gần đây, Mỹ và Nga đã bắt đầu giải giáp dần vũ khí hạt nhân, qua đó theo ông Wellerstein, “hiểm họa do nhiễm xạ trên toàn thế giới không còn lớn như trước”. “Mối lo ngại hiện tại là lượng khí cacbon được giải phóng từ các loại vũ khí hạt nhân, có thể ảnh hưởng xấu đến khí hậu Trái Đất”.

Trong quá khứ, Mỹ và Liên Xô đã từng cho nổ các siêu bom trong các cuộc thử nghiệm. Họ đã cho nổ một quả bom có sức nổ 15 megaton vào năm 1954, trong khi Liên Xô đã cho nổ Tsar Bomba, một quả bom nhiệt hạch có sức công phá 58 megaton.

(Tổ Quốc) - Trong nhiều thập kỷ, hình ảnh và tư liệu về loại vũ khí hạt nhân mạnh nhất luôn được giữ kín.

  • 25.08.2020 Mỹ đồng loạt tung B-52 mang bom hạt nhân "uy hiếp" Nga: Đòn phủ đầu mang thông điệp gì?

Mới đây, Nga đã công bố một cái nhìn "hậu trường" vào thời khắc dẫn đến vụ nổ của quả bom hydrogen – có tên gọi chính thức là RDS-220 cùng biệt danh là Tsar Bomba (quả bom của Sa Hoàng).

Người Nga thử nghiệm Tsar Bomba tại một vùng đảo hẻo lánh ở Bắc Băng Dương vào ngày 30/10/1961. Đây cũng là thời điểm mà cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô đang ở mức căng thẳng nhất. Những hình ảnh trong một bộ phim tài liệu về vụ thử bom được hé lộ vào ngày 20/8 vừa qua nhân dịp kỷ. niệm 75 năm ngày ra đời của ngành công nghiệp hạt nhân Nga.

Hình ảnh so sánh tsu bomba với bom nguyên tử năm 2024

Tsar Bomba mạng gấp gần 1.500 lần so với cả hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki cộng lại (ảnh: Daily Mail)

Đoạn video dài tới 40 phút và được đăng tải trên trang YouTube, ghi lại hình ảnh về vụ nổ có sức mạnh tương đương với 50 megaton TNT. Điều này khiến nó có sức công phá hơn gần 1.500 lần so với cả hai quả bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima và Nagasaki cộng lại. Nga cho hay, người ta có thể quan sát thấy ánh sáng phát ra từ cách đó gần 1.000km.

Quả bom được vận chuyển bằng đường ray tới nơi thử nghiệm. Người xem có cơ hội chứng kiến cơ cấu bên trong của "con quái vật" mặc dù đoạn phim không hé lộ những bí mật công nghệ về cách sản xuất quả bom. Trước khi kích nổ, có 2 chiếc máy bay bay qua khu thử: một chiếc máy bay chở theo quả bom và một chiếc khác ghi lại vụ nổ. BBC nhận định, tỷ lệ sống sót của hai chiếc máy bay chỉ là 50%.

Hình ảnh so sánh tsu bomba với bom nguyên tử năm 2024

Đội ngũ phi công điều khiển chiếc máy bay chở theo quả bom được công nhận anh hùng sau khi hoàn thành nhiệm vụ lịch sử (ảnh: Daily Mail)

Khi quả bom được thả ra, chiếc dù gắn kèm theo giúp nó di chuyển được tới độ cao mong muốn: khoảng 3.960m so với mặt đất. Trong lúc này, chiếc máy bay có đủ thời gian để rời khỏi khu vực nguy hiểm.

Tới phút 22:44 trong đoạn video, quả bom đã phát nổ. Hình ảnh cho thấy một quầng sáng lóe lên sau đó một quả bóng lửa màu cam xuất hiện, tiếp đó là một đám mây khổng lồ hình nấm.

Mặc dù không được ghi lại nhưng xung chấn từ vụ nổ khiến chiếc máy bay bị rơi tự do tầm hơn 900m (nhưng kịp phục hồi lại trước khi hạ cánh). Vụ nổ đã san bằng cả một khu vực và quét sạch mọi thứ.

Trước Tsar Bomba, Mỹ đã "vượt mặt" Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang. Năm 1954, Mỹ thử nghiệm quả bom hydrogen Castle Bravo có sức công phá mạnh nhất cho tới thời điểm đó là 15 megaton TNT. Để so sánh, quả bom hạt nhân thả xuống Hiroshima và Nagasaki chỉ có sức mạnh lần lượt là 15 kiloton và 21 kiloton.