Gmt+7 vietnam là gì

Như các bạn đã biết, giờ GMT+7 là múi giờ của Việt Nam. Vậy bạn đã biết chính xác GMT+7 là gì chưa? Tại sao Việt Nam lại sử dụng múi giờ này mà không phải là GMT+8 chưa? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!

Contents

  • 1 GMT+7 là gì?
  • 2 Tại sao Việt Nam lại sử dụng múi giờ GMT+7 mà không phải GMT+8?
    • 2.1 Thứ nhất, về địa lý
    • 2.2 Thứ hai, chưa có nghiên cứu cụ thể
    • 2.3 Thứ ba, về lịch sử
  • 3 Múi giờ GMT có còn được sử dụng không?
  • 4 Chi tiết cách đổi giờ GMT sang giờ múi giờ Việt Nam
    • 4.1 Cách tính giờ GMT
    • 4.2 Cách đổi giờ GMT bất kỳ sang giờ của Việt Nam

GMT+7 là gì?

GMT+7 – múi giờ Việt Nam

Giờ GMT là viết tắt của từ Greenwich Mean Time, là giờ trung bình hàng năm dựa vào thời gian 1 ngày khi Mặt Trời đi qua Kinh tuyến gốc tại Đài thiên văn Hoàng gia Anh, Greenwich. Mỗi 1 múi giờ là 1 khu vực trên toàn cầu, quy ước thời gian chung cho mục đích thương mại, pháp lý và xã hội.

Thế giới đã quy ước sử dụng 24 đường kinh tuyến thành 24 phần bằng nhau. Chính điều này tạo nên 24 múi giờ mà hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng. Vì vậy, tính theo thời gian từ Đông sang Tây và theo quy ước chung thì Việt Nam sẽ thuộc múi giờ +7. Hiểu 1 cách đơn giản là, khi đồng hồ chung Greenwich chỉ 0 giờ thì ở Việt Nam sẽ là 7h sáng.

Tại sao Việt Nam lại sử dụng múi giờ GMT+7 mà không phải GMT+8?

Tại Việt Nam, khi đến mùa hè trời 5h đã bắt đầu sáng, 6h bắt đầu có nắng và 7h thì trời nắng chang chang. Khí trời sáng quá sớm sẽ không đem lại nhiều lợi, bởi phần đông mọi người vẫn đang ngủ. Còn khi tan làm thì trời đã tối mịt dù mới chỉ 7h tối. Vì vậy đã có nhiều đề xuất cho rằng nước ta lên tăng múi giờ GMT+8 thay vì GMT+7.

Tuy nhiên có 3 lý do chính mà Việt Nam vẫn không sử dụng múi giờ GMT+8 là vì:

Tại sao nước ta lại sử dụng múi giờ GMT +7 mà không phải GMT+8?

Thứ nhất, về địa lý

Xét về mặt địa lý, Việt Nam thuộc múi giờ số 7 theo chuẩn quy ước quốc tế. Sự phân chia này là hoàn toàn tự nhiên và không có gì phải tranh cãi. Đặc biệt, trong sự trải dài từ Bắc xuống Nam trên bản đồ thế giới thì cả nước ta vẫn đang nằm trên múi giờ +7, và hoàn toàn không có sự chênh lệch như nhiều quốc gia có diện tích rộng khác.

Đây là điều vô cùng thuận lợi cho việc thống nhất khoảng thời gian trong cả nước. Thời gian sinh học hoàn toàn không có sự chênh lệch. Cả nước sẽ đón bình minh, hoàng hôn cùng nhau và nếu có sự chênh lệch thì nó cũng không chênh lệch quá nhiều.

Thứ hai, chưa có nghiên cứu cụ thể

Hiện nay, chưa có 1 nghiên cứu cụ thể nào chứng minh cho việc đổi sang múi giờ liệu có tốt hơn múi giờ cũ không. Tất cả những thông tin trên mạng xoay quanh vấn đề này đều là thông tin không chính thống, suy luận không xác đáng và chưa được đặt trong 1 bối cảnh cụ thể.

Thứ ba, về lịch sử

Kể từ khi sử dụng múi giờ GMT+7 thì người Việt đã quen thuộc với thói quen này. Điều này cũng kéo theo những thói quen về mặt đời sống, văn hóa, chính trị và kinh tế,…

Trên thực tế, mọi lĩnh vực này đều đang có sự phát triển thuận lợi và có nề nếp, khuôn khép sẵn và nếu có thay đổi thì cũng rất khó. Hơn thế, sự thay đổi này cũng không được coi là quá quan trọng và cần thiết.

Múi giờ GMT có còn được sử dụng không?

Múi giờ GMT – Hệ thống giờ chuẩn quốc tế và vẫn được nhiều quốc gia sử dụng

GMT là hệ thống giờ chuẩn quốc tế và có quy luật cụ thể. Tuy nhiên, do vòng quay của Trái Đất là không đều và có xu hướng chậm lại. Vì vậy, nó dễ gây ra 1 số vấn đề về tính chính xác của giờ GMT.

Vì vậy, vào ngày 1/1/1972 giờ UTC [hay giờ phối hợp quốc tế] đã được ra đời để thay thế giờ GMT. Bởi loại giờ UTC có thể đo được chính xác với sự thay đổi linh hoạt đến từng phút, từng giây để bù đắp cho sự vận động khác thường của Trái Đất.

Tuy nhiên, do sự khác biệt giữa giờ UTC và GMT là không quá nhiều nên nhiều quốc gia vẫn sử dụng GMT. Và họ chỉ sử dụng giờ UTC cho những trường hợp có độ chính xác lên tới từng giây.

Chi tiết cách đổi giờ GMT sang giờ múi giờ Việt Nam

Cách quy đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam không quá khó. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn đổi giờ GMT sang giờ Việt Nam và ngược lại.

Tính múi giờ GMT

Cách tính giờ GMT

Như các bạn đã biết, giờ GMT được tính từ Greenwich và nó sẽ thay đổi dần theo quy luật địa lý sang hướng Bắc, Nam. Do Trái Đất có hình tròn, nên cần có kinh tuyến gốc tại đài Greenwich để làm điểm bắt đầu và kết thúc. Cho nên, giờ GMT ở các quốc gia sẽ được tính bằng cách cộng/ trừ theo giờ GMT.

Để tính giờ GMT ở các quốc gia, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định kinh tuyến gốc ở Greenwich Anh, cùng kinh tuyến của quốc gia đó. Sau đó, chỉ cần đếm số đường kinh tuyến giữa kinh tuyến gốc và và kinh tuyến của quốc gia đó.
  • Bước 2: Nhìn vào bản đồ thế giới để xác định quốc gia đó nằm ở phía Tây hay Đông so với kinh tuyến gốc. Nếu ở phía Tây thì GMT sẽ trừ đi là GMT –0, còn nếu ở phía Đông thì GMT sẽ cộng thêm GMT +0.
  • Bước 3: Khi đặt dấu cộng hoặc trừ theo quy tắc trên chúng ta sẽ ra được số giờ GMT tại quốc gia đó. Chẳng hạn, Việt Nam nằm ở phía Đông kinh tuyến gốc và cách kinh tuyến gốc 7 kinh tuyến, nên Việt Nam sẽ có giờ GMT là GMT+7.

Cách đổi giờ GMT bất kỳ sang giờ của Việt Nam

Hướng dẫn đổi giờ GMT sang múi giờ Việt Nam

Để thực hiện chuyển đổi giờ GMT của 1 quốc gia bất kỳ sang giờ Việt Nam, các bạn sẽ thực hiện theo công thức sau: GMT [quốc gia bất kỳ] – GMT +7 [Việt Nam].

Ví dụ: Chuyển đổi giờ GMT Mỹ sang giờ GMT Việt Nam?

Theo chuẩn giờ GMT thế giới thì múi giờ GMT Washington D.C là GMT-5, và Việt Nam là GMT+7. Lúc này, bạn chỉ cần lấy 2 giờ GMT trừ cho nhau là sẽ ra sự chênh lệch giữa 2 địa điểm là 12 tiếng. Vì thế, nếu ở Mỹ đang là 3h sáng thì ở Việt Nam sẽ là 15h chiều.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các trang web chuyển đổi giờ GMT online để tiết kiệm thời gian hơn.

Chắc hẳn đến đây các bạn đã biết GMT+7 là gì rồi phải không. camnangmayruaxe.info hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn, và đừng quên ấn like, share để ủng hộ chúng tôi tiếp tục chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!

Chủ Đề