Từ năm 1054 quốc hiệu nước ta là gì

  • Câu hỏi:

    Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054, Quốc hiệu nước ta là gì?

    • A. Đại Việt
    • B. Đại Cồ Việt
    • C. Đại Nam
    • D. Việt Nam

    Lời giải tham khảo:

    Đáp án đúng: A

    Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054, Quốc hiệu nước ta là Đại Việt.

    Đáp án A.

    Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi HOC247 cung cấp đáp án và lời giải

    ADSENSE

Mã câu hỏi: 322009

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Lịch Sử

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

  • Đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2021-2022 Trường THCS Đoàn Thị Điểm

    40 câu hỏi | 45 phút

    Bắt đầu thi

 

 

 

CÂU HỎI KHÁC

  • Quê hương của phong trào văn hóa Phục Hưng là nước nào?
  • Giữa thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào?
  • Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
  • Để dẹp “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với ai?
  • Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân ta tôn xưng là gì?
  • Nguyên nhân nào dưới đây đã giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước?
  • Trong hoàn cảnh lịch sử nào Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế?
  • Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054, Quốc hiệu nước ta là gì?
  • Vào thời gian nào quân Tống vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta?
  • Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng vào thời nào?
  • Văn Miếu được xây dựng vào năm nào?
  • Nhà Trần huy động nhân dân cả nước đắp đê dọc hai bờ các con sông lớn vào năm nào?
  • Tác phẩm 'Binh thư yếu lược” là do ai viết?
  • Người nào đã dâng sớ đòi vua chém đầu 7 tên nịnh thần?
  • Giai cấp tư sản châu Âu được hình thành từ tầng lớp nào dưới đây?
  • Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau: ... góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.
  • Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu đã chống lại hệ tư tưởng của tôn giáo nào?
  • “Loạn 12 sứ quân” diễn ra trong thời điểm lịch sử nào?
  • Cơ cấu hành chính dưới thời nhà Lý được sắp xếp theo thứ tự nào?
  • Nguyên tắc mà nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững trong khi duy trì mối giao bang với các nước láng giềng là gì?
  • Để giải quyết những khó khăn của mình giữa thế kỉ XI, nhà Tống đã làm gì?
  • Thời đại Lý – Trần kéo dài trong khoảng thời gian nào?
  • Thời Lý tồn tại trong khoảng thời gian
  • Thời Trần kéo dài trong khoảng thời gian
  • Quân Mông – Nguyên xâm lược Đại Việt vào các năm nào?
  • Các trận đánh quyết định sự thất bại của quân Mông – Nguyên trên đất nước ta là gì?
  • Thiên tài quân sự nổi danh nhất thế kỉ XIII của nước ta là ai?
  • Ruộng đất trong cả nước thời Lý trên danh nghĩa đều thuộc quyền sở hữu của ai?
  • Hằng năm, người nông dân cày ruộng công phải nộp thuế cho [thời Lý] :
  • Các vua Lý lấy một số ruộng đất công để
  • Hằng năm, các vua Lý thường về các địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích
  • Để mở rộng diện tích ruộng đất, nhà Trần đã thực hiện biện pháp gì?
  • Dưới thời Trần, nguồn thu nhập chính của nhà nước từ loại ruộng đất nào?
  • Tình hình thủ công nghiệp nước ta thời Trần như thế nào?
  • Công trình kiến trúc Tháp Phổ Minh nằm ở tỉnh nào?
  • “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai?
  • Sáu chữ “Phá cường địch, báo hoàng ân” có nghĩa là gì?
  • Ở thời Trần, cả nước được chia là bao nhiêu lộ?
  • Theo thể lệ nhà Trần, cứ bao nhiêu năm nếu không có lỗi nặng thì thăng một bậc chức vụ?
  • Sau khi Trần Dụ Tông chết, ai là người nắm quyền? Vào thời gian nào?

ADSENSE

ADMICRO

Bộ đề thi nổi bật

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu [tên chính thức của quốc gia] khác nhau. Bên cạnh đó, cũng có những danh xưng được dùng chính thức hay không chính thức để chỉ vùng lãnh thổ thuộc quốc gia Việt Nam. Vậy chắc hẳn sẽ có người tò mò rằng Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là gì? Để trả lời cho câu hỏi này, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là gì?

Nội dung bài viết:

1. Quốc hiệu là gì?

Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước, một quốc gia. Đối với các dân tộc, việc đặt quốc hiệu, tên nước gắn liền với một sự kiện có tầm quan trọng ý nghĩa của một phương thức khẳng tại của một nước, một quốc gia có thổ riêng, có dân cư đông đảo với về độc lập, có chủ quyền.

Quốc hiệu không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xưng chính thức được dùng trong ngoại giao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nước. Dù thể hiện dưới dạng tiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc. Về tính pháp lý, quốc hiệu nước ta đã được thể chế hóa trong Hiến pháp 1992. Cụ thể hóa Hiến pháp, tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản cũng đã quy định quốc hiệu trở thành một trong các thành phần của văn bản. Vì vậy, việc ghi quốc hiệu còn có ý nghĩa pháp lý quan trọng, là sự tôn trọng Hiến pháp và pháp luật. Thiếu quốc hiệu, văn bản không chỉ thiếu tính trang trọng mà đối với những văn bản quản lý nhà nước còn trở thành bất hợp pháp.

2. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là gì?

Trong lịch sử Việt Nam, việc đặt quốc hiệu, đổi tên nước luôn gắn liền với một số sự kiện trọng đại, đánh dấu một thời kì phát triển mới của đất nước đang được mở ra, khẳng định quyền tồn tại trong độc lập, tự chủ với tính cách là một quốc gia, một nhà nước độc lập, có lãnh thổ, sông núi riêng và một biên thuy, có phong tục, pháp luật riêng: 18 đời Vua Hùng dựng nước và giữ nước đặt tên nước là Văn Lang. Có thể thấy rằng, quốc hiệu đầu tiên của nước ta chính là Văn Lang.

3. Quốc hiệu của nước ta qua các giai đoạn

Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.

Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt [Văn Lang] và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây [Trung Quốc].

Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.

Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.

Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục [gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh], đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.

Đại Ngu: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”.

Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 [ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay]. Vì sự can thiệp của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền đã đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng đế Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại và thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Để góp phần đấu tranh thống nhất đất nước, nhân dân miền Nam đã thành lập ra Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975 với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh toàn bộ đất nước đã thống nhất thành một khối. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Như vậy, trên đây là các nội dung liên quan đến Quốc hiệu đầu tiên của nước ta là gì? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.

Chủ Đề