Glucose 6 phosphate dehydrogenase là gì

Trẻ mắc bệnh có thể xảy ra tình trạng tăng bilirubin nghiêm trọng trong máu ở giai đoạn sơ sinh, dẫn đến các bệnh lý về não. Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh cũng có thể hoàn toàn không có biểu hiện gì về mặt lâm sàng, bệnh hiếm khi dẫn tới tử vong.

Giới thiệu về bệnh thiếu men G6PD

Bệnh thiếu enzyme G6PD (Glucose-6-phosphate dehydrogenase) hay còn gọi là bệnh thiếu men G6PD là rối loạn di truyền phổ biến. Ở Việt Nam trung bình khoảng 2% trẻ sinh ra mắc bệnh thiếu men G6PD. Trẻ mắc bệnh này thường không có đủ enzyme G6PD giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường dễ dẫn đến thiếu máu tán huyết.

Trẻ mắc bệnh có thể xảy ra tình trạng tăng bilirubin nghiêm trọng trong máu ở giai đoạn sơ sinh, dẫn đến các bệnh lý về não. Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh cũng có thể hoàn toàn không có biểu hiện gì về mặt lâm sàng, bệnh hiếm khi dẫn tới tử vong.

Bệnh thiếu enzyme G6PD nếu được phát hiện sớm, có những biện pháp chăm sóc thích hợp, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tránh những thực phẩm, thuốc và tác nhân có tính oxi hóa cao thì trẻ có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh bình thường.

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh thiếu men G6PD

Thiếu enzyme Glucose-6-photphate dehydrogenase (G6PD) trong tế bào hồng cầu là nguyên nhân chính gây bệnh thiếu enzyme G6PD. Enzyme này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tế bào hồng cầu khỏi bị hư hại và phá hủy sớm. Thiếu enzyme G6PD là nguyên nhân dẫn đến thiếu glutathione (do đã sử dụng glutathione vào phản ứng tạo NADPH). Glutathione là chất chống oxi hóa có chức năng bảo vệ màng tế bào hồng cầu khỏi các tác nhân oxi hóa. Khi lượng glutathione giảm, các enzyme và protein trong hồng cầu bao gồm cả hemoglobin sẽ bị tổn thương do oxi hóa dẫn đến mất cân bằng phản ứng oxi hóa khử, xảy ra liên kết chéo và tích tụ protein trong màng tế bào hồng cầu. Các tế bào hồng cầu bị hỏng, mất chức năng, bị tích tụ lại trong lá lách làm lá lách to lên.

Tế bào hồng cầu bị phá vỡ kéo theo hemoglobin bị phân hủy giải phóng ra nhân hem và globin. Hem biến đổi thành bilirubin được vận chuyển trong máu đến gan ở nồng độ cao gây ra vàng da bệnh lý. Hemoglobin hư hại cũng được vận chuyển tới thận để đào thải ra ngoài, lượng hemoglobin nhiều có thể bị tích tụ tại thận gây ra tình trạng suy thận.

Tần số mắc bệnh thiếu men G6PD

Bệnh thiếu enzyme G6PD có tần số cao hơn ở Châu Phi, Châu Á, Địa Trung Hải và Trung Đông. Sự phổ biến của bệnh thiếu enzyme G6PD liên quan đến sự phân bố của những vùng có bệnh sốt rét cho thấy có sự liên quan giữa khả năng đề kháng với ký sinh trùng sốt rét và gene G6PD. Trên thực tế, do sự thuận tiện của các phương tiện giao thông và sự di cư của con người nên bệnh thiếu enzyme G6PD không khu trú ở các khu vực nhất định nữa mà dần phân bố trên khắp thế giới.

Trên thế giới theo thống kê có khoảng 400 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu enzyme G6PD, tập trung ở vùng châu Phi, Trung Đông và Nam châu Á. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em là 1/3500, nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới. Ở một số khu vực, bệnh G6PD có thể được bắt gặp nhiều loại khác nhau.Bệnh thiếu enzyme G6PD ít gặp ở một số dân tộc như Bắc Âu, Mỹ da đỏ, Nhật Bản, Exkimô. Ngược lại, bệnh có tỷ lệ 1% trong cộng đồng người châu Phi, Do Thái, Libăng, Hy Lạp, Rumani, Ý, Pakistan, Ả Rập, Thổ Nhĩ kỳ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc.

Hiện nay ở Việt Nam theo thống kê, trẻ sơ sinh bị bệnh thiếu enzyme G6PD chiếm tỉ lệ rất cao, trung bình khoảng 1/100 trẻ sơ sinh. Ở miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh là 0.5- 3.1 %, trong khi ở miền Nam, tỷ lệ này là 1.9 - 4.4 %. Tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn ở các dân tộc thiểu số sống ở khu vực núi cao: Mường (31%), Thổ (22,6%), Thái (19,3%), Dao (9,7%), Tày (17,7%)…

Phân loại bệnh thiếu men G6PD

Theo WHO, bệnh thiếu hụt enzyme G6PD được chia làm 5 nhóm chính dựa theo sự hoạt động của enzyme G6PD so với bình thường trong tế bào hồng cầu ( WHO, 1989), có biểu hiện lâm sàng như sau: - Nhóm 1: mức độ bệnh nghiêm trọng (hoạt tính enzyme <1%) kết hợp với thiếu máu tán huyết mãn tính không có tế bào hình cầu, chức năng hồng cầu bình thường. Nhóm 1 hiếm gặp trên thế giới. - Nhóm 2: mức độ bệnh nghiêm trọng, hoạt tính enzyme ít hơn 10% so với bình thường, kết hợp với thiếu máu huyết tán cấp tính. Bệnh G6PD thuộc nhóm này gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới và phổ biến ở các quần thể châu Á và Địa Trung Hải. - Nhóm 3: mức độ bệnh trung bình, hoạt tính enzym từ 10% - 60% so với bình thường chỉ xảy ra thiếu máu tán huyết khi tiếp xúc với các tác nhân oxi hóa. - Nhóm 4: mức độ bệnh nhẹ, hoạt tính của enzym từ 60% - 90% so với bình thường, bệnh hiếm gặp trên thế giới. - Nhóm 5: không tán huyết, hoạt tính của enzym lớn hơn 110% so với bình thường, bệnh hiếm gặp trên thế giới. Trong đó thiếu enzyme lớp I dẫn tới thiếu máu do tán huyết mãn tính, tuy nhiên trường hợp này là hiếm. Đa số người mắc bệnh thiếu enzyme thuộc lớp II và III, tuy nhiên những người này có khả năng chống chịu với bệnh sốt rét cao hơn so với người bình thường (Tripathy and Reddy 2007)

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thiếu men G6PD

Biểu hiện lâm sàng của tình trạng thiếu G6PD được chia ra thành ba loại là: - Vàng da sơ sinh - Thiếu máu do tán huyết cấp tính (AHA) - Thiếu máu do tán huyết mãn tính (CNSHA) Vàng da sơ sinh Ở những trẻ bị bệnh thiếu enzyme G6PD bẩm sinh, nguy cơ mắc bệnh vàng da sơ sinh lớn hơn nhiều so với những đúa trẻ bình thường (Manganelli, Masullo et al. 2013). Các cơ chế và lý do tại sao thiếu hụt G6PD gây tăng hàm lượng bilirubin trong máu ở trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ. Tình trạng tăng bilirubin máu có lẽ là xảy ra do sụt giảm bilirubin kết hợp (bilrubin conjugation) và khả năng thanh lọc của gan làm tăng bilirubin gián tiếp. Những trẻ bị thiếu enzyme G6PD và mang đột biến trên vùng khởi động của gene uridine diphosphoglucuronate glucuronosyltransferase-1 (UDPGT-1) sẽ rất dễ tăng bilirubin máu thứ phát do giảm khả năng thanh lọc bilirubin của gan Thiếu máu do huyết tán cấp tính (AHA) Người bị bệnh thiếu enzyme G6PD có thể có các triệu chúng AHA do sự phản ứng với ba loại nguyên nhân sau : ăn đậu tằm, bị nhiễm trùng và các loại thuốc có chất oxy hóa. Các bệnh nhiễm trùng là nguyên nhân gây tan máu thường gặp nhất là : viêm gan A và B, cytomegalovirus, viêm phổi và sốt thương hàn (Cappellini and Fiorelli).Các loại thuốc có chứa chất oxy hóa sẽ làm oxy hóa hồng cầu và cuối cùng phá hủy nó ở những bệnh nhân thiếu hụt enzyme G6PD (Prchal and Gregg 2005) (Bảng 2). Xét nghiệm máu trong giai đoạn huyết tán cấp tính ở người bị thiếu enzyme G6PD sẽ có thể thấy các thể Heinz. Sau khi tiếp xúc với các chất oxy hóa, quá trình huyết tán bắt đầu với cảm giác khó chịu, suy nhược, đau bụng hoặc thắt lưng. Sau một khoảng thời gian vài giờ đến 2-3 ngày, bệnh nhân có biểu hiện vàng da và nước tiểu đậm màu, do hemoglobin niệu (Luzzatto 2006). Tình trạng huyết tán cấp tính điển hình xảy ra vào khoảng 24h -72h sau khi tiếp xúc và giảm dần trong vòng 4 -7 ngày nhưng tình trạng này sẽ không tiếp tục xảy ra dù người bệnh vẫn bị nhiễm trùng hoặc sử dụng các thức ăn hoặc thuốc gây oxy hóa. Trong điều kiện chức năng gan bình thường, tình trạng vàng da sẽ không xảy ra cho đến khi trên 50% hồng cầu bị huyết tán. Khi người mẹ cho con bú sử dụng các loại thuốc có chứa chất oxy hóa mà đứa trẻ đó bị bệnh thiếu enzyme G6PD, thì đứa trẻ đó rất có khả năng sẽ bị tan máu cấp tính do chất oxy hóa đi từ ruột người mẹ tới sữa và sang con (Frank 2005) Trong điều kiện chức năng gan bình thường, tình trạng vàng da sẽ không xảy ra cho đến khi trên 50% hồng cầu bị huyết tán. Khi người mẹ cho con bú sử dụng các loại thuốc có chứa chất oxy hóa mà đứa trẻ đó bị bệnh thiếu enzyme G6PD, thì đứa trẻ đó rất có khả năng sẽ bị tan máu cấp tính do chất oxy hóa đi từ ruột người mẹ tới sữa và sang con (Frank 2005) Thiếu máu do huyết tán mãn tính (CNSHA) Chỉ có một số rất ít các trường hợp bệnh nhân thiếu hụt enzyme G6PD có triệu chứng thiếu máu do huyết tán mãn tính mà ở mức độ nghiêm trọng.Trong trường hợp này, người bệnh luôn là con trai. Tình trạng này thường được gây ra bởi một loại gen đột biến không thường xuyên và tan máu xảy ra trong quá trình trao đổi chất bình thường của hồng cầu . Ở trẻ nhỏ bị thiếu enzyme G6PD, lá lách thường phát triển lớn, và nếu lá lách vẫn phát triển lớn bất thường thì sẽ có thể gây nên các khó chịu trong cơ thể hoặc lá lách hoặc cả hai.

Phương pháp phòng tránh và điều trị bệnh thiếu men G6PD

Phương pháp phòng tránh Bệnh thiếu enzyme G6PD là bệnh di truyền lặn liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X, do vậy, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp hai lần nữ. Vì vậy trước khi kết hôn nên đi kiểm tra tình trạng enzyme G6PD trong cơ thể của cả hai người để hạn chế sinh con mắc bệnh. Những cặp vợ chồng có người vợ mắc bệnh, nếu con sinh ra là con trai thì nguy cơ mắc bệnh là 100 % . Thực hiện xét nghiệm bệnh này tốt nhất nên tiến hành với cả người thân gần kề của bệnh nhân, cụ thể là anh chị em ruột hoặc cha mẹ, vì có thể người vợ hoặc chồng bình thường nhưng mang gene bệnh, sự kết hợp giữa hai vợ chồng rất có thể sinh ra con bị bệnh. Người bị thiếu enzyme G6PD sẽ có cuộc sống hoàn toàn bình thường nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chi tiết danh sách thuốc an toàn và không an toàn đối với người bị bệnh thiếu enzyme G6PD có thể tham khảo tại đây. Người bị bệnh cần lưu ý theo danh sách để tránh các cơn tan máu đột ngột. Phương pháp điều trị Điều trị bệnh thiếu enzyme G6PD từ các đặc điêm lâm sàng.

Đặc điểm lâm sàng Điều trị Chú ý Vàng da sơ sinh Liệu pháp chiếu xạ Khi nồng độ biliburin >300µmol/L thì cần truyền máu Thiếu máu do tan huyết cấp tính (AHA) Truyền máu Nếu bệnh nhân có biểu hiện suy thận cấp tính, cần tiến hành chạy thận nhân tạo.

Với mong muốn hỗ trợ cộng đồng một cách hiệu quả trong phát hiện sớm bệnh thiếu men G6PD, chăm sóc sức khỏe những người bị bệnh Thiếu men G6PD, Trung tâm Sàng Lọc Sơ Sinh Bionet Việt Nam đã tạo ra nhóm facebook "Trung tâm hỗ trợ cộng đồng Bệnh thiếu men G6PD - Bionet Việt Nam" . Với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai xét nghiệm Sàng lọc sơ sinh bệnh Thiếu men G6PD, Bionet hy vọng sẽ mang lại nhiều giá trị về tri thức và nhân văn cho tất cả các thành viên tham gia nhóm thông qua các hoạt động:

+ Cung cấp kho thông tin đầy đủ, chính thống, hữu ích qua nhiều dạng tài liệu trong nước và quốc tế

+ Giao lưu chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị bệnh Thiếu men G6PD và cuộc sống khỏe mạnh thực tế của những người mắc bệnh thiếu men G6PD

+ Hỗ trợ giải đáp những vấn đề liên quan đến sàng lọc, chẩn đoán, chắm sóc trẻ bị bệnh thiếu men G6PD

thiếu men G6PD có ảnh hưởng gì?

Thiếu G6PD làm cho hồng cầu dễ bị oxy hóa, làm giảm tuổi thọ của hồng cầu. Tan máu xảy ra sau kích thích oxy hóa, thường là sau khi bị sốt, nhiễm virus hoặc vi khuẩn cấp tính, và nhiễm toan do tiểu đường. Đường máu tăng cao là nguyên nhân dây tăng áp lực...

Làm sao biết trẻ thiếu men G6PD?

Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán tình trạng thiếu men G6PD ở trẻ, bác sĩ sẽ thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản để kiểm tra nồng độ men G6PD. Sau sinh khoảng 36-48 giờ, bé sẽ được lấy mẫu máu ở gót chân để làm xét nghiệm tầm soát tình trạng thiếu G6PD. Kết quả được thông báo vào hôm sau.

Chỉ số men G6PD bao nhiêu là bình thường?

Giá trị bình thường của xét nghiệm đo hoạt độ G6PD là 6.97-20.5 (U/g Hb). Nếu kết quả của con bạn có chỉ số theo đơn vị như trên là bé có thiếu men G6PD.

thiếu men G6PD không nên dùng thuốc gì?

Các thuốc gây thiếu máu tan huyết ở người thiếu G6PD là thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc điều trị ung thư, thuốc tim mạch, hạ huyết áp, điều trị tiểu đường, chống co giật, ... Do đó, những người mắc phải căn bệnh này cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này.