Gió thường xuyên thổi ở khu vực hai cực của trái đất là

Trên bề mặt Trái Đất, có rất nhiều các loại gió khác nhau. Mỗi loại gió đều có những đặc điểm riêng, để hiểu rõ hơn chúng ta cùng đến với nội dung bài học này.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

  • Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.
  • Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong, gió Tây Ôn đới, gió Đông cực, gió mùa, gió địa phương.

1. Gió Tín phong

  • Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N về Xích đạo.
  • Thời gian hoạt động: quanh năm
  • Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.
  • Tính chất: khô, ít mưa
  • Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

2. Gió Tây ôn đới

  • Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰N lên khoảng các vĩ độ 60⁰B và 60⁰N
  • Thời gian hoạt động: quanh năm
  • Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam, gió hướng Tây Bắc.
  • Tính chất: ẩm, mưa nhiều
  • Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới. 

3. Gió Đông cực

  • Phạm vi: Từ khoảng các vĩ độ 60⁰B về cực Bắc và 60⁰N về cực Nam.
  • Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.
  • Thời gian: hầu như thổi quanh năm.

4. Gió mùa

  • Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
  • Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
  • Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
  • Phạm vi hoạt động:

              + Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

              + Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

5. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

  • Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
  • Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.
  • Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương [chênh lệch nhiệt độ và khí áp].
  • Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b. Gió phơn

  • Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
  • Đặc điểm:

                 + Sườn đón gió có mưa lớn.

                 + Sườn khuất gió khô và rất nóng.

  •  Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.
  •  Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

Bài 1: Xác định phạm vi hoạt động của các loại gió: Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực?

Bài 2: Dựa vào H50, H51 [SGK Địa lí 6/ trang 58], hãy cho biết phạm vi hoạt động của gió Tín phong và gió Tây ôn đới? Giải thích?

Bài 3: Dựa vào hiểu biết, em hãy nêu tác dụng của gió đối với đời sống và sản xuất?

Bài 4: Ở Việt Nam, có loại gió nào thổi thường xuyên? Em hãy kể tên một số loại gió mà em biết ở địa phương em?

các loại gió trên trái đất, gió mùa, gió địa phương, gió tây ôn đới, gió tín phong, gió đông cực,gió phơn, gió đất, gió biển

Có mấy đới khí hậu trên bề mặt của Trái Đất?

Đới nóng [hay nhiệt đới] nằm giữa:

Loại gió thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng là:

Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu:

Loại gió thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh là:

Trên Trái Đất có các đới khí hậu là:

Lượng mưa trung bình năm trên 2.000mm là đặc điểm của đới:

Đặc điểm không đúng với khí hậu đới nóng là:

Việt Nam nằm trong đới khí hậu:

Giải thích tại sao hai chí tuyến được lấy làm giới hạn của đới nóng?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Tại sao các loại gió thường xuyên trên trái đất không thổi theo chiều Bắc- Nam?”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Địa lý 6

Tại sao các loại gió thường xuyên trên trái đất không thổi theo chiều Bắc- Nam

- Các loại gió thường xuyên trên trái đất không thổi theo chiều Bắc- Nam vì nguyên nhân sinh ra hiện tượng này là do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất. Vận động này đã làm xuất hiện lực Côriôlit làm cho mọi vật trên bề mặt địa cầu khi chuyển động theo hướng kinh tuyến đều bị lệch hướng.

Kiến thức tham khảo về các loại gió thường xuyên trên Trái Đất

1. Nguyên nhân hình thành gió thường xuyên

- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp. Gió được hình thành do sự chênh lệch khí áp giữa các vùng áp cao và vùng áp thấp.

- Các chế độ gió thường xuyên thổi trên bề mặt Trái Đất là gió Đông cực, gió Tây ôn đới, gió Mậu dịch [Tín phong].

- Khi chuyển động hướng gió chịu tác động của lực Coriolis làm lệch hướng gió thổi: bán cầu Bắc lệch về bên phải, bán cầu Nam lệch về bên trái theo hướng chuyển động.

+ Gió thổi từ cực về 60° Bắc và Nam bị lệch thành hướng đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam [gió Đông cực].

+ Gió thổi từ áp cao chí tuyến lên áp thấp ôn đới ở bán cầu Bắc thổi theo hướng tây nam, bán cầu Nam thổi theo hướng tây bắc [gió Tây ôn đới].

+ Gió thổi từ áp cao chí tuyến về áp thấp Xích đạo ở bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc, ở bán cầu Nam gió thổi hướng đông nam [gió Mậu dịch hay Tín phong].

2. Các loại gió thường xuyên và đặc điểm

- Gió Tây ôn đới

+ Đây là loại gió thường thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về các khu áp thấp ôn đới với phạm vi hoạt động là ở vĩ độ trung bình giữa 35 và 360.

+ Hướng gió chính là từ Tây sang Đông, trong đó, bán cầu Bắc là Tây Nam và bán cầu Nam là Tây Bắc.

+ Thời gian hoạt động: quanh năm, nhưng mạnh nhất là vào mùa đông khi áp suất ở các cực thấp hơn. Còn mùa hè, loại gió này hoạt động yếu hơn do áp suất ở các cực cao hơn.

+ Tính chất: do xuất phát từ khu áp cao cận nhiệt đới nên loại gió này thường mang theo độ ẩm rất cao và lượng mưa lớn.

+ Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.

- Gió Đông cực

+ Đây là loại gió thường thổi từ vùng áp suất cao ở Bắc cực và Nam cực về phía áp suất thấp trong vùng gió Tây với phạm vi hoạt động từ 900 Bắc và Nam về vĩ tuyến 600 Bắc và Nam.

+ Hướng gió chính là từ Đông sang Tây, hướng Đông Bắc và Đông Nam.

+ Thời gian hoạt động: quanh năm nhưng hoạt động yếu và không đều.

+ Tính chất: lạnh và khô.

- Gió tín phong

+ Gió tín phong có hướng thổi từ vùng áp cao tại các vĩ độ ngựa tới vùng áp thấp khu vực quanh xích đạo. Tại Bắc bán cầu, những luồng gió được thổi theo hướng Đông Bắc và Tây Nam. Còn tại Nam bán cầu sẽ thổi theo hướng Đông Nam và Tây Bắc vì ảnh hưởng của lực Coriolis. Tại miền cận xích đạo, gió tín phong được thổi từ hai bán cầu khi gặp nhau sẽ tạo nên những luồng gió đối lưu với nhau. Chính vì vậy, khi sát mặt đất sẽ im lặng và gió hoạt động yếu hơn.

- Đặc điểm nổi bật của gió tín phong đó là, được thổi từ biển vào kéo theo đó là những làn gió mát. Khi di chuyển vào đất liền sẽ tạo nên đặc trưng khí hậu mưa phùn và lạnh ẩm đối với vùng đồng bằng Bắc Bộ, ven biển.

- Nguồn gốc: xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương thổi về Xích đạo.

- Hướng gió: Đông Bắc.

- Thời gian hoạt động: quanh năm

- Phạm vi hoạt động: từ vĩ tuyến 60 oB trở vào.

3. Vai trò và tác hại của gió

- Vai trò

+ Gió có vai trò quan trọng trong đời sống. Góp phần tạo nên bản chất thời tiết của mỗi vùng, khu vực và quốc giaTác động trực tiếp đến những hoạt động sản xuất nông, lâm và ngư nghiệpTạo ra nguồn năng lượng gió sạch nhằm thay thế cho những nguồn năng lượng độc hại khác. Từ đó giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư.Dựa vào hướng di chuyển và tốc độ của gió giúp dự báo thời tiết một cách chính xác hơn.Ứng dụng trong việc thiết kế tàu thuyền hoặc các môn thể thao liên quan tới hướng gió như bóng bàn, cầu lông, lướt sóng, cầu lông,…

- Tác hại

+ Nếu tốc độ của gió mạnh cùng quy mô lớn thì có thể gây ra những thiệt hại về mặt vật chất và nó có thể gây nguy hiểm cho con người.Những cơn gió từ cấp 7 trở lên có thể gây cản trở trong việc di chuyển ra bên ngoài. Đặc biệt, gió từ cấp 9 trở lên có thể gây ra tình trạng bão tố và lốc xoáy làm đổ cây cối, tốc mái nhà cửa, hư hỏng công trình xây dựng,…

+ Vì thế, công tác dự báo thời tiết và đặc biệt là thời tiết trên biển về tốc độ, hướng di chuyển của gió cần được đặc biệt quan tâm. Bởi nó giúp các tàu thuyền đang hoạt động ở trên biển có thể tìm được nơi neo đậu nhanh chóng, kịp thời để phòng tránh những nguy hiểm về giông lốc và gió giật mạnh gây ra.

Video liên quan

Chủ Đề