Giáo trình tập luyện cầu lông

Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật và phương pháp giảng dạy kỹ thuật.

+Kỹ năng:

  - Nắm vững các kỹ thuật cơ bản và nâng cao: di chuyển, giao cầu, bỏ nhỏ, chụp cầu, tạt cầu, đánh cầu cao sâu, đập cầu, chặt (chém) cầu, …

- Có khả năng phối hợp nhuần nhuyễn các kỹ thuật với nhau và áp dụng hiệu quả trong thi đấu.

- Nắm bắt được phương pháp giảng dạy các kỹ thuật để có thể hướng dẫn tập luyện và thi đấu.

- NỘI DUNG

2.1 Nguyên lý kỹ thuật

2.1.1 Quy luật bay của cầu trong không gian :

Muốn thực hiện tốt các kỹ thuật cơ bản của cầu lông, ta cần phải hiểu quy luật bay của quả cầu trong không gian để điều chỉnh vợt khi tiếp xúc với quả cầu được chính xác. Quy luật của quả cầu bay trong không gian là nhất định với phần de bay trước và phần cánh cầu bay sau. Với các hướng bay cầu khác nhau mà ta mở vợt với các góc khác nhau :

-       Khi cầu bay có hướng đi chếch (không vuông góc với mặt đất) thì góc độ mặt vợt được mở từ 130o –145o. 

 

-       Khi cầu rơi ở dạng tự do có hướng vuông góc với mặt đất (đối với những đường cầu cao sâu) thì góc độ mặt vợt khi tiếp xúc được mở từ 160o – 175o

 

-       Trong trường hợp cầu bay ngang (song song với mặt đất) thì góc độ mở mặt vợt khi tiếp xúc cầu từ 85o –95o

 

* Tùy theo ý đồ trả cầu cho đối phương (xa hay gần, đường chéo hay đường thẳng) mà ta cần kết hợp mở góc độ của cánh tay và thân người cho phù hợp.

2.1.2 Các yếu tố đánh cầu :

2.1.2.1 Sức mạnh:

Sức mạnh là một yếu tố quan trọng trong tập luyện và thi đấu cầu lông. Nếu sử dụng sức mạnh tốt có thể giành điểm trực tiếp hoặc làm cho đối phương bị động để tạo cơ hội giành điểm. Trong cầu lông sức mạnh thường được thể hiện ở quả đập cầu, đánh cao tay và đặc biệt sử dụng khi di chuyển chân trong các động tác nhảy đánh cầu.

            Theo công thức tính: F = ma thì ta thấy sức mạnh phụ thuộc vào gia tốc chuyển động và khối lượng của vật thể bị động. Do vậy để tăng sức mạnh ta có thể giải quyết bằng 2 cách sau:

            - Tăng khối lượng vật thể bị động.

            - Tăng tốc độ co duỗi của các cơ ( tốc độ động tác ) để tăng gia tốc

            Đặc điểm của môn cầu lông là trọng lượng của vợt và cầu không thay đổi (m) cho nên sức mạnh đánh cầu chủ yếu phụ thuộc vào gia tốc chuyển động, biên độ động tác lớn hay nhỏ, gia tốc nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đường bay của cầu. Để tăng  sức mạnh đánh cầu cần chú ý:

            - Phối hợp được lực của toàn thân khi thực hiện động tác đánh cầu.

            - Biên độ động tác lớn.

            - Tốc độ co cơ nhanh. Khi thực hiện động tác.

            - Phán đoán điểm rơi tốt để lựa chọn điểm tiếp xúc thích hợp, phát huy toàn lực đánh cầu.

            - Tăng cường tập luyện phát triển toàn diện sức mạnh cơ bắp bổ trợ cho động tác đánh cầu.

2.1.2.2 Tốc độ:

Yếu tố thứ hai trong đánh cầu lông là tốc độ.

            Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần nâng cao thành tích tập luyện và thi đấu. Nếu đánh cầu với tốc độ nhanh ta sẽ làm cho đối phương lúng túng bị động, ta có nhiều thời gian chuẩn bị để tạo cơ hội tấn công tốt. Bởi vậy trong thi đấu cầu lông ai giải quyết tốt yếu tố này sẽ chiến được ưu thế trên sân.

            Theo công thức:  V = ta có thể xác định tốc độ nhanh hay chậm theo hai cách sau:

            - Trong thời gian nhất định, vật thể chuyển động về trước với cự ly dài, tốc độ nhanh.

            - Trong một cự ly nhất định vật thể chuyển động về trước với thời gian ngắn hơn thì tốc độ nhanh.

            Dựa vào nguyên lý kết hợp với đặc điểm của môn cầu lông, để tăng nhanh tốc độ đánh cầu thì cầu phải:

            + Rút ngắn thời gian đánh cầu, tranh thủ đánh cầu sớm ở gần lưới hoặc sử dụng động tác bật nhảy đánh cầu trên cao. Không đứng tại chỗ để chờ cầu đến mới đánh.

            + Trong một cự li đánh cầu nhất định phải tăng nhanh tốc độ động tác, tăng nhanh tốc độ co duỗi cơ. Sử dụng nhiều lực cổ tay, hạn chế biên độ cánh tay khi thực hiện kĩ thuật động tác.

2.1.2.3 Điểm rơi:       

Trong cầu lông điểm rơi là điểm tiếp xúc giữa cầu và mặt đất trong phạm vi toàn sân. Sử dụng yếu tố điểm rơi tốt sẽ luôn tạo cho đối phương những tình huống bất ngờ bị động, luôn luôn phải di chuyển trong phạm vi của sân mình để đỡ cầu. Sử dụng tốt điểm rơi là một yếu tố có thể ghi điểm trực tiếp trong thi đấu.

            Để vận dụng tốt yếu tố điểm rơi. VĐV thường vận dụng các chiến thuật linh hoạt biến hoá, sử dụng các đường cầu ngắn, dài, thẳng hoặc chéo với tốc độ nhanh để đánh cầu. Để vận dụng các yếu tố điểm rơi cần chú ý:

            - Áp dụng biến hoá các đường cầu dài, ngắn, thẳng hoặc chéo. Đặc biệt chú ý đến 2 góc gần lưới và 2 góc cuối sân.

            - Đánh cầu vào nơi xa vị trí chuẩn bị của đối phương. Trong tập luyện không nên chú trọng một đường cầu cơ bản nào mà cần phải phối hợp hài hoà các đường cầu một cách linh hoạt, kết hợp với các yếu tố sức mạnh và tốc độ để giành điểm trong thi đấu

2.1.3 Cấu trúc cơ bản của động tác đánh cầu

Trong tập luyện và thi đấu cầu lông, mỗi một lần vận động viên thực hiện hoàn chỉnh một kỹ thuật nào đó đều phải thông qua một chuỗi động tác kế tiếp nhau (hay còn gọi là quá trình động tác). Bao gồm: chuẩn bị, thực hiện động tác, kết thúc động tác

2.1.3.1 Vào vị trí và đứng trong tư thế chuẩn bị

Trước khi đánh một quả cầu, cả người phát cầu và người đỡ cầu đều phải lựa chọn cho mình một vị trí thích hợp trên sân của mình để có thể bao quát được sân và nhanh chóng đến được vị trí đánh cầu.

Tư thế chuẩn bị của vận động viên phải giúp cho việc xuất phát được nhanh chóng. Thông thường khi cầu đang ở sân đối phương, người tập đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu, đầu vợt để lên cao ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

2.1.3.2 Thực hiện động tác:

Phán đoán và xuất phát

Khi đứng ở tư thế chuẩn bị, vận động viên cần tập trung quan sát chặt chẽ đối phương, đồng thời phán đoán cầu đối phương đánh sang thuộc khu vực nào, đường cầu gì. Từ đó chuẩn bị dịch chuyển trọng tâm về hướng đã phán đoán (thậm chí có thể xuất phát và di chuyển trước). Cho nên việc phán đbán và xuất phát có thể làm nảy sinh 2 tình huống sau:

Phán đoán chính xác thì xuất phát nhanh và giành được thế chủ động.

Phán đoán sai thì phải điều chỉnh trọng tâm để xuất phát lại, từ đó làm cho bản thân rơi vào thế bị động hoặc không đỡ được cầu.

Di chuyển và vung vợt

Di chuyển nhanh chóng và kịp thời đến vị trí đánh cầu là cơ sở để giành thế chủ động trong khi thi đấu cầu lông. Phương hướng di chuyển của bước chân trong môn cầu lông gồm có: về trước, ra sau và sang 2 bên phải - trái. Tư thế thân người có lúc trọng tâm cao, trung bình hoặc thấp có lúc xuất phát, dừng và thay đổi hướng. Trong quá trình thi đấu vận động viên vừa phải di chuyển chỗ nhanh lại vừa phải khống chế trọng tâm cơ thể của mình và đồng thời tiến hành đưa vợt chuẩn bị cho động tác đánh cầu, có như vậy mới có thể đánh trả cầu với tốc độ nhanh và đạt hiệu quả đánh cầu cao.

Đánh cầu

Sau khi di chuyển đến vị trí đánh cầu, căn cứ vào tình hình trên sân, ý đồ đánh cầu của mình để đánh cầu sân đối phương. Khi đánh cầu cần chú ý đến bước cuối cùng để khống chế trọng tâm cho tốt. Thông thường khi đánh cầu thì chân cùng bên với tay cầm vợt luôn cùng phương hướng với nhau.

Ví dụ: Nếu đánh cầu bên phải thì chân phải bước sang phải và đánh cầu bên trái thì chân phải vẫn bước sang bên trái. Khi chân chạm đất thì cần thực hiện việc hoãn xung và tạo tư thế đánh cầu tốt. Sau khi đánh cầu cánh tay lập tức thả lỏng tự nhiên ( theo đà quán tính và nhanh chóng thu vợt về vị trí trước ngực để tích cực chuẩn bị cho việc đón và đánh cầu tiếp theo).

2.1.3.3 Kết thúc động tác

Sau khi đánh cầu xong, vận động viên về lại vị trí trung tâm tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải vội vàng quay về vị trí trung tâm mà phải căn cứ vào điểm rơi và chất lượng quả cầu mà mình vừa đánh sang, cũng như ý đồ chiến thuật của đối phương, đặc điểm kỹ thuật của đối phương, trạng thái và vị thế của 2 bên để lựa chọn và quyết định vị trí đứng chuẩn bị cần thiết. Vị trí này có thể lệch sang trái hay sang phải, sát trên lưới hay ở cuối sân.

2.1.4 Nguyên lý về di chuyển :

Phương pháp di chuyển là một trong những kỹ thuật rất quan trọng trong tập luyện và thi đấu cầu lông đòi hỏi vận động viên:

- Làm thế nào để di chuyển đến điểm rơi quả cầu thật nhanh?

- Phối hợp đồng bộ với kỹ thuật tay để đánh cầu?

- Sẵn sàng di chuyển để đón đánh cú kế tiếp?

 

Để thực hiện được điều này bạn phải đồng bộ được các bộ phận trên cơ thể như chân, hông, eo và khuỷu chân để di chuyển kịp lúc,hiệu quả và tiết kiệm bước chân. Các bộ phận trên cơ thể họat động độc lập nhưng nếu liên kết lại sẽ tạo ra hiệu quả rất cao trong di chuyển.

Để di chuyển tốt trong cầu lông, không chỉ dùng sức mạnh của các chi mà còn liên quan đến cấu trúc sinh học của cơ thể và tác động của trọng lực. Để có thể duy chuyển nhanh nhất đến vị trí cầu rơi người chơi cần phải làm mất thăng bằng để thân người ngã về hướng muốn di chuyển tới. Bằng cách làm mất thăng bằng vận động viên đã tận dụng được trọng lực và đà ngã về hướng muốn tới, lúc đó vận động viên bị buộc phải di chuyển về phía trước hoặc phía sau một cách tự nhiên.

Kỹ thuật di chuyển trong môn cầu lông có vị trí đặc biệt quan trọng, việc nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt các kỹ thuật di chuyển sẽ tạo nên hiệu quả đánh cầu cao, giúp cho người chơi đánh cầu một cách nhẹ nhàng, uyển chuyển và chính xác, tạo điều kiện tốt nhất giúp họ có thể làm chủ được trận đấu. Kỹ thuật di chuyển là nền tảng để giúp vận động viên thực hiện các kỹ thuật đánh cầu trong tập luyện và thi đấu.

Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông được thực hiện nhờ lực đạp chân và sự thay đổi của trọng tâm cơ thể. Ngoài ra trong quá trình di chuyển thì sự bật nhảy của chân, tính nhịp điệu của bước chân, động tác dừng và trở về vị trí cũng là những yếu tố đặc biệt quan trọng, nó không chỉ giúp cho việc di chuyển được kịp thời mà còn giúp điều chỉnh được bước chân hợp lý khi đánh cầu.

Lực đạp chân là động lực chủ yếu khi di chuyển. Vận động viên khi đạp chân sẽ tác dụng vào mặt đất một lực và lực phản từ đất tác động lại cơ thể một lực cũng bằng lực đạp chân, song ngược chiều với lực đạp đó. Trong trường hợp này lực phải có hướng đi từ điểm chống qua trọng tâm cơ thể.

2.2 Kỹ thuật cơ bản cầu lông:

Hệ thống phân loại kỹ thuật cầu lông :

 Để có một cách nhìn tổng quát nhất về kỹ thuật cơ bản của cầu lông, chúng tôi tiến hành phân loại theo các nhóm dựa trên cơ sở nguyên lý và tác dụng của kỹ thuật cầu lông, bao gồm 4 nhóm chính : nhóm kỹ thuật di chuyển, nhóm  kỹ thuật giao cầu, nhóm kỹ thuật sân trước, nhóm kỹ thuật sân giữa, nhóm kỹ thuật sân sau. Ta có sơ đồ sau:

 

2.2.1 Kỹ thuật cầm vợt, cầm cầu và di chuyển:

            2.2.1.1 Kỹ thuật cầm vợt:

Cầm vợt là kỹ thuật đầu tiên và quan trọng nhất đối với người mới bắt đầu chơi cầu lông, cầm vợt đúng giúp nâng cao khả năng sử dụng cổ tay và hiệu quả khi thực hiện động tác và ngược lại. Trong thi đấu vận động viên phải thường xuyên xoay trở cách cầm vợt cho phù hợp với từng đường cầu. Có hai cách cầm vợt chính như sau:

a. Kỹ thuật cầm vợt đánh thuận tay

Đầu tiên người tập cầm vợt bằng tay nghịch, tay thuận mở ra ở ngón cái các ngón khác khép lại, tạo thành khe hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ, đặt tay thuận lên đầu vợt sao cho khe giữa ngón trỏ và ngón cái áp lên các nút (đan lưới). Từ đó người tập vuốt thẳng xuống cán vợt, sao cho phần cuối của cán vợt ngang với đốt xương cổ tay.

Đặt ngón trỏ và ngón cái áp lên phần cán vợt và đối diện nhau qua mặt lưới phía trên, ngón trỏ cao hơn so với ngón cái và hơi co lại ôm lấy phần cán vợt phía trên. Các ngón còn lại ôm nhẹ vòng quanh phần cán vợt phía dưới.

Khi cầm vợt cần lưu ý không cầm vợt quá chặt, các ngón không chụm lại sát nhau (giống hình nắm tay), chỉ nắm chặt tay cầm vợt khi tiếp xúc cầu.

Tất cả các động tác đánh bên phải dù cao tay hay thấp tay, ngón trỏ luôn là điểm tựa để vận động viên phát lực và sử dụng lực cổ tay.

     

b. Kỹ thuật cầm vợt đánh nghịch tay

Từ cách cầm vợt đánh thuận tay, người tập chuyển ngón cái lên cao và áp phần trong của ngón cái vào cán vợt, ngón trỏ lúc này co lại ôm vào lấy cán vợt vào và nằm sát với ngón giữa .

Khi thực hiện các động tác đánh bên trái dù cao tay hay thấp tay, ngón cái sẽ là điểm tựa để người tập phát lực và sử dụng lực cổ tay

 

2.2.1.2 Kỹ thuật cầm cầu

Kỹ thuật cầm cầu có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của kỹ thuật giao cầu, cầm cầu đúng sẽ giúp hạn chế những sai sót trong quá trình giao cầu. Có hai cách cầm cầu như .sau:

a. Cầm cầu giao nghịch tay

 Sử dụng 2 ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm nhẹ phần trên của cánh cầu, ngón trỏ để phía bên trong quả cầu, ngón cái để phía bên ngoài. Các ngón tay khác để tự nhiên.

Description: snapshot20140510092747Description: Description: G:\LUONG\BAI GIANG\CAU LONG-13-8-08\GIAO TRINH CAU LONG\Giao Trinh Cau Long\GIAO TRINH CAU LONG TQ\Hinh anh & Fim thi dau\fri%20030.jpg

b. Cầm cầu giao thuận tay

Sử dụng 2 ngón tay, ngón trỏ và ngón cái cầm nhẹ phần trên và bên ngoài của cầu, các ngón còn lại đỡ nhẹ phần giữa và phần đế quả cầu.

Description: snapshot20140510094147Description: Description: G:\LUONG\BAI GIANG\CAU LONG-13-8-08\TAI LIEU CAU LONG\GIAO TRINH CAU LONG TQ\ROS162-165841-pih.jpg

2.2.1.3 Các tư thế chuẩn bị

Trong thi đấu cầu lông, các vận động viên sử dụng hai tư thế chuẩn bị chính là: tư thế chuẩn bị đỡ giao cầu và tư thế chuẩn bị sau khi giao cầu

a.  Tư thế chuẩn bị đỡ giao cầu:

Tùy theo nội dung thi đấu (đơn hay đôi), chiến thuật, lối đánh vận động viên chọn khoảng cách thích hợp với đường giới hạn giao cầu ngắn và đường trung tâm.

Đứng chân trước chân sau, chân bên tay không cầm vợt để phía trước, gối hơi khuỵu than người dồn về phía trước. Chân bên tay cầm vợt để phía sau, nhón gót chân tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân phía trước.

Tay cầm vợt đưa ra phía trước lên cao ngang tầm đầu, tay kia co lại ở khớp khuỷu và đưa ra trước. Mắt quan sát động tác giao cầu của đối phương

fri%20029 

b.Tư thế chuẩn bị sau khi giao cầu :

Sau khi giao cầu, hoặc sau khi đánh trả cầu sang sân đối phương các vận động viên thường chiếm vị trí ở giữa sân (vị trí trung tâm), và đứng trong tư thế chuẩn bị:

Đứng chân trước chân sau, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước).Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

 

2.2.1.4 Kỹ thuật di chuyển :

Di chuyển  là một kỹ thuật quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả một trận đấu cầu lông.  Đây là kỹ thuật mà người chơi cầu lông cần phải tập trước nhất và duy trì thường xuyên. Khi di chuyển trên sân vận động viên không đơn thuần chỉ bước hay chạy mà là những bước phóng, lao trên mặt sân phối hợp đồng bộ với động tác tay. Kỹ thuật di chuyển trong cầu lông được chia thành 3 dạng cơ bản sau :

Kỹ thuật di chuyển đơn bước

Kỹ thuật di chuyển đa bước

Kỹ thuật di chuyển bước nhảy

a. Kỹ thuật di chuyển đơn bước đánh cầu thấp tay :

Kỹ thuật di chuyển đơn bước là kỹ thuật thường được sử dụng để đánh trả những trái cầu gần người, kỹ thuật này bao gồm: di chuyển đơn bước đánh cầu thấp tay, di chuyển đơn bước đánh cầu cao tay, di chuyển đơn bước đánh tạt cầu

Tư thế chuẩn bị:

Người tập đứng ở khu vực trung tâm, đứng chân trước chân sau, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

                    

 Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, người tập nhanh chóng xác định điểm cầu rơi và xoay người theo hướng cầu, dùng chân bên tay không cầm vợt làm trụ người tập nhanh chóng bước chân bên tay cầm vợt về phía cầu rơi phối hợp với động tác đánh cầu.

* Tùy theo khoảng cách cầu rơi người tập có thể sử dụng bước dài hoặc ngắn hoặc bước phóng, khi thực hiện động tác đánh cầu chân bên tay cầm không cầm vợt sẽ được kéo theo gần với chân bên tay cầm vợt một cách tự nhiên    

Description: Liz_Cann_0023_AS_Med

Di chuyển đơn bước đánh cầu thấp tay bên phải

Di chuyển đơn bước đánh cầu thấp tay bên  trái

 Kết thúc  động tác:

Sau khi thực hiện động tác đánh cầu người tập nhanh chóng rút chân bên tay cầm vợt  về lại vị trí chuẩn bị ban đầu đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

b. Kỹ thuật di chuyển đa bước (hai bước) :

Kỹ thuật di chuyển đa bước được áp dụng để đánh những quả cầu cách xa người. Di chuyển đa bước là sự di chuyển có sự thay đổi vị trí của hai chân và thường từ hai bước chân trở lên. Đây là một kỹ thuật rất đa dạng và phong phú.

- Kỹ thuật di chuyển hai bước lên lưới đánh thấp thuận tay

Tư thế chuẩn bị

Người tập đứng ở khu vực trung tâm, đứng chân trước chân sau, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

 

Thực hiện động tác

Từ tư thế chuẩn bị người tập xoay người về phía cầu rơi, bước chân bên tay không cầm vợt lên trước và nhanh chóng chuyển trọng tâm vào chân này, lúc này chân bên tay cầm vợt đạp mạnh xuống đất đẩy người lao về trước trọng tâm lúc này chuyển sang chân bên tay cầm vợt (nằm phía trước), khi thực hiện động tác đánh cầu  chân  phía sau  sẽ được kéo lại gần chân trước  một cách tự  nhiên. Điều này sẽ giúp cho người tập dễ dàng di chuyển đánh  cú kế tiếp hay quay về vị trí trung  tâm.

Description: snapshot20140507085812                    Description: snapshot20140507085455

                        a                                                                                  b

Description: snapshot20140507085525                     Description: snapshot20140507090023

                        c                                                                                  d

Kết thúc động tác:

Sau khi thực hiện động tác đánh cầu người tập nhanh chóng về lại vị trí trung tâm bằng cách chuyển trọng tâm về chân sau rút chân bên tay cầm vợt về phía sau, sau đó rút tiếp chân còn lại về tư thế chuẩn bị ban đầu.                 

            - Kỹ thuật di chuyển hai bước lên lưới đánh cầu thấp trái tay (hình)

Tương tự như kỹ thuật di chuyển hai bước lên lưới đánh cầu thuận tay, nhưng khác ở hướng di chuyển.

                                                                                                             b

a                                                                      b

c                                                                      d         

- Kỹ thuật di chuyển hai bước đánh cầu cuối sân thuận tay:

Tư thế chuẩn bị:

Người tập đứng ở khu vực trung tâm, đứng chân trước chân sau, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Từ tư thế chuẩn bị người tập thực hiện động tác mở vai, xoay người và đưa chân bên tay cầm vợt về phía sau theo hướng cầu rơi lúc này chuyển trọng tâm về phía chân bên tay cầm vợt, sử dụng bước đuổi đến vị trí cầu rơi bằng cách thu chân bên tay không cầm về phía chân bên tay cầm vợt, tiếp tục bước một bước dài chân bên tay cầm vợt đến điểm cầu rơi thực hiện động tác đánh cầu phối hợp với bật nhảy đổi chân.

                     

a                                                         b                                                   c

         a                                                   b                                                    c

 

         d                                                  e                                                     f

Kết thúc động tác

Sau khi thực hiện động tác đánh cầu người tập nhanh chóng về lại vị trí trung tâm bằng cách di chuyển tay không cầm vợt lên trước sau đó bước dài chân phải về khu vực trung tâm sân và đứng trong tư thế chuẩn bị.

- Kỹ thuật di chuyển hai bước đánh cầu cao cuối sân nghịch tay:

Tư thế chuẩn bị:

Người tập đứng ở khu vực trung tâm, đứng chân trước chân sau, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Từ tư thế chuẩn bị người tập thực hiện động tác, xoay người và đưa chân bên tay không cầm vợt về phía sau theo hướng cầu rơi và chuyển trọng tâm chân này, lúc này toàn bộ thân người và cả hai mũi chân đều hướng về phía cầu. Bước dài chân bên tay cầm vợt đến điểm cầu rơi thực hiện động tác đánh cầu nghịch tay, chân bên tay không cầm vợt sẽ kéo theo gần chân bên tay cầm vợt. Điều này sẽ giúp cho người tập dễ dàng di chuyển đánh  cú kế tiếp hay quay về vị trí trung  tâm.

 

a                                                                        b

c                                                                      d

Kết thúc động tác

Sau khi thực hiện động tác đánh cầu người tập nhanh chóng về lại vị trí trung tâm bằng cách xoay người hướng về khu vực trung tâm, di chuyển tay không cầm vợt lên trước sau đó bước dài chân phải về khu vực trung tâm sân và đứng trong tư thế chuẩn bị.

c Kỹ thuật di chuyển sang ngang:

-  Kỹ thuật di chuyển sang ngang hai bước đánh cầu thuận tay:

Tư thế chuẩn bị:

Người tập đứng ở khu vực trung tâm, đứng chân trước chân sau, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

 

Thực hiện động tác:

Từ tư thế chuẩn bị người tập chuyển trọng tâm về phía chân bên tay cầm vợt, kéo nhẹ chân bên tay không cầm vợt sang ngang về phía cầu rơi và nhanh chóng chuyển trọng tâm vào chân này, chân bên tay cầm vợt lúc này bước một bước dài về phía cầu rơi, mũi chân tạo với đường biên dọc một góc khoảng 90o. Khi thực hiện động tác đánh cầu chân bên tay không cầm vợt sẽ kéo theo gần chân bên tay cầm vợt. Điều này sẽ giúp cho người tập dễ dàng di chuyển đánh  cú kế tiếp hay quay về vị trí trung  tâm.

Description: snapshot20140507100508      Description: snapshot20140511083530

                              a                                                                         b

Description: snapshot20140511085022Description: snapshot20140511085201             

                        c                                                                                  d

Kết thúc động tác

Sau khi thực hiện động tác đánh cầu người tập nhanh chóng về lại vị trí trung tâm bằng cách chuyển trọng tâm về chân bên tay không cầm vợt và thu chân bên tay cầm vợt về gần chân trụ, lúc này chân bên tay không cầm vợt bước sang ngang về lại vị trí trung tâm sân chuẩn bị cho động tác tiếp theo.

-  Kỹ thuật di chuyển sang ngang hai bước đánh cầu nghịch tay :

Tư thế chuẩn bị:

Người tập đứng ở khu vực trung tâm, đứng chân trước chân sau, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Từ tư thế chuẩn bị người tập chuyển trọng tâm về phía chân bên tay cầm vợt, chân bên tay không cầm vợt bước sang ngang về phía cầu rơi và nhanh chóng chuyển trọng tâm vào chân này, lúc này xoay toàn bộ thân người về phía cầu rơi đồng thời chân bên tay cầm vợt bước một bước dài đến điểm đánh, mũi chân tạo với đường biên dọc một góc khoảng 90o. Khi thực hiện động tác đánh cầu chân bên tay không cầm vợt sẽ kéo theo gần chân bên tay cầm vợt. Điều này sẽ giúp cho người tập dễ dàng di chuyển đánh  cú kế tiếp hay quay về vị trí trung  tâm.

                     a                                                                                  b

c                                                                                  d

Kết thúc động tác

Sau khi thực hiện động tác đánh cầu người tập nhanh chóng về lại vị trí trung tâm bằng cách xoay người và thu chân bên tay cầm vợt về gần vị trí trung tâm sân, lúc này chân bên tay không cầm vợt thu về gần chân bên tay cầm vợt chuẩn bị cho động tác tiếp theo.

* Đội hình thị phạm kỹ thuật di chuyển: thường là đội hình khối.

                                   

                              

                                   

                                   

                                  

                                                                   

    

* Đội hình giảng dạy di chuyển:

Thường sử dụng đội hình khối, khoảng cách của người tập là một sãi tay cọng với vợt. Cần thống nhất trước về hướng di chuyển trái + phải, trước + sau. Học sinh phải thực hiện theo tín hiệu chung của giáo viên.

Chú ý: dù học sinh cầm vợt thuận tay trái hay phải nhưng cũng phải thực hiện theo cùng một hướng của giáo viên. Nếu người thầy không thống nhất hướng di chuyển thì sắp xếp các học sinh thuận tay trái thành một hàng ngang và nên tốt nhất là xếp ở hàng sau cùng của đội hình tập luyện.

                                                   

                                              

                                                  

                                              

                                               

  

2.2.2 Kỹ thuật phát cầu :

Phát cầu là một kỹ thuật rất quan trọng trong thi đấu cầu lông, nó không chỉ đơn thuần là phát vào ô đối phương, mà là phát như thế nào để thực hiện được ý đồ chiến thuật, có khả năng tấn công ngay từ quả  phát cầu. Kỹ thuật phát cầu được chia làm hai nhóm chính: Phát thuận tay và phát nghịch tay.

2.2.2.1 Kỹ thuật phát cầu cao sâu thuận tay:

Đây là kỹ thuật thường được sử dụng trong thi đấu đơn, mục đích của kỹ thuật này là nhằm ép đối phương về đường biên cuối sân, tạo ra những khoảng hở để tấn công trên lưới.

Tư thế chuẩn  bị:

Description: Description: E:\hinh ky thuat cau long\giao cau cao sau\snapshot20120222104120.jpgĐứng chân trước chân sau, chân bên tay không cầm vợt để phía trước, mũi chân hướng về nơi cần giao cách đường giới hạn giao cầu ngắn từ 1 – 1,5m, chân bên tay cầm vợt để phía sau bàn chân trước tạo thành góc khoảng 90o so với bàn chân sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm dồn vào chân sau.

Tay cầm cầu để ngang tầm mắt hướng về nơi cần giao, tay cầm vợt đưa ra phía sau, đầu vợt đưa lên cao, tay cầm vợt xoay nhẹ sao cho lòng bàn tay hơi hướng về phía sau, mắt nhìn đối phương.

Thực hiện động tác:

Từ tư thế chuẩn bị người tập chuyển trọng tâm về chân trước, tay cầm cầu thả nhẹ, khi cầu rơi ngang tầm đùi hoặc đầu gối, người tập nhanh chóng hạ thấp trọng tâm và vai bên tay cầm vợt. Tay cầm vợt chuyển động theo hướng từ trên xuống dưới ra trước(cổ tay lúc này vẫn mở, đầu vợt nằm phía sau) phối hợp với động tác chuyển hông từ sau ra trước lăng nhanh tay cầm vợt khi tiếp xúc cầu vẩy nhẹ cổ tay về phía trước, đồng thời kéo cánh tay lên trên và gập khớp khủy tay kết thúc vợt trên vai bên tay cầm cầu.

 

                  a                                                                              b

                    c                                                                                    d                     

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại tư thế chuẩn bị, đón đường cầu đối phương đánh sang.

*  Trình tự giảng dạy kỹ thuật giao cầu cao sâu thuận tay:

Thường sử dụng đội hình khối để tập mô phỏng động tác, cự ly và khoảng cách của học viên trong hàng bao giờ cũng rộng hơn một dang tay để người học có tầm quan sát và thoải mái trong quá trình vung vợt. Sau đây là một số bài tập với cầu:

+ Hai người đối diện nhau thực hiện bài tập: tay trái thả cầu và tay phải vung vợt phát cầu (cự ly thực hiện từ 5m – 7m)

+ Bài tập như trên nhưng cự ly đứng của hai người xa hơn cần chú ý đến cự ly biên độ vung tay cầm vợt nhanh sao cho quả cầu rơi xa có độ chuẩn theo ý muốn.

+ Phát cầu qua lưới: cần chú ý tư thế chuẩn bị và cầu được phát chéo cuối sân.

+ Bài tập như trên nhưng thay đổi góc độ bay của cầu: luân phiên phát quả cầu bay cung ngang và cao bổng.

+ Bài tập như trên nhưng có sự thay đổi điểm rơi, thường ở góc trái cuối sân, góc phải cuối sân và kết hợp với giao cầu ngắn (rơi gần lưới).

+ Rèn luyện nhóm bài tập kết hợp tập giao cầu và đỡ giao cầu theo ý đồ chiến thuật.

* Đội hình giảng dạy phát cầu cao sâu.

Học sinh có khoảng cách hàng ngang từ 2.5 mét đến 3 mét phát cầu qua lại, tuy nhiên cần phải chú ý thực hiện phát cầu đồng loạt theo tín hiệu của thầy giáo. Trường hợp sân tập hẹp hơn thì tổ chức đội hình khối theo hình thức hàng chẵn và lẻ đối diện nhau và thực hiện phát đồng loạt theo từng nhóm

 

2.2.2.2 Kỹ thuật phát cầu thấp gần nghịch tay :

Kỹ thuật này sử dụng chủ yếu trong đánh đôi. Đây là kỹ thuật đòi hỏi rất nhiều về cảm giác và độ chính xác.

Tư thế chuẩn bị:

Đứng chân trước chân sau, chân bên tay cầm vợt để phía trước hướng về nơi cần giao, mũi chân trước cách mũi chân sau từ 0,5 - 1bàn chân, khoảng cách hai chân gần bằng vai, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cầm cầu để phía trước cách thân người khoảng 1 cánh tay, cầu để ngang tầm thắt lung, tay cầm vợt co lại ở khớp khủy sao cho cán vợt cao hơn đầu đầu vợt, mắt quan sát đối phương.

Thực hiện động tác:

Description: Description: E:\hinh ky thuat cau long\giao cau trai tay\snapshot20120222230744.jpgTừ thư thế chuẩn bị giao vận động viên thu vợt về phía thân người (cổ tay co lại) cách quả cầu từ 20 – 30cm sau đó lăng nhẹ cẳng tay phối hợp với động tác duỗi cổ tay (sử dụng ngón cái làm điểm tựa) đẩy vợt ra phía trước, tiếp xúc cầu mặt vợt không dừng lại mà tiếp tục xuôi theo đà đánh từ 10 – 20 cm.

Kết thúc động tác

Sau khi cầu rời khỏi mặt vợt, vận động viên nhanh chóng thu vợt về tư thế chuẩn  bị để đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

*  Trình tự giảng dạy kỹ thuật giao cầu thấp gần nghịch tay:

+ Mô phỏng động tác giao cầu thấp gần nghịch tay.

+ Mô phỏng động tác thả cầu.

+ Hai người đối diện qua lưới thực hiện phát cầu thấp gần.

+ Phát cầu qua lưới: cần chú ý tư thế chuẩn bị và cầu được phát chéo sân.

+ Bài tập như trên nhưng thay đổi tốc độ bay của cầu

+ Phát cầu vào các vị trí chiến thuật trên sân với các đường cầu lao nhanh.

+ Rèn luyện nhóm bài tập kết hợp tập giao cầu và đỡ giao cầu theo ý đồ chiến thuật.

* Đội hình giảng dạy phát cầu thấp gần nghịch tay.

Học sinh có khoảng cách hàng ngang từ 1.5 mét đến 2 mét phát cầu gần hoặc đánh cầu bỏ nhỏ qua lại.

 

2.2.3 Nhóm kỹ thuật khu vực sân trước :

2.2.3.1 Kỹ thuật bung(hất) cầu cao sâu thấp tay

Bung (hất) cầu cao sâu thấp tay là kỹ thuật được sử dụng chủ yếu trong phòng thủ ở khu vực trên lưới và giữa sân, mục đích của kỹ thuật này nhằm đẩy đối phương về phía cuối sân, tạo điều kiên để ta phản công, chuyển từ thế bị động sang chủ động.

a. Kỹ thuật bung (hất) cầu cao sâu thấp tay bên thuận

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên  đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, , chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước), hạ thấp trọng tâm và vai bên tay cầm vợt,  người dồn về phía trước, đầu gối trước hơi khuỵu. Tay cầm vợt mở ra ở cổ tay sao cho lòng bàn tay hướng về phía lưới, mặt vợt ở phía sau gần thân người, khi xác định được điểm cầu  rơi vận động viên lăng nhanh tay cầm vợt ra phía trước phối hợp với động tác vẩy cổ tay (sử dụng điểm tựa bằng ngón trỏ) đưa mặt vợt tiếp xúc cầu, khi tiếp xúc mặt vợt không dừng lại mà tiếp tục đẩy về phía trước đồng thời gập khủy tay kết thúc vợt trên vai bên tay không cầm vợt.

 

                      a                                                                                   b

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

*  Trình tự giảng dạy kỹ thuật hất (bung) cầu cao sâu thấp tay bên thuận:

+ Mô phỏng động tác đánh cầu thấp tay bên thuận.

+ Một người ném cầu bên bên thuận để người học đánh cầu thấp tay.

+ Hai người đối diện (5m – 8m) đánh cầu qua lại dưới thấp tay bên thuận.

+ Bài tập như trên nhưng cự ly kéo dài dần 10m, 12m. Nếu trong sân thì đứng sát đường biên cuối sân.

+ Một người phát cầu vào nhiều điểm khác nhau ở bên thuận cho người tập đỡ cầu bằng kỹ thuật đánh cầu thấp tay.

+ Hai người một quả cầu, một tập đập cầu cho người kia phòng thủ bên thuận. Yêu cầu người phòng thủ đánh cầu bổng và cao ở giữa sân để người kia tiếp tục đập cầu.

+ Đánh cầu bên phải kết hợp với các kỹ thuật khác.

b. Kỹ thuật bung (hất) cầu cao sâu thấp tay bên nghịch

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên  đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, , chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước), hạ thấp trọng tâm và vai bên tay cầm vợt,  người dồn về phía trước, đầu gối trước hơi khuỵu. Tay cầm vợt xoay vào trong sao cho mu bàn tay hướng về phía lưới, mặt vợt ở phía sau gần thân người, khi xác định được điểm cầu  rơi vận động viên lăng nhanh khủy tay về phía trước phối hợp với động tác vẩy cổ tay (sử dụng điểm tựa bằng ngón cái) đưa mặt vợt tiếp xúc cầu, khi tiếp xúc mặt vợt không dừng lại mà tiếp tục đẩy về phía trước phối hợp với động tác mở vai vung cánh tay lên cao.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

* Trình tự giảng dạy kỹ thuật đánh cầu thấp tay bên nghịch:

Các bài tập bên nghịch (trái tay) bao giờ cũng được học sau các bài tập bên thuận. Sau khi tập động tác bên thuận trong một thời gian ngắn thì tiến hành tập động tác bên nghịch, và sau đó tiến hành tập song song hai động tác. Các bài tập này được thực hiện gần giống như bài tập bên thuận.

+ Mô phỏng động tác kỹ thuật, chú ý kỹ thuật cầm vợt.

+ Một người tung cầu cho người kia tập đỡ cầu thấp bên nghịch.

+ Hai người một quả cầu đứng cách nhau từ  5m – 8m đánh cầu qua lại với nhau bằng KT thấp tay bên nghịch. 

+ Vẫn như trên nhưng kéo dài cự ly 8m – 10m.

+ Một người phát cầu cung ngang cho người kia đỡ phát bằng kỹ thuật đánh cầu  thấp tay bên nghịch.

+ Hai người một quả cầu đối diện nhau, một người đập cầu cho người kia phòng thủ bên nghịch.

+ Bài tập như trên nhưng phòng thủ cả bên trái và bên phải.

+ Kết hợp với các kỹ thuật khác.

Đội hình giảng dạy đánh cầu thấp tay phải trái.

Thường cho học sinh có khoảng cách hàng ngang từ 2.5 mét đến 3 mét. Như vậy, trên một sân cầu lông thường có 4 HS tập luyện. Nếu sân có khoảng rộng lớn thì tổ chức thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 2 hàng ngang. Tuy nhiên phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 nhóm thường bằng cự ly đánh cầu qua lại theo từng giáo án tập luyện.

 

2.2.3.2 Kỹ thuật bỏ nhỏ (sủi lưới)

Kỹ thuật này được sử dụng rất nhiều trong cả thi đấu đơn và đôi, mục đích của kỹ thuật này là buộc đối phương phải nâng cầu để ta giành thế chủ động tấn công. Kỹ thuật bỏ nhỏ tốt sẽ là một “vũ khí” nguy hiểm dành cho đối phương và nó có thể là cú tấn công giành điểm trực tiếp.

a. Kỹ thuật bỏ nhỏ (sủi lưới) thuận tay:

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên  đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước), người dồn về phía trước, gối trước hơi khuỵu, đưa tay cầm vợt ra phía trước hướng về điểm cầu rơi. Khi xác định được điểm tiếp xúc (trên cao gần mép lưới) tay cầm vợt xoay nhẹ cổ tay ra ngoài sao cho lòng bàn tay hướng lên trên phần cán vợt cao hơn so với mặt vợt, dùng lực cổ tay đánh nhẹ vào phần núm quả cầu đưa quả cầu bay qua lưới bên kia. Tùy theo vị trí cầu rơi, tốc độ cầu bay, tốc độ di chuyển của người thực hiện…để khi tiếp xúc cầu vận động viên sử dụng mặt vợt (mặt phẳng nghiêng tạo bởi cán vợt và đầu vợt) và lực đánh cho phù hợp với từng đường cầu để đạt hiệu quả cao nhất. 

 

      Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

b.  Kỹ thuật bỏ nhỏ (sủi lưới) nghịch tay:

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên  đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước), người dồn về phía trước, gối trước hơi khuỵu, đưa tay cầm vợt ra phía trước hướng về điểm cầu rơi. Khi xác định được điểm tiếp xúc (trên cao gần mép lưới) tay cầm vợt xoay nhẹ cổ tay vào trong sao cho mu bàn tay hướng lên trên phần cán vợt cao hơn so với mặt vợt, dùng lực cổ tay đánh nhẹ vào phần núm quả cầu đưa quả cầu bay qua lưới bên kia. Tùy theo vị trí cầu rơi, tốc độ cầu bay, tốc độ di chuyển của người thực hiện…để khi tiếp xúc cầu vận động viên sử dụng mặt vợt (mặt phẳng nghiêng tạo bởi cán vợt và đầu vợt) và lực đánh cho phù hợp với từng đường cầu để đạt hiệu quả cao nhất. 

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

* Luyện tập kỹ thuật bỏ nhỏ:

Sau khi tập luyện các kỹ thuật nêu trên được thành thạo thì tiến hành tập luyện kỹ thuật này.

+ Lúc đầu 2 người đối diện nhau khoảng từ 3.5m – 4m bỏ nhỏ qua lại. Chú ý: bài tập này phải được tiến hành tập từ không có lưới cho đến có lưới.

+ Một người tung cầu ở nhiều điểm khác nhau cho người kia thực hiện bỏ nhỏ. Chú ý quả cầu phục vụ từ chậm đến nhanh dần.

+ Một người chặn cầu cho người kia bỏ nhỏ.

Chú ý: Các bài tập lúc đầu thường tại chỗ sau đó di chuyển đến điểm bỏ nhỏ. Cự ly di chuyển càng dài càng tốt. Khi tập bỏ nhỏ cần chú ý luyện tập cả hai mặt vợt. Song song với tập bỏ nhỏ thì tập các bài chặn cầu và sau cùng là cắt cầu bỏ nhỏ.

* Đội hình giảng dạy và bỏ nhỏ.

Học sinh có khoảng cách hàng ngang từ 1.5 mét đến 2 mét phát cầu gần hoặc đánh cầu bỏ nhỏ qua lại.

 

2.2.3.3 Kỹ thuật móc cầu

Móc cầu là kỹ thuật đưa cầu từ góc bên này sát lưới sang góc bên kia (kéo lưới), đây là kỹ thuật được sử dụng rất nhiều trong cả đánh đơn và đánh đôi, nó tạo ra sự bất ngờ và rất khó phán đoán do biên độ động tác nhỏ và sử dụng lực chủ yếu bằng cổ tay. Sử dụng phối hợp với động tác đẩy, tạt, bỏ nhỏ sẽ làm tăng thêm hiệu quả của kỹ thuật này.

a. Kỹ thuật móc (kéo) cầu thuận tay

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên  đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước), người dồn về phía trước, gối hơi khuỵu. Tay cầm vợt đưa ra trước, mặt vợt hướng về phía lưới. Khi xác định được điểm tiếp xúc, cổ tay cầm vợt xoay ra ngoài sao cho lòng bàn tay và mặt vợt hướng về nơi cần đánh, lấy ngón trỏ làm điểm tựa lắc nhẹ cổ tay theo hướng từ dưới lên trên và sang trái (hoặc ngược lại nếu vđv thuận tay trái), đẩy cầu bay qua góc lưới đối diện , khi tiếp xúc cầu không dừng lại mà xuôi nhẹ theo đà đánh           

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

b. Kỹ thuật móc (kéo) cầu nghịch tay:

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên  đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước), người dồn về phía trước, gối trước hơi khuỵu. Khi xác định được điểm tiếp xúc, khủy tay duỗi về phía trước, cổ tay cầm vợt lúc này xoay nhẹ để mặt vợt hướng về góc đối diện bên kia lưới dùng ngón cái làm điểm tựa lắc nhẹ cổ tay theo hướng từ dưới lên trên rồi sang phải (hoặc sang trái nếu vận động viên thuận tay trái) đẩy cầu bay qua góc lưới đối diện, khi tiếp xúc cầu không dừng lại mà xuôi nhẹ theo đà đánh   

      

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

2.2.3.4 Kỹ thuật tấn công (chụp cầu) trên lưới:

Đây là kỹ thuật tấn công quan trọng trong tập luyện và thi đấu cầu lông, thực hiện tốt kỹ thuật này có thể giành điểm trực tiếp hoặc tạo điều kiện để kết thúc pha cầu ở đường cầu tiếp theo. Kỹ thuật này thường được sử dụng khi đối phương thực hiện giao cầu hoặc bỏ nhỏ.

a. Kỹ thuật tấn công (chụp cầu) trên lưới thuận tay:

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên  đứng chân trước chân sau ở gần khu vực trung tâm giới hạn giao cầu ngắn, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau khoảng một bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, trọng tâm dồn vào chân trước (tiếp xúc đất bằng nửa bàn chân), toàn bộ thân người hướng về phía cầu rơi. Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu, đầu vợt để lên cao, mặt vợt hướng về lưới.

Thực hiện động tác:

Khi cầu vừa qua mặt cắt của lưới, vận động viên sử dụng sức mạnh bộc phát của hai chân đạp mạnh xuống đất đẩy người lên cao và phóng  nhanh lao về phía cầu rơi, tay cầm vợt duỗi nhanh khủy tay ra trước, phối hợp với động tác phát lực cổ tay (lấy ngón trỏ làm điểm tựa) đưa mặt vợt tiếp xúc cầu phía trên lưới phần sân mình. Sau khi tiếp xúc cầu vận động viên thực hiện động tác hoãn xung (dừng lại đột ngột) không để vợt chạm lưới, đẩy cầu lao nhanh xuống sân, trọng tâm khi tiếp đất dồn toàn bộ vào chân bên tay cầm vợt.   

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

b. Kỹ thuật tấn công (chụp cầu) trên lưới nghịch tay:

Tương tự như kỹ thuật tấn công trên lưới thuận tay nhưng đổi cách cầm vợt thành đánh nghịch tay.

2.2.4 Nhóm kỹ thuật đánh cầu khu vực giữa sân

2.2.4.1 Kỹ thuật chặn cầu sát lưới:

Chặn cầu sát lưới là một kỹ thuật đa dạng biến hóa của kỹ thuật bỏ nhỏ, được thực hiện từ khoảng giữa sân, sử dụng lực chủ yếu bằng cách mượn lực đánh của đối phương để trả cầu qua lưới, lấy nhu thắng cương. Đây là kỹ thuật đòi hỏi độ chính xác và khéo léo rất cao, có thể chuyển đổi từ thế bị động sang thế chủ động hoặc giành điểm trực tiếp.

Kỹ thuật này thường được sử dụng khi đối phương thực hiện đập cầu, tạt cầu hoặc đánh lao nhanh sang phần sân của mình.

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Từ tư thế chuẩn bị vận động viên di chuyển nhanh đến vị trí cầu rơi, đưa vợt ra phía trước, mặt vợt tiếp xúc cầu và hướng về phía lưới. Khi tiếp xúc cầu, tùy theo lực đánh của đối phương và ý đồ đánh trả cầu của mình, vận động viên sử dụng khéo léo lực của cổ tay, khủy tay và độ nghiêng mặt vợt đưa cầu bay nhẹ sang bên kia lưới trong sân của đối phương.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

2.2.4.2 Kỹ thuật tạt cầu:

Tạt cầu là kỹ thuật được sử dụng nhiều trong thi đấu đôi, đây là kỹ thuật tấn công nhanh  làm cho đối phương không kịp xoay trở bằng những đường cầu bay sát lưới có chiều hướng đi xuống hoặc đi ngang song song với mặt đất

a. Kỹ thuật tạt cầu thuận tay:

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển sang ngang 1hoặc 2 bước đánh cầu thuận tay),  người dồn về phía trước, đầu gối trước hơi khuỵu. Tay cầm vợt mở ra ở cổ tay sao cho lòng bàn tay hướng về phía lưới, vai mở ra phía sau, mặt vợt cao hơn vai, khi xác định được điểm tiếp xúc vận động viên lăng nhanh tay cầm vợt ra trước và sang bên trái (hoặc phải nếu vận động viên thuận tay trái), phối hợp với động tác vẩy cổ tay (sử dụng điểm tựa bằng ngón trỏ)  đưa mặt vợt tiếp xúc cầu, khi tiếp xúc mặt vợt gần như vuông góc với mặt sân và tiếp tục đẩy về phía trước đồng thời gập khủy tay kết thúc vợt về bên tay không cầm vợt.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

b. Kỹ thuật tạt cầu nghịch tay:

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển sang ngang 1hoặc 2 bước đánh cầu nghịch tay), khi đến vị trí cầu rơi người dồn về phía trước, đầu gối trước hơi khuỵu, vai bên tay cầm vợt hướng về phía lưới, khủy tay hơi  gấp lại, cổ tay xoay nhẹ vào trong sao cho mu bàn tay hướng về phía lưới, mặt vợt cao hơn vai. Khi xác định được điểm tiếp xúc vận động viên lăng nhanh cẳng tay theo hướng ra trước và sang bên phải (hoặc trái nếu vận động viên thuận tay trái), phối hợp với động tác vẩy cổ tay (sử dụng điểm tựa bằng ngón cái) đưa mặt vợt tiếp xúc cầu . Khi tiếp xúc cầu, cẳng tay không dừng lại mà tiếp tục đẩy về phía trước, khủy tay lúc này gần như duỗi thẳng, theo đà quán tính xoay người để chân bên tay cầm vợt về gần đường trung tâm.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

* Luyện tập kỹ thuật tạt cầu:

Nguyên tắc:

Phản xạ nhanh để đánh đáp trả các đường cầu với mặt vợt vuông góc với mặt đất.

Kỹ thuật này thường được trang bị sau cùng so với các kỹ thuật đánh cầu khác. Tạt cầu thường huấn luyện trong thi đấu đôi.

+ Một người ném cầu ngang qua lưới cho người kia thực hiện tạt cầu. Tốc độ ném tăng dần từ chậm đến nhanh.

+ Hai người cách nhau 5 – 6 mét tạt cầu qua lại.

2.2.5 Nhóm kỹ thuật đánh cầu khu vực sân sau:

Kỹ thuật đánh cầu sân sau bao gồm: kỹ thuật đánh cầu cao sâu đỉnh đầu (lốp cầu, phông cầu), kỹ thuật đập cầu, kỹ thuật chặt (chém) cầu. Đây là nhóm kỹ thuật rất quan trọng trong thi đấu cầu lông, là những kỹ thuật tấn công để có thể dứt điểm một pha cầu. Sự phối hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển biến hóa đa dạng giữa các kỹ thuật này sẽ giúp vận động viên chủ động trong việc kiểm soát khu vực sân sau và là vũ khí sắc bén để kết thúc một pha cầu.

2.2.5.1 Kỹ thuật đánh cầu cao sâu trên đầu (lốp cầu)

 Kỹ thuật đánh cầu cao sâu trên đầu thuận tay ( lốp cầu thuận tay):

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Description: snapshot20140621095041Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước đánh cầu cao   thuận tay) khi đến vị trí cầu rơi  trọng tâm dồn vào chân sau (chân bên tay cầm vợt), vai bên tay cầm vợt hạ thấp, cánh tay nâng lên cao và co lại ở khớp khủy, tay không cầm vợt để ra trước co lại tự nhiên, hai vai lúc này căng ngang như hình cây cung. Khi xác định được điểm tiếp xúc chân sau đạp xuống mặt đất đẩy người và vai bên tay cầm vợt vươn lên cao, xoay nhẹ cẳng tay cầm vợt ra ngoài sao cho lòng bàn tay hướng lên trần nhà, sau đó lăng nhanh cẳng tay theo hướng từ dưới lên trên ra trước tiếp xúc cầu ở điểm cao nhất có thể, mặt vợt hướng về nơi cần đánh tới. Khi tiếp xúc cầu cổ tay gập nhẹ về phía trước đẩy vợt xuôi theo đà đánh về phía trước và sang bên trái kết hợp đồng bộ với việc chuyển đổi chân bên tay cầm vợt ra phía trước.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

            * Trình tự giảng dạy kỹ thuật đánh cầu cao thuận tay:

+ Mô phỏng kỹ thuật động tác.

+ Hai người một quả cầu, một người đánh cầu bằng KT phải + trái thấp tay và người kia tập đánh cầu phải cao tay.

+ Hai người đứng đối diện nhau 8m đến 10 mét đánh cao tay qua lại liên tục.

+ Bài tập như trên nhưng người kia bật nhảy đánh cầu trên cao.

+ Bài tập như trên nhưng cự ly được kéo xa hơn.

+ Bài tập như trên nhưng một người đánh chuẩn và người kia di chuyển trái phải để lốp cầu. Chú ý: kỹ thuật di chuyển bước lùi để đánh cầu cao tay.

+ Kết hợp đánh cầu trên cao với các kỹ thuật khác

b. Kỹ thuật đánh cầu cao sâu trên đầu nghịch tay ( lốp cầu nghịch tay):

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Description: snapshot20140621092352Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1 hoặc 2 bước đánh cầu cao nghịch tay), khi đến vị trí cầu rơi  trọng tâm dồn vào chân trước (chân bên tay cầm vợt), vai bên tay cầm vợt đưa lên cao, khủy tay gập lại, xoay nhẹ cẳng tay vào trong, đầu vợt hướng xuống, lưng hướng về phía lưới. Khi xác định được điểm tiếp xúc vận động viên lăng nhanh cằng tay theo hướng từ dưới lên và ra trước, lấy ngón cái làm điểm tựa vẩy mạnh cổ tay tiếp xúc cầu vào thời điểm cao nhất có thể, khi tiếp xú c tay đánh không dừng lại mà tiếp tục xuôi theo đà đánh khoảng 30 – 40cm.

Kết thúc động tác:

Xoay người và nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

* Trình tự giảng dạy kỹ thuật đánh cầu cao nghịch tay:

Trình tự tương tự như tập đánh cầu phải trên cao:

+ Mô phỏng kỹ thuật động tác cầm vợt và vung vợt đánh cầu trái tay.

+ Một người giao cầu chuẩn bên nghịch cho người kia thực hiện đánh cầu trên trái tay trên cao.

+ Hai người một cầu, một người đánh chuẩn qua bên trái cho người kia đánh cầu cao nghịch tay.

+ Bài tập như trên nhưng kết hợp bật nhảy.

+ Luyện tập KT này với các KT khác

* Đội hình giảng dạy đánh cầu thấp tay và cao tay.

 

2.2.5.2 Kỹ thuật đập cầu

a. Kỹ thuật đập cầu thuận tay :

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước đánh cầu cao thuận tay) khi đến vị trí cầu rơi  trọng tâm dồn vào chân sau (chân bên tay cầm vợt), vai bên tay cầm vợt hạ thấp, cánh tay nâng lên cao và co lại ở khớp khủy, tay không cầm vợt để ra trước co lại tự nhiên, hai vai lúc này căng ngang như hình cây cung. Khi xác định được điểm tiếp xúc chân sau đạp mạnh xuống mặt đất đẩy người và vai bên tay cầm vợt vươn lên cao, xoay nhẹ cẳng tay cầm vợt ra ngoài sao cho lòng bàn tay hướng lên trần nhà, sau đó chuyển vai từ sau ra trước và lăng nhanh cẳng tay theo hướng từ dưới lên trên ra trước tiếp xúc cầu ở điểm cao nhất, cách thân người từ 60 – 80cm . Khi tiếp xúc cầu cổ tay gập nhanh và mạnh kéo theo cánh tay và xuôi vợt theo đà đánh về phía trước kết thúc vợt về bên trái, kết hợp đồng bộ với việc chuyển đổi chân bên tay cầm vợt ra phía trước.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

 Kỹ thuật đập cầu nghịch tay :

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Description: snapshot20140620204338Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi  (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1 hoặc 2 bước đánh cầu cao nghịch tay), khi đến vị trí cầu rơi  trọng tâm dồn vào chân trước (chân bên tay cầm vợt), vai bên tay cầm vợt đưa lên cao, khủy tay gập lại, xoay nhẹ cẳng tay vào trong, đầu vợt hướng xuống mặt sàn, lưng hướng về phía lưới. Khi xác định được điểm tiếp xúc vận động viên lăng nhanh cằng tay theo hướng từ dưới lên và ra trước, lấy ngón cái làm điểm tựa vẩy mạnh cổ tay (cổ tay ngửa tối đa)  tiếp xúc cầu vào thời điểm cao nhất và ở phía trước cơ thể. Khi tiếp xúc tay đánh không dừng lại mà tiếp tục xuôi theo đà đánh khoảng 60 – 80cm, đồng thời theo quán tính xoay người để chân bên tay cầm vợt ra trước.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

* Trình tự giảng dạy kỹ thuật đập cầu thuận và nghịch tay:

+ Mô phỏng KT động tác.

+ Một người tung cầu cho người kia thực hiện đâp cầu.

+ Một người phát cầu cao gần lưới cho người kia thực hiện đập cầu.

+ Hai người một quả cầu, một người lốp bung cầu cho người kia đập cầu.

+ Bài tập như trên nhưng cự ly được kéo ra xa dần. Nếu trong sân thì người đập được di chuyển xa dần đến cuối sân.

+ Bài tập như trên nhưng người đập bật nhảy đập cầu.

+ Một người phòng thủ cho người kia đập cầu (có kết hợp bật nhảy đập cầu).

+ BT như trên nhưng chú ý điểm rơi khi đập cầu.

+ Kết hợp động tác đập cầu với tập luyện các kỹ thuật khác.

Chú ý: bước di chuyển của chân khi thực hiện kỹ thuật đập nghịch tay.

* Đội hình giảng dạy đập câu.

Thông thường sau khi thực hiện mô phỏng động tác đập cầu (đội hình khối) thì phân nhóm học sinh thành nhiều nhóm, mỗi nhóm tập chung 1 sân, lần lượt từng em vào thực hiện đập cầu với đường cầu từ giáo viên tung lên, sau đó phát ở cự ly gần đến xa dần. Người tập thực hiện động tác đập cầu từ tại chỗ đến di động, từ gần lưới đến xa lưới

Đội hình giảng dạy phối hợp 2 kỹ thuật.

Sử dụng hình thức cùng một thời gian người tập thực hiện tập luyện 2 kỹ thuật khi người tập đã thực hành đánh cầu tương đối tốt. Đây là giai đoạn học sâu kỹ thuật động tác.

Cùng một thời gian thực hiện nội dung phát cầu ngắn với phát cầu dài; hoặc đánh cầu cao tay với bỏ nhỏ hoặc giao cầu ngắn… Cách thực hiện là cho học sinh  đếm số 1 và 2; từ đó giãn hàng ngang và hang dọc; kế tiếp là quy định cho học sinh ứng với số nào thì tập với kỹ thuật gì; đến khi hết thời gian thì biến đổi đội hình (thay đồi nội dung tập) bằng cách cho học sinh tiến lên và lùi về. Điều chú ý khi giao nhiệm vụ bài tập thì những kỹ thuật dùng sức có biên độ rộng thì đừng phía sau, ngược lại là những kỹ thuật ít dùng sức và biên độ hẹp thì đừng phía trước.

Ưu điểm của hình thức này là tận dụng hết diện tích sân cho người tập và tăng tối đa mật độ vận động trong buổi học của người tập.

 

2.2.5.3 Kỹ thuật treo cầu (chặt,chém cầu) :

a. Kỹ thuật treo cầu (chặt,chém cầu) thuận tay :

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Description: snapshot20140620185435

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1hoặc 2 bước đánh cầu cao thuận tay) khi đến vị trí cầu rơi  trọng tâm dồn vào chân sau (chân bên tay cầm vợt), vai bên tay cầm vợt hạ thấp, cánh tay nâng lên cao và co lại ở khớp khủy, tay không cầm vợt để ra trước co lại tự nhiên, hai vai lúc này căng ngang như hình cây cung. Khi xác định được điểm tiếp xúc chân sau đạp mạnh xuống mặt đất đẩy người và vai bên tay cầm vợt vươn lên cao, chuyển vai từ sau ra trước và lăng nhanh cẳng tay theo hướng từ dưới lên trên ra trước tiếp xúc cầu ở điểm cao nhất. Khi tiếp xúc cầu cổ tay lắc nhẹ, mặt vợt nghiêng hướng về góc lưới phía trên kéo theo cánh tay và xuôi vợt theo đà đánh về phía trước khoảng 20 – 30cm rồi thu nhanh vợt về bên trái, kết hợp đồng bộ với việc chuyển đổi chân bên tay cầm vợt ra phía trước.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

b. Kỹ thuật treo cầu (chặt, chém cầu) nghịch tay :

Tư thế chuẩn bị:

Vận động viên đứng chân trước chân sau ở khu vực trung tâm sân, chân bên tay cầm vợt phía trước chân còn lại phía sau, mũi chân trước cách mũi chân sau nửa bàn chân, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, hai gối hơi khuỵu trọng tâm dồn đều vào hai mũi chân (đứng bằng nửa bàn chân phía trước). Tay cầm vợt đưa ra trước, hơi co lại ở khớp khuỷu đầu vợt để ngang tầm mắt, tay còn lại đưa ra trước theo tay cầm vợt.

Thực hiện động tác:

Khi cầu được đánh sang lưới, vận động viên nhanh chóng phán đoán và di chuyển đến hướng cầu rơi  (sử dụng kỹ thuật di chuyển 1 hoặc 2 bước đánh cầu cao nghịch tay), khi đến vị trí cầu rơi  trọng tâm dồn vào chân trước (chân bên tay cầm vợt), vai bên tay cầm vợt đưa lên cao, khủy tay gập lại đưa lên cao, đầu vợt hướng xuống mặt sàn, lưng hướng về phía lưới. Khi xác định được điểm tiếp xúc vận động viên lăng nhanh cằng tay theo hướng từ dưới lên và ra trước, lấy ngón cái làm điểm tựa lắc nhẹ cổ tay  tiếp xúc cầu vào thời điểm cao trên đầu. Khi tiếp xúc tay đánh không dừng lại mà tiếp tục xuôi theo đà đánh khoảng 30 – 40cm, đồng thời theo quán tính xoay người để chân bên tay cầm vợt ra trước.

Kết thúc động tác:

Nhanh chóng về lại vị trí trung tâm để chuẩn bị đón đỡ đường cầu đối phương đánh sang.

2.3 Các lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật đánh cầu cơ bản

2.3.1 Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật phát cầu

2.3.1.1 Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật phát cầu cao sâu

Lỗi

Kết quả

Biện pháp sửa chữa

Thả cầu chưa hợp lý

Ảnh hưởng biên độ vung vợt

Thực hiện mô phỏng và tập động tác tay cầm cầu duỗi về trước và chếch bên tay cầm vợt.

Không thực hiện chuyển trọng tâm khi vung vợt

Hạn chế lực đánh cầu, cầu không đi xa.

Mô phỏng lại động tác chuyển trọng tâm khi thực hiện vung vợt

Tay cầm vợt chặt, không sử dụng đượcx lực cổ tay

Hạn chế lực đánh cầu, cầu không đi xa.

Thực hiện mô phỏng động tác vung vợt với trạng thái tự nhủ 2 nhịp: “lỏng” và “đánh”

Mặt vợt tiếp xúc cầu sai

Chem. Quả cầu, cầu không đi xa.

Xác định lại biên độ gập cổ tay. Thực hiện phát cầu với khoảng 50 – 60% lực phát; biên độ vung vợt hẹp.

Kết thúc vọt sai (tay cằm vợt thẳng ra trước)

Chưa tận dụng hết lực của tay khi phát cầu

Tập động tác xoay thân người, vai về hướng lưới và động tác gập nhanh cổ tay và khuỷu tay lên cao.

2.3.1.2 Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật phát cầu thấp gần:

Lỗi

Kết quả

Biện pháp sửa chữa

Vợt tiếp xúc cầu quá cao.

Phạm luật

Điều chỉnh lại tư thế chuẩn bị cho đúng luật trước khi thực hiện phát cầu.

Chưa sử dụng sự khéo léo của cổ tay cầm vợt khi thực hiện phát cầu

Đường bay của cầu không ổn định

Tay cầm vợt lỏng, chú ý giai đoạn tiếp xúc cầu nhẹ nhàng.

Lực tiếp xúc cầu không ổn định (mạnh, nhẹ …)

Điểm rơi của cầu chưa ổn định

Tay cầm vợt lỏng, thực hiện giao nhiều lần có sự thay đổi kiểu phát.

Mặt vợt tiếp xúc cầu không đúng

Đường cầu bay quá cao hoặc không qua lưới

Xác định độ nghiêng của mặt vợt khi tiếp xúc cầu

2.3.2 Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật đánh cầu khu vực sân trước

2.3.2.1  Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật đánh cầu thấp tay

Lỗi

Kết quả

Biện pháp sửa chữa

Chưa mở và sử dụng  lực cổ tay khi đánh cầu

Cầu bay chậm không đi sâu.

Tập mô phỏng động tác mở và gập cổ tay

Không hạ trọng tâm và vai bên tay cầm vợt.

Cầu bay cao nhưng không đi sâu.

Tập mô phỏng động tác với điểm cố định

Biên độ vung vợt quá rộng

Mất sức vì có động tác thừa sau khi tiếp xúc cầu

Mô phỏng vung vợt biên độ ngắn với tốc độ cao. Tập khả năng dung sức mạnh đột ngột của cổ tay và khuỷu tay

Trí trí tiếp xúc cầu quá gần thân người (muộn)

Cầu không đi sâu.

Mô phỏng vung vợt biên độ ngắn với tốc độ cao. Xác định đúng thời điểm khi tiếp xúc cầu

2.3.2.2  Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật bỏ nhỏ

Lỗi

Kết quả

Biện pháp sửa chữa

Thời điểm tiếp xúc cầu chưa hợp lý

Dễ đưa cầu vào lưới

Hãy chắc rằng đế cầu đang có hướng rơi xuống đất thì vợt mới chạm cầu

Sử dụng lực đánh chưa hợp lý

Ảnh hưởng chất lượng lần đánh

Hãy chắc rằng tay cầm vợt “lỏng” trong quá trình đánh cầu

Mặt vợt tiếp xúc cầu chưa hợp lý

Ảnh hưởng chất lượng lần đánh

Tập lại chậm từng quả một (một người tung cầu cho người kia bỏ nhỏ, mặt vợt bên thuận và mặt vợt bên nghịch)

Tay cầm cán vợt quá chạt, không sử dụng sự khéo léo của cổ tay

Thường đánh quả cầu bị thừa lực (cầu bay cao)

Cầm vợt chủ yếu là ngón trỏ, cái và phần ngoài của cườm tay (cầm vợt lỏng)

Vị trí đặt chân trụ không hợp lý

Cầu bay sát thân người hoặc mặt vợt chưa với tới cầu

Xác định đúng vị trí đặt chân trụ khi cầu bay qua. Tập bài tập nhún chân trước khi xuất phát.

2.3.2.3 Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật chụp cầu

Lỗi

Kết quả

Biện pháp sửa chữa

Biên độ vung vợt không dứt khoát thiếu tự tin

Hiệu quả tấn công chưa cao

Mô phỏng liên tục động tác chụp cầu với tốc độ nhanh dần (tập từ tại chỗ đến di chuyển)

Điểm tiếp xúc cầu thấp hơn mặt lưới

Cầu vào lưới

Chuyển vợt sớm tới vị trí chụp cầu. Cho tập với quả cầu tung đền hơi cao hơn bình thường.

Di chuyển thiếu hoặc thừa bước.

Bị động khi thực hiện động tác chụp cầu

Thực hiện lại động tác bật nhảy sang bên kết hợp với động tác tay chuyển vợt về điểm đánh

Vị trí chuẩn bị vợt (quá thấp) và chuyển động vợt chưa hợp lý (đưa vợt ra sau quá nhiều)

Không kịp chụp quả cầu

Tập động tác đưa đầu vợt cao hơn đầu, đảm động tác đánh cầu không sử dụng lực vai.

2.3.3  Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật tạt cầu

Lỗi

Kết quả

Biện pháp sửa chữa

Cầm vợt chưa đúng, chưa xoay cẳng tay ra ngoài

Ảnh hưởng chất lượng lần đánh

Sửa lại cầm vợt đúng, thực hiện tạt với tốc độ cầu bay chậm

Chưa sử dụng cổ tay và khuỷu tay khi đánh cầu

Ảnh hưởng tốc độ và không làm chủ điểm rơi khi đánh cầu

Thực hiện mô phỏng động tác “tạt”. Tập bài tập đánh cầu vào tường.

Động tác chuyển trọng tâm, xoay hông và vai kém

Không kịp xử lý đường cầu bay đến

Tập động tác di chuyển đơn bước, tập các động tác chuyển trong tâm sang 2 bên.

Động tác đánh trả cầu còn thụ động (ra vợt bị trễ)

Ảnh hưởng đến lực, chưa làm chủ điểm rơi các lần đánh

Thực hiện mô phỏng động tác “tạt” với phản xạ theo tín hiệu của GV. Tập đánh cầu vào tường.

Chuyển đổi cách cầm vợt thuận và nghịch chậm, chưa linh hoạt

Không kịp xử lý đường cầu bay nhiều vị trí

Thực hiện tập chuyển đổi cách cầm vợt thuận và nghịch. Tập xoay cán vợt bằng các ngón tay

2.3.4 Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật đánh cầu khu vực cuối sân:

2.3.4.1 Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật đánh cầu cao tay

Lỗi

Kết quả

Biện pháp sửa chữa

Thời điểm tiếp xúc cầu chưa hợp lý

Chưa làm chủ điểm rơi của cầu cho lần lốp

Đánh cầu qua lại ở cự ly gần (lực vừa), chú ý di chuyển chọn điểm rới đúng trước khi đánh cầu.

Tay cầm chặt cán vợt quá sớm trước khi vợt chạm cầu

Ảnh hưởng tốc độ bay của cầu

Mô phỏng động tác vung vợt. Chú ý cầm vợt lỏng và dung sức mạnh đột ngột của cổ tay khi vợt vừa duỗi lên cao.

Lốp cầu bị co tay

Không ổn định các lần đánh cầu

Tập nâng khuỷu tay thuận cao bằng đầu trước khi vợt chạm cầu

Khi lốp cầu thì chưa tích cực chuyển vai và chân bên tay cầm vợt về trước

Hạn chế tốc độ bay của cầu

Phải đảm bảo lần đánh cầu có 2 nhịp:

Nhịp 1: chuyển động vai và chân bên tay cầm vợi ra sau (xoay người) trước khi có ý thức đánh cầu.

Nhịp 2: Đạp mạnh chân sau và tích cực chuyển vai về hướng cầu sẽ đánh.

Mặt vợt tiếp xúc cầu chưa hợp lý (chém cầu)

Chưa phát huy được sức mạnh của mình

Xoay cẳng tay ra ngoài, đảm bảo mặt vợt thẳng góc với đường cầu sẽ bay ra.

Chưa sử dụng được lực cổ tay khi tiếp xúc cầu

Cầu bay chậm và mất nhiều sức

Tăng sức mạnh cổ tay kết hợp với lực của cánh tay và  xoay thân người

2.3.4.2 Lỗi thường gặp và biện pháp sửa chữa kỹ thuật đập cầu

Lỗi

Kết quả

Biện pháp sửa chữa

Thời điểm tiếp xúc cầu chưa hợp lý

Chưa làm chủ điểm rơi của cầu cho lần đập đó

Cự ly gần tung cầu cho người tập thực hiện lại động tác đập cầu qua lưới (cách 20 cm so với trục dọc)

Tay cầm chặt cán vợt quá sớm trước khi vợt chạm cầu

Ảnh hưởng tốc độ bay của cầu

Cho thực hiện bài tập: 1 quả đánh lốp cầu và 1 quả đập cầu ở cự ly gần.

Chưa phối hợp lực chuyển chân và tay (cổ tay, khuỷu tay và vai) khi đập cầu.

Hạn chế tốc độ bay của cầu và hạn chế ý đồ về thay đổi điểm rơi trong các lần đập

Mô phỏng động tác vung vợt khi đập cầu. Thực hiện bài tập bổ trợ xoay vai

Mặt vợt tiếp xúc cầu chưa hợp lý

Chưa phát huy được sức mạnh của mình

Xoay cẳng tay ra ngoài, đảm bảo mặt vợt thẳng góc với đường cầu sẽ bay ra.

Đường cầu đập chưa có hướng đi xuống

Cầu bay ra ngoài sân

Gập mạnh cổ tay ở thời điểm vợt chạm cầu

Đập cầu bị co tay

Không ổn định các lần đập cầu

Tập nâng khuỷu tay thuận cao bằng đầu trước khi vợt chạm cầu

-TÓM TẮT:

Chương này có các nội dung chính như sau:

Trang bị cho sinh viên những kỹ năng đánh cầu và phương pháp giảng dạy từng kỹ thuật cơ bản của môn học cầu lông, cụ thể các kỹ thuật: di chuyển đơn bước, đa bước; phát cầu; đánh cầu cao tay, thấp tay; tạt cầu; chặn cầu; bỏ nhỏ…

-CÂU HỎI:

Câu 1: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật phát cầu cao sâu thuận tay?

Câu 2: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật phát cầu thấp gần nghịch tay?

Câu 3: Phân tích kỹ thuật bung (hất) cầu cao sâu thuận tay. So sánh sự giống và khác nhau giữa kỹ thuật (bung) hất cầu cao sâu thuận tay và bung (hất) cầu cao sâu nghịch tay ?

Câu 4: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật bỏ nhỏ thuận tay?

Câu 5: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật bỏ nhỏ nghịch tay?

Câu 6: Phân tích kỹ thuật móc (kéo) cầu thuận tay. So sánh sự giống và khác nhau giữa kỹ thuật móc cầu thuận tay và móc cầu nghịch tay?

Câu 7: Phân tích kỹ thuật chụp cầu trên lưới thuận tay. So sánh sự giống và khác nhau giữa chụp cầu trên lưới thuận tay và nghịch tay?

Câu 8: Phân tích và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật tạt cầu thuận tay.

Câu 9: Phân tích và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật tạt cầu nghịch tay.

Câu 10: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật đánh cầu cao sâu (lốp) cầu thuận tay?

Câu 11: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật đánh cầu cao sâu (lốp) cầu nghịch tay?

Câu 12: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật treo (chặt, chém) cầu thuận tay?

Câu 13: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật treo (chặt,chém) cầu nghịch tay?

Câu 14: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật đập cầu thuận tay?

Câu 15: Phân tích kỹ thuật và trình bày phương pháp giảng dạy kỹ thuật đập cầu nghịch tay?

Câu 16: So sánh sự giống và khác nhau giữa kỹ thuật bỏ nhỏ và kỹ thuật chụp cầu trên lưới?

Câu 17: So sánh sự giống và khác nhau giữa kỹ thuật đập cầu thuận tayvà đánh cầu cao sâu (lốp cầu) thuận tay?

Câu 18: So sánh sự giống và khác nhau giữa kỹ thuật đập cầu thuận tay và treo (chặt,chém) cầu thuận tay

-TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Trần Ca Giai (2007), Hướng dẫn tập luyện kỹ chiến thuật cầu lông, NXB TDTT Hà Nội.

2. Châu Vĩnh Huy (2007), Giáo trình cầu lông, NXB TDTT, Hà Nội.

3. Bành Mỹ Lệ – Hậu Chính Khánh (2000), Cầu lông, Nhà xuất bản TDTT Hà Nội

4. Hướng Xuân Nguyên, Mai Thị Ngoãn, Trần Văn Vinh (2004), Giáo trình cầu lông, NXB TDTT Hà Nội.

5. BS Nguyễn Hạc Thúy (1998), Huấn luyện kỹ chiến thuật cầu lông hiện đại, Nhà xuất bản TDTT Hà Nội.