Giáo án công nghệ 10 trồng trọt sách cánh diều

Lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Ôn tập chủ đề 6: Kĩ thuật trồng trọt sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 6 từ đó học tốt môn Công nghệ 10.

Giải bài tập Công nghệ lớp 10 Ôn tập chủ đề 6: Kĩ thuật trồng trọt

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi 1 trang 107 Công nghệ 10: Trình bày kỹ thuật trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 107 và kiến thức chủ đề 6 để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc một loại cây trồng phổ biến:

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô vụ đông:

Chuẩn bị giống

Làm đất:

- Cày, bừa đất: Dọn, sạch cỏ dại và các vật thể cứng; cày, bừa làm nhỏ và tơi xốp đất.

- Lên luống

Làm bầu ngô:

- Trộn bùn với trấu xay, phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 1:1.

- San phẳng lớp bùn trên nền đất cứng đã được rắc trấu hoặc lót lá chuối, độ dày lớp bùn từ 5-7cm. Khi mặt đất bầu se lại, dùng que rạch theo kích thước định trước sau lấy ngón tay trỏ chọc 1 lỗ giữa bầu, đặt hạt giống đã ủ nứt nhanh đảm bảo mầm hạt hướng lên trên và phủ kín hạt bằng một lớp đất bột nhỏ, đất cát hoặc trấu.

- Thường xuyên tưới đủ ẩm, khi mưa to phải che đậy, thời gian cây sống trong bầu tốt nhất là 5 – 7 ngày, tối đa không quá 10 ngày, nếu thời gian cây ngô ở trong bầu dài hơn cần phải tưới bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng NPK pha loãng.

Kỹ thuật trồng:

- Trồng với mật độ 57.000 - 61.000 cây/ha, khoảng cách hàng cách hàng 65cm, cây cách cây 25-30cm.

- Đối với gieo hạt trực tiếp: Tra hạt theo các hốc trên rạch cách nhau 7-12 cm, mỗi hốc 1-2 hạt. [có thể cày một đường dọc theo luống để tạo rãnh và tra hạt dọc theo rãnh].

- Đặt bầu: Đất ruộng phải đảm bảo độ ẩm từ 85-90%. Trước khi đặt bầu bón lót 8-10 tấn phân chuồng hoai mục hoặc 2.500 kg phân hữu cơ vi sinh và 500-600 kg lân supe, nếu ruộng chua thì cần bón thêm 500 kg vôi bột.

Bón phân kết hợp chăm sóc:

- Lượng phân bón/ha: 8-10 tấn phân chuồng hoai mục hoặc 2.500 kg phân + 600kg lân supe + 420-450 kg đạm ure + 180-200kg kali clorid + 500 kg vôi bột.   

- Bón lót trước khi trồng: Bón toàn bộ phân chuồng, lân và vôi bột.

- Bón thúc lần 1: Khi ngô bén rễ, hồi xanh [từ 3-5 ngày sau khi đưa bầu ra ruộng], bón cách gốc 10cm với lượng 140-150 kg đạm urê + 60-65kg kali clorua, kết hợp với tưới nước; hoặc có thể hòa tan đạm, kali với nước để tưới kết hợp với vun vừa và làm cỏ. 

- Bón thúc lần 2: Khi ngô được 5-6 lá, bón với lượng 140-150 kg đạm urê + 60-65kg kali clorua, kết hợp với tưới nước, làm cỏ và vun cao. 

- Bón thúc lần 3: Khi ngô được 10-11 lá, bón với lượng 140-150 kg đạm urê + 60-70kg kali clorua, kết hợp với tưới nước, làm cỏ và vun cao để hạn chế đổ ngã.

- Độ ẩm đất thích hợp đối với ngô là 70-80%. Khi đất khô nếu không mưa thì phải tưới nước cho ngô. Cách tốt nhất là tưới theo rãnh, theo băng để ngâm qua một đêm rồi rút cạn nước. Không được để nước đọng gây ngập úng, rễ ngô sẽ bị thối, lá héo vàng. 

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh: Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh hại sớm.

Đối với các bệnh sinh lý do rét, hạn như huyết dụ, vàng lá… cần chú ý giữ ẩm, bón phân cân đối đặc biệt là lân và kali để tăng tính chống chịu của cây.

Thu hoạch và bảo quản: Thu hoạch khi ngô chín hoàn toàn hoặc chín sinh lý [dấu hiệu chín sinh lý khi chân hạt có vết đen hoặc 70% số cây có lá bị khô hoặc độ ẩm đạt 28-30%].

Câu hỏi 2 trang 107 Công nghệ 10: Kể tên các loại máy sử dụng trong trồng trọt. Khi sử dụng các loại máy này, cần chú ý các thông số kỹ thuật gì?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 107 và kiến thức chủ đề 6 để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Các loại máy sử dụng trong trồng trọt:

- Máy làm đất, lên luống: máy cày, máy bừa, máy lên luống, máy phủ luống, máy rải phân lót,..

- Máy gieo hạt: Máy gieo hạt cầm tay, máy gieo hạt công suất lớn, máy gieo hạt khay bầu

- Máy trồng cây: máy trồng tỏi, máy trồng khoai tây, máy cấy,..

- Máy chăm sóc cây: máy xới, vun; máy làm cỏ; máy bón phân thúc; máy phun thuốc trừ sâu,..

- Máy thu hoạch: máy thu hoạch khoai tây, máy thu hoạch bí đỏ; máy thu hoạch xà lách; máy gặt đập lúa liên hợp..

Khi sử dụng các loại máy này, cần chú ý thông số công suất sao cho phù hợp với diện tích sử dụng.

Câu hỏi 3 trang 107 Công nghệ 10: Các lĩnh vực công nghệ cao nào dưới đây có thể được ứng dụng trong thu hoạch và xử lý sau thu hoạch nhằm rút ngắn thời gian, tăng độ chính xác của các khâu kĩ thuật vả tiết kiệm công sức cho người lao động?

A. Công nghệ tự động hoả

B. Công nghệ sinh học

C. Công nghệ cơ giới hoả

D. Công nghệ nhà mái che

E. Công nghệ cảm biến

G. Công nghệ trí tuệ nhân tạo

H. Công nghệ máy bay không người lái

I. Công nghệ tưới tiêu

K. Công nghệ thông tin

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 107 và kiến thức chủ đề 6 để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Các lĩnh vực công nghệ cao dưới đây có thể được ứng dụng trong thu hoạch và xử li sau thu hoạch nhằm rút ngắn thời gian, tăng độ chính xác của các khâu kĩ thuật vả tiết kiệm công sức cho người lao động?

A. Công nghệ tự động hoả

C. Công nghệ cơ giới hoả

E. Công nghệ cảm biến

G. Công nghệ trí tuệ nhân tạo

Câu hỏi 4 trang 107 Công nghệ 10: Đáp án nào dưới đây đúng với sự thay đổi thành phần không khí trong kho bảo quản bằng công nghệ CA?

A. Tăng nồng độ khí CO2, giảm nồng độ khí O2,

B. Tăng nồng độ khí CO2, và khí N2, giảm nồng độ khí O2,

C. Tăng nồng độ khí CO2.

D. Thành phần không khi không thay đổi.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 107 và kiến thức chủ đề 6 để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Đáp án đúng với sự thay đổi thành phần không khí trong kho bảo quản bằng công nghệ CA:

B. Tăng nồng độ khí CO2, và khí N2, giảm nồng độ khí O2.

Câu hỏi 5 trang 107 Công nghệ 10: Nên áp dụng công nghệ bảo quản nào để bảo quản sản phẩm trồng trọt ở địa phương em? Vì sao?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 107 và kiến thức chủ đề 6 để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Sản phẩm trồng trọt ở địa phương em cần bảo áp dụng công nghệ bảo quản lạnh. Vì địa phương em chưa có điều kiện để áp dụng công nghệ cao hơn.

Câu hỏi 6 trang 107 Công nghệ 10: So với công nghệ sấy thông thường, công nghệ sấy thăng hoa có ưu điểm gì?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 107 và kiến thức chủ đề 6 để trả lời câu hỏi

Trả lời:

So với công nghệ sấy thông thường, công nghệ sấy thăng hoa có ưu điểm:

Sản phẩm sau sấy giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao. Giữ được hình dạng, màu sắc, mùi vị như sản phẩm tươi. Sản phẩm sau sấy, độ hồi phục cao, gần như nguyên vẹn so với trước khi sấy. Thời hạn sử dụng lâu mà không cần dùng chất bảo quản

Câu hỏi 7 trang 107 Công nghệ 10: Vẽ sơ đồ quy trình chế biến nước quả và cho biết công nghệ enzyme được áp dụng ở công đoạn nào và có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 107 và kiến thức chủ đề 6 để trả lời câu hỏi

Trả lời:

Sơ đồ chế biến nước quả:

Công nghệ enzyme được áp dụng ở công đoạn cô đặc mùi, trước khi lọc tinh và cô đặc có tác dụng: giảm bớt độ nhớt của nước trái cây, rút ngắn quá trình sản xuất và cải thiện chất lượng nước quả.

Câu hỏi 8 trang 107 Công nghệ 10: Giả sử gia đình em có một khu đất 1000m2 để trồng cây. Em hãy lập kế hoạch và tính toán chi phí để trồng trọt trên khu đất đó.

Phương pháp giải:

Kết hợp sách giáo khoa trang 107 và kiến thức chủ đề 6 để trả lời câu hỏi

Trả lời:

HS tự lập kế hoạch và tính toán theo các mục:

Địa điểm và diện tích gieo trồng; sơ đồ khu vực trồng

Thời gian gieo, trồng và dự kiến thu hoạch.

Giống và vật tư trồng trọt.

- Giống: tên giống, lượng giống

- Phân bón: loại phân, lượng phân

- Thuốc bảo vệ thực vật: loại thuốc, lượng thuốc.

- Các loại vật liệu khác tùy từng loại cây trồng và điều kiện canh tác cụ thể.

Thiết bị và dụng cụ trồng trọt

- Máy làm đất: loại máy, số lượng, công suất

- Máy bơm và đường ống tưới: công suất máy bơm; loại, số lượng và kích thước đường ống.

- Số lượng các loại dụng cụ: cuốc, cào, dầm, bình phun phân bón, bình phun thuốc trừ sâu, dao cắt cành, kéo tỉa cây, rổ, bao bì chứa sản phẩm thu hoạch,..

Số lượng nhân công

Quy trình kĩ thuật trồng trọt

Kinh phí đầu tư

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Tổng chi phí trồng trọt = chi phí nguyên vật liệu, dụng cụ + công lao động  + chi phí khác.

Giáo án Công nghệ 10 Cánh Diều được Tip.edu.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bộ Giáo án Công nghệ 10 sách Cánh diều được biên soạn chi tiết và đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy trong năm học mới. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Tài liệu do Thầy cô nhóm Thư viện Stem – Steam biên soạn

Ngày soạn…

Ngày dạy…

CHỦ ĐỀ 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

Bài 1: TRỒNG TRỌT TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0

I. Mục tiêu

Sau bài học này, em sẽ:

1. Về kiến thức

– Trình bày được vai trò và triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

– Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

– Trung thực: Trung thực trong báo cáo số liệu, đánh giá chéo sản phẩm,….

– Trách nhiệm: Hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong nhóm phân công.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

– Sgk, sgv, kế hoạch bài dạy.

– Giấy A0.

– Phiếu học tập.

– Bút lông, nam châm.

– Phiếu đánh giá.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu:

– Tạo tâm lý hứng thú cho học sinh, tâm thế sẵn sàng, kích thích sự tò mò và mong muốn tìm hiểu bài mới.

– Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh.

b. Nội dung: Giới thiệu một số công nghệ trồng trọt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

d. Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân

* Giao nhiệm vụ học tập: Em hãy mô tả các công nghệ cao được ứng dụng trồng trọt ở hình 1.1

* Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình, mô tả

* Báo cáo, thảo luận: GV gọi lần lượt ngẫu nhiên từng học sinh mô tả mỗi hình

* Kết luận, nhận định:

– Hình 1.1a: Công nghệ trồng cây không dùng đất trong nhà có mái che.

– Hình 1.1b: Công nghệ rô bốt.

– Hình 1.1c: Công nghệ máy bay không người lái.

– Hình 1.1d: Công nghệ internet kết nối vạn vật.

GV đặt vấn đề: Nêu ý nghĩa của các ứng dụng trên trong trồng trọt.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1. Tìm hiểu về vai trò của trồng trọt đối với đời sống, kinh tế – xã hội.

a. Mục tiêu: Trình bày được vai trò của trồng trọt đối với đời sống, kinh tế – xã hội.

b. Nội dung: Quan sát hình, liên hệ thực tiễn kể ra, dẫn chững được những vai trò quan trọng của trồng trọt, so sánh với trồng trọt truyền thống.

c. Sản phẩm:

I. Vai trò quan trọng của trồng trọt trong đời sống, kinh tế-xã hội :

1. Cung cấp nguyên liệu chế biến.

– Cung cấp một nguồn nguyên liệu lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

– Thông qua nguyên liệu chế biến giá trị của sản phẩm trồng trọt được nâng lên,nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa.

Vd: cây bông làm vải, cây mía làm nguyên liệu chế biến đường.

2. Cung cấp lương thực, thực phẩm.

– Lúa, ngô, bắp cải, cà rốt…

– Hạn chế đẩy lùi các tình trạng thiếu lương thực.

– Là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển con người và phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới

3. Tạo việc làm.

– Nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là một trong những lĩnh vực mang lại nhiều việc làm nhất cho lao động nước ta

– Theo báo cáo “ Điều tra lao động việc làm năm 2018” của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ lao động của nước ta trong ngày này chiếm 37,7% chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm ngành

4. Mang lại thu nhập cho người trồng trọt.

Tất cả sản phẩm ngành trồng trọt mang lại thu nhập nhờ trao đổi buôn bán để có thể thu lại được lợi nhuận.

5. Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

– Làm tăng vẻ thẩm mỹ cho môi trường ví dụ như cây ăn quả vừa tạo thẩm mỹ vừa thu hoạch vừa làm cho môi trường xanh sạch đẹp.

6. Cung cấp thức ăn chăn nuôi.

– Ngô, lúa,khoai phục vụ cho nuôi lợn.

* Vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có khác biệt so với trồng trọt truyền thống.

– Cung cấp lương thực, thực phẩm: hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định đến sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới.

– Cung cấp nguyên liệu chế biến: Trồng trọt cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm trồng trọt được nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá.

– Cung cấp thức ăn chăn nuôi: Phần lớn thức ăn dùng cho chăn nuôi là sản phẩm của trọng trọt hoặc được chế biến từ sản phẩm trồng trọt. Ngành chăn nuôi sẽ không thể phát triển được nếu không có sản phẩm của trồng trọt để làm thức ăn cho vật nuôi.

– Cung cấp nông sản xuất khẩu: Việt Nam là một nước có thể mạnh về nông nghiệp, có nhiều sản phẩm trồng trọt tham gia xuất khẩu, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Các sản phẩm trồng trọt xuất khẩu phải kể đến như gạo, cà phê, hạt điều, họ tiêu, chi, các loại trái cây, các loại rau xanh,…

– Tạo việc làm: Nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng là một trong những lĩnh vực mang lại nhiều việc làm nhất cho người lao động ở nước ta. Theo báo cáo “Điều tra lao động việc làm năm 2018” của Tổng cục Thống kê, tỉ lệ lao động ở nước ta trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản là 37,7%, chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nhóm ngành.

– Mang lại thu nhập cho người trồng trọt.

– Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

d. Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

GV sử dụng phương pháp hẹn hò, chia nhóm cặp đôi, yêu cầu các cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ:

– Quan sát hình 1.2 và cho biết, trồng trọt có những vai trò gì đối với đời sống, kinh tế – xã hội? Hãy phân tích các vai trò đó.

– Vai trò của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có gì khác biệt so với trồng trọt truyền thống

* Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi, thống nhất câu trả lời

* Báo cáo, thảo luận: GV bốc thăm cặp đôi trình bày nội dung thảo luận. Các nhóm khác quan sát, nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm, điều làm được, chưa làm được, hướng khắc phục. Kết luận kiến thức như mục sản phẩm, học sinh ghi lại vào vở cá nhân.

Nội dung 2. Tìm hiểu về một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt và triển vọng

a] Mục tiêu: Nêu được một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, triển vọng của trồng trọt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

b] Nội dung: Hướng dẫn học sinh tự tìm thông tin, tổ chức cuộc thi hùng biện về những thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt trong những năm qua và triển vọng trong tương lai

c] Sản phẩm:

II. Một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt:

– Giống cây trồng chất lượng cao có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi,….

– Chế phẩm sinh học chất lượng cao phân vi sinh phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chất điều hòa sinh trưởng.

– Công nghệ canh tác

+ Nhà trồng cây: nhà kính, nhà lưới, nhà máy trồng cây,… có các trang thiết bị và hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động để kiểm soát các yếu tố môi trường trồng trọt [nhiệt độ, ảnh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, thành phần không khi…]

+ Hệ thống trồng cây không dùng đất: hệ thống thuỷ canh, khí canh, trồng cây trên giá thể,…

+ Máy nông nghiệp máy làm đất, máy làm cỏ, máy thu hoạch,…

+ Thiết bị không người lái robot [làm đất, làm cỏ, bón phân, thu hoạch, cắt tỉa,..], máy bay không người lái [bón phân, phun thuốc, thu thập dữ liệu đồng ruộng,..]

+ Hệ thống Internet kết nối vạn vật [loT], dữ liệu lớn [Big Data], cảm biến để quản lí trang trại thông minh.

Thành tựu là kết quả của ứng dụng công nghệ sinh học là chế phẩm sinh học, công nghệ tự động hóa là công nghệ canh tác.

* Phân tích tác dụng của các thành tựu nổi bật trong trồng trọt ứng dụng công nghệ cao:

– Giảm thiểu sức lao động, hạn chế thất thoát, thiệt hại do thiên tai, sâu, bệnh xuống mức thấp nhất, đảm bảo an toàn môi trường, kiểm soát và tiết kiệm chi phí trong từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

III. Triển vọng:

ngành trồng trọt ở nước ta sẽ phát triển:

– Năng suất, chất lượng và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm trồng trọt không ngừng tăng cao. Giá trị sản phẩm trồng trọt trên thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng gia tăng.

– Các mặt hàng sản phẩm trồng trọt chất lượng cao được đa dạng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

– Kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm trồng trọt.

– Việc ứng dụng công nghệ để sản xuất sản phẩm trồng trọt trong điều kiện bất lợi [đất xấu, khí hậu bất lợi,..] được chú trọng.

– Công nghệ cơ giới, tự động hóa và công nghệ thông tin sẽ được ứng dụng đồng bộ trong sản xuất đề giảm thiểu công lao động, tăng độ chính xác về kĩ thuật, sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào.

– Chất lượng nguồn nhân lực trồng trọt ngày càng được nâng cao.

d] Tổ chức thực hiện:

* Giao nhiệm vụ học tập:

– GV sử dụng bộ bài, chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu:

Nghiên cứu SGK mục 2 [7] kết hợp tra cứu internet, xây dựng một bài hùng biện về những thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt và triển vọng trong tương lai dựa trên những câu hỏi gợi ý sau:

+ Em mong muốn sản phẩm trồng trọt sẽ như thế nào? Nêu ví dụ.

+ Trồng trọt ở địa phương em thường gặp khó khăn gì? Những khó khăn đó sẽ được khắc phục như thế nào nhờ thành tựu của công nghệ cao?

+ Hãy nêu một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt. Thành tựu nào là kết quả của ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa?

+ Em hãy phân tích tác dụng của các thành tựu nổi bật trong trồng trọt ứng dụng công nghệ cao ?

+ Theo em, ngành trồng trọt ở nước ta sẽ phát triển như thế nào?

* Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận dựa trên câu hỏi gợi ý, lên nội dung bài hùng biện

* Báo cáo, thảo luận: GV lần lượt bốc thăm nhóm trình bày, trong nhóm bốc thăm người hùng biện.

– Các nhóm khác nghe, đặt câu hỏi, phản biện.

* Kết luận, nhận định:

– HS nhận xét, đánh giá phần thảo luận và trình bày của nhóm bạn

– Giáo viên nhận xét phần trình bày của các nhóm, điều làm được, chưa làm được, hướng khắc phục. Kết luận kiến thức như mục sản phẩm, học sinh ghi lại vào vở cá nhân.

—————-

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ giáo án cả năm

Trên đây Tip.edu.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giáo án Công nghệ 10 Cánh Diều. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 10.

Video liên quan

Chủ Đề