Bộ môn hệ thống điện đại học Bách Khoa tphcm

Qua môn học, sinh viên có thể hiểu các thành phần cơ bản của HTTTQL và các vấn đề cơ bản của việc ra quyết định đầu tư, ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý. Ngoài ra, SV cũng sẽ hiểu được đặc tính của 1 số loại HTTTQL phổ biến, cách thức và quy trình phát triển hệ thống thông tin, và các hoạt động liên quan đến quản lý dự án phát triển HTTTQL trong doanh nghiệp.

Sau năm 1975, Khoa Điện – Điện tử, Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM được thành lập với các Bộ môn Hệ thống điện; Thiết bị điện và Điện tử. Lúc bấy giờ trong khoa có một nhóm gồm các thầy cô có chuyên môn về Điều khiển và Máy tính được hình thành do thầy Phạm Sáu phụ trách. Không lâu sau đó do nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu cho các lĩnh vực này nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước sau khi giải phóng, nhóm các thầy cô đã hình thành nên hai bộ môn là Bộ môn Điện toán và Bộ môn Tự động hóa & Điện khí hóa, tiền thân của Bộ môn Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa ngày nay.

Trong điều kiện vừa hình thành bộ môn, lực lượng giáo viên ban đầu còn mỏng nên được bổ sung nhiều thế hệ thầy cô gồm lực lượng chi viện từ miền Bắc và các sinh viên giỏi mới tốt nghiệp được giữ lại để tham gia vào sự phát triển bộ môn. Có thể kể đến nhóm các thầy cô như: cô Nguyễn Thị Phương Hà, các thầy Nguyễn Ngọc Khai, Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Ngọc Tân, Trần Thành Long và các bạn trẻ Trần Tỷ, Lâm Hoài Phương, Lê Ngọc Đình, Nguyễn Đức Thành, Huỳnh Văn Kiểm, Trần Văn Thịnh, Nguyễn Hồng Hà, Lương Văn Lăng.

Thời kỳ đầu của bộ môn gồm có ba nhóm chuyên môn là nhóm Đo lường, nhóm Tự động hóa và nhóm Điện khí hóa. Vài năm sau, bộ môn đổi tên thành Bộ môn Điều khiển Tự động. Lúc này bộ môn đã có thêm nhiều giảng viên mới gồm các thầy cô: Thái Thị Thanh Vân, Nguyễn Nam Tặng, Đặng Quốc Tiến, Trần Đình Dũng, Nguyễn Thế Tuyền, Trần Trọng Ninh, Lê Văn Nhân, Tôn Thất Hùng, Huỳnh Hữu Phương, Nguyễn Chí Nghĩa, Tô Hữu Phúc, Lê Quang Thuần, Nguyễn Thúc Loan, Nguyễn Thiện Thành, Nguyễn Như Phong, Hoàng Minh Trí, Bùi Thanh Huyền, Phan Nguyễn Phục Quốc, Huỳnh Thái Hoàng, Lê Tuấn Anh, Nguyễn Bảo Kha, Nguyễn Vĩnh Hảo, Trương Đình Châu, Phan Trần Hồ Trúc, Nguyễn Đức Hoàng, Nguyễn Hữu Tân, Nguyễn Tuấn Hùng, Nguyễn Tuấn An, Đặng Anh Tùng, Nguyễn Văn Sỹ, Nguyễn Lê Dũng, Phạm Việt Cường, Trần Ngọc Huy…

Từ chỗ chỉ tiêu sinh viên ngành Điều khiển Tự động rất ít, chỉ vài chục sinh viên mỗi năm, đến nay trải qua chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, cùng với đó là nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội đối với chuyên ngành này đang tăng cao đã giúp cho bộ môn ngày càng lớn mạnh, số sinh viên tuyển vào mỗi năm cũng nhiều hơn. Hiện nay, bộ môn đào tạo hơn 150 sinh viên/năm gồm sinh viên chính qui, tài năng, thường xuyên. Ngoài ra, bộ môn còn đào tạo bậc sau đại học gồm Cao học và Tiến sĩ.

Ngoài nhiệm vụ giảng dạy, giáo viên bộ môn còn tham gia nghiên cứu khoa học và thực hiện các hợp đồng với doanh nghiệp.  Nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước KC đã được nghiệm thu và đánh giá cao.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, bộ môn cũng đã thiết lập các mối quan hệ với nhiều doanh nghiệp và nhận được tài trợ về trang thiết bị phòng thí nghiệm. Đến nay, bộ môn đã nhận được sự tài trợ từ các hãng như: Motorola, Omron, Schneider, Endress Hauser,…

Với sự cống hiến không mệt mỏi, tập thể bộ môn và các cá nhân đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen. Năm 2009, tập thể bộ môn được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, thầy Huỳnh Văn Kiểm được trao tặng Huân chương Lao Động hạng ba năm 2006, thầy Nguyễn Đức Thành được trao tặng Huân chương Lao động hạng ba năm 2013 và danh hiệu Nhà giáo Ưu tú năm 2014.

Các sinh viên ngành Điều khiển tự động dưới sự dẫn dắt của Thầy Huỳnh Văn Kiểm đã ba lần liên tiếp vô địch cuộc thi ROBOCON các năm 2002 [đội Telematic]. 2004 [đội FXR], 2006 [đội BKPRO].

Ngày nay, với lực lượng cán bộ giảng dạy hùng hậu hơn, nhiều cán bộ trẻ tài năng vừa phát huy tinh thần truyền thống của bộ môn trong nhiều năm qua, vừa đầu tư công sức tìm tòi hướng đi mới nhằm đào tạo nguồn nhân lực càng ngày thích ứng tốt với nhu cầu xã hội công nghiệp. Tin rằng với sự chung tay ấy sẽ còn đưa bộ môn lên những tầm cao mới!

TS. Nguyễn Đức Thành
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Điều khiển Tự động

Số 189 [11/2016]

Tạp chí tự động hóa ngày nay

Sự thay đổi của cơ cấu ngành năng lượng từ năng lượng truyền thống sang năng lượng tái tạo khiến cho nhu cầu nhân công của ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam và trên thế giới đang rất cao. Đó cũng là lý do vì sao ngành Hệ thống điện và năng lượng tái tạo của Đại học Bách Khoa Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy bạn đã hiểu gì về ngành này chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hệ thống điện và năng lượng tái tạo – Ngành học với mới nhiều cơ hội

1. Ngành Hệ thống điện và năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo hay còn gọi là năng lượng sạch hoàn toàn, là những năng lượng được tạo ra từ các nguồn hình thành liên tục, có thể coi là vô hạn. Một số cái tên tiêu biểu như: năng lượng gió, mặt trời, sóng biển, mưa, thủy triều, năng lượng sinh khối,… Hiện nay, trong bối cảnh các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt thì nguồn năng lượng tái tạo đã trở thành vấn đề rất được quan tâm.

Hệ thống điện và năng lượng tái tạo sẽ ngành học cung cấp cho sinh viên các kiến thức nền tảng về kỹ thuật điện và những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Đồng thời, các bạn sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về việc sử dụng hiệu quả và quản lý các nguồn năng lượng.

2. Ngành Hệ thống điện và năng lượng tái tạo của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngành Hệ thống điện và năng lượng tái tạo của Đại học Bách Khoa Hà Nội được đào tạo theo chương trình tiên tiến. Đây vốn là một ngành đào tạo mới được tách ra từ chương trình tiên tiến điều khiển – tự động hóa và hệ thống điện.

Ở ngành học này, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về: Hệ thống cung cấp điện cho tòa nhà, nhà máy công nghiệp; Lý thuyết mạch điện – điện tử; Phân tích và điều khiển hệ thống điện; Quy hoạch và thiết kế hệ thống điện; Tự động hóa hệ thống điện; Thiết kế, vận hành các nhà máy điện và trạm biến áp; Tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo [năng lượng gió, mặt trời…] vào hệ thống điện; Lưới điện thông minh [Micro Grid, Smart Grid]; Thị trường điện,…

Điểm đặc biệt của ngành này là bạn sẽ được học bằng tiếng Anh [Đối với các môn chuyên ngành, các môn đại cương vẫn học bằng tiếng Việt nhé]. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa theo chương trình đào tạo của các trường đại học Mỹ và Úc. Một số học phần còn được giảng dạy bởi những vị giáo sư uy tín của nước ngoài.

Khung chương trình đào tạo ngành Hệ thống điện và năng lượng tái tạo Đại học Bách Khoa Hà Nội [Nguồn: Đại học Bách khoa Hà Nội]

Vì là chương trình tiến tiến nên mức học phí khá cao, từ 40-45 triệu đồng/năm học. Tuy nhiên đúng là “đắt xắt ra miếng”, sinh viên theo học chương trình này sẽ có một số lợi thế nhất định:

        Có cơ hội được tham gia những Lab nghiên cứu từ sớm, đây là cơ hội tốt để bạn nâng cao năng lực bản thân

        Được học bởi các giảng viên hàng đầu trong nước và quốc tế

        Cơ hội nhận học bổng có giá trị từ những doanh nghiệp và công ty

        Vì chương trình học bằng tiếng Anh nên khi ra trường bạn có thể tự tin “nói tiếng Anh như gió”

        Có cơ hội tham gia những chương trình trao đổi sinh viên và thực tập thực tế tại các trường đại học và doanh nghiệp uy tín trong nước và quốc tế

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điện và năng lượng tái tạo

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên Kỹ thuật điện và năng lượng tái tạo

Ngành Hệ thống điện và năng lượng tái tạo có nhu cầu nhân lực lớn

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tham gia công tác tại các vị trí:

        Chuyên gia vận hành ở những trung tâm điều hộ của hệ thống điện quốc gia, các nhà máy, công ty điện lực cấp tỉnh – thành phố các dự án điện gió, điện mặt trời

        Chuyên gia thiết kế tại những công ty tư vấn thiết kế điện, các nhà máy nhiệt điện, điện gió, thủy điện, điện mặt trời; các doanh nghiệp của Nhà nước về quy chuẩn an toàn điện của Bộ xây dựng, Bộ công thương,…

        Chuyên gia trong các công ty nghiên cứu, thiết kế các giải pháp về tự động hóa hệ thống điện, lưới điện thông minh

        Cán bộ thiết kế, vận hành, nghiên cứu tại những tập đoàn nội địa và quốc tế về lĩnh vực hệ thống điện và năng lượng tái tạo

        Tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại những trường đại học, những viện nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống điện và năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo luôn là vấn đề được Nhà nước quan tâm và sẽ càng phát triển hơn trong tương lai. Chính vì vậy ngành Kỹ thuật điện và năng lượng tái tạo chắc chắn sẽ là lựa chọn đáng để các sinh viên tương lai cân nhắc đấy!

Video liên quan

Chủ Đề