Giá ddp là gì

Nhập khẩu DDP là gì? Đó là câu hỏi của không ít người khi mới vào ngành và đang tìm hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến các bạn khái niệm nhập khẩu DDP hay Điều kiện DDP là gì và những điểm cần lưu ý xung quanh điều kiện này

Nhập khẩu DDP [nơi đến quy định], là một điều khoản của Incoterms nhằm phân định nhiệm vụ và rủi ro và mâu thuẫn giữa người bán và người mua. Điều kiện DDP có thể áp dụng chuyến hàng có sử dụng nhiều phương thức vận tải tham gia.

Xem thêm: Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói Nguyên Đức – uy tín, chất lượng, cam kết

1. Nhập khẩu DDP là gì?

DDP [Delivery Duty Paid] – Giao đã trả thuế hoặc Giao hàng đã thông quan nhập khẩu

DDP [Delivered Duty Paid] là một thuật ngữ của Incoterm.

Nó có nghĩa là bên bán hàng phải thanh toán mọi cước phí vận chuyển và gánh chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua hàng cũng như phải nộp mọi thứ thuế [nếu có] trước khi hàng được giao cho bên mua, chẳng hạn thuế nhập khẩu.

Bên mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đến nơi nhận.

Nhập khẩu ddp là gì? Những điều cần biết

2. Nghĩa vụ của người mua và người bán

2.1 Nghĩa vụ của bên bán

  • Giao hàng đúng như qui định của hợp đồng ngoại thương.
  • Chịu mọi trách nhiệm về rủi ro và phí tổn về hàng hóa trước khi giao cho người mua.
  • Giao hàng đến nơi qui định trên phương tiện vận chuyển.
  • Thông quan xuất nhập khẩu [thực hiện thủ tục, cung cấp giấy phép xuất nhập khẩu, trả mọi khoản chi phí và thuế xuất nhập khẩu].
  • Cung cấp các chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi qui định [Vd: các chứng từ bắt buộc như hóa đơn thương mại, giấy lưu kho, giấy phép nhập khẩu, chứng từ vận tải;
  • ngoài ra có thể có những loại chứng từ khác như giấy lưu kho và chứng từ kho bãi hoặc chứng từ vận tải [vận đơn – bill of lading B/L].

2.2 Nghĩa vụ của người mua

  • Nhận hàng tại nơi đến quy định.
  • Chịu mọi rủi ro và chi phí phát sinh trong ngày sau khi hàng nằm trong quyền định đoạt của mình.
  • Thực hiện các công việc hỗ trợ cho bên bán [nếu có yêu cầu] với chi phí bên bán chịu.

Lưu ý :

DDP cũng giống như các điều kiện khác như: EXW, FCA, DAT, DAP, DDP, FAS, FOB, thì nơi được chỉ định cũng là nơi sẽ diễn ra việc giao hàng.

Người bán và người mua cần quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt khi thỏa thuận trong hợp hợp đồng về điều khoản giao hàng, vì đây cũng là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua.

Địa điểm thỏa thuận thường là các kho của người mua hoặc đại lý của họ, cơ sở của người dùng cuối, đường biên giới quốc gia hoặc bất kỳ một địa điểm nào khác được thỏa thuận giữa hai bên.

Theo Incoterms, điều khoản DDP không quy định về yêu cầu bảo hiểm hàng hóa. Theo đó, người bán không cần phải chịu trách nhiệm đảm bảo hàng hóa.

Người bán chỉ có trách nhiệm giao hàng và thanh toán mọi chi phí trong việc vận chuyển hàng hóa đến địa điểm được chỉ định ở quốc gia của người mua.

Đối với điều kiện DDP người bán phải làm thủ tục nhập khẩu cho hàng hóa, vì vậy các bên không nên sử dụng điều kiện DDP nếu người bán không thể trực tiếp hay gián tiếp làm thủ tục nhập khẩu.

Xem thêm: Điều kiện giao hàng DAP là gì? những điều cần lưu ý

Bài viết đã chia sẻ đến các bạn các lưu ý cũng như khái niệm về nhập khẩu ddp là gì và những điều cần lưu ý . Nếu bạn gặp khó khăn và thắc mắc về các vấn đề thủ tục hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Nguyên Đức sẽ giúp các bạn tư vấn và tìm các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp của bạn nhất.

Xem thêm: Dịch vụ tìm nguồn hàng trọn gói Nguyên Đức

Nhiều bạn thắc mắc “nhập khẩu DDP là gì” khi mới bắt đầu tìm hiểu về logistics. Để có thể giải đáp câu hỏi này, HLShipping mời bạn cùng với mình nghiên cứu qua bài viết dưới đây.

Điều kiện giao hàng DDP

Nhập khẩu DDP là gì

DDP là gì? DDP là một trong những quy tắc Incoterms được phát hành bởi phòng Thương Mại Quốc Tế ICC [International Chamber of Commerce]. Và được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Tuy nó không được sử dụng nhiều như CIF hay FOB. Nhưng việc tìm hiểu nó là rất cần thiết cho những ai làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay dịch vụ logistics.

DDP [Delivered Duty Paid] Giao đã trả thuế có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đến quy định thuộc nước người mua. Người bán phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro để vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đã thỏa thuận này.

Người bán phải thuê phương tiện vận tải nội địa tại đầu xuất và đầu nhập, thuê phương tiện vận tải quốc tế [ máy bay, tàu ], làm thủ tục hải quan đầu xuất, đầu nhập, đóng thuế đầu xuất và quan trọng nhất trong điều kiện này là phải ĐÓNG THUẾ ĐẦU NHẬP KHẨU. 

Ví dụ về DDP

Ví dụ: Nếu địa điểm trả hàng là Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh thì trong chứng từ và hợp đồng cẩn thể hiện rõ:
DDP Yen Phong Industrial Zone – Bac Ninh – Viet Nam, Incoterms 2010

Với điều khoản này, các bạn có thể hiểu như sau:

  • Khi dùng điều khoản này, người bán hàng sẽ book tàu, trả cước vận chuyển cũng như thông quan xuất nhập khẩu cho hàng hóa. Người bán trả mọi loại thuế phí, bố trí phương tiện vận chuyển để đưa hàng đến tận kho của người mua.
  • Tuy nhiên, người bán không chịu chi phí dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển xuống kho của người mua. Nếu người bán phải trả chi phí này [theo hợp đồng vận tải] thì sẽ không được đòi lại khoản này từ phía người mua, trừ khi có thỏa thuận khác giữa 2 bên.
  • Chuyển giao rủi ro về hàng hóa và chi phí: Tại địa điểm trả hàng [do người mua quy định]

Xem thêm:
1. DDU là gì trong xuất khẩu
2. Tờ khai hải quan tiếng Anh 
3. Hóa đơn thương mại là gì

Trách nhiệm của người bán trong điều kiện giao hàng DDP:

  • Trucking đầu xuất
  • Thuê phương tiện vận tải
  • Local Charge đầu xuất
  • Local Charge đầu nhập
  • Thông quan hàng xuất khẩu
  • Đóng thuế xuất khẩu [ Nếu có ]
  • Thông quan hàng nhập khẩu
  • Đóng thuế nhập khẩu
  • Chịu toàn bộ chi phí từ lúc hàng xuất từ kho người bán cho đến khi hàng được giao tại điểm chỉ định thuộc nước người mua.
Nhập khẩu ddp là gì

Trách nhiệm của người mua trong điều kiện giao hàng DDP:

  • Trucking đầu nhập từ điểm chỉ định về kho của người mua. Trong trường hợp đó, không cần phải chi trả trucking đầu nhập vì phí này người bán sẽ chi trả để giao hàng đến địa điểm kho của người mua.
  • Chịu toàn bộ chi phí từ lúc nhận hàng tại điểm chỉ định về kho của người mua.

Các rủi ro trong điều kiện giao hàng DDP:

Rủi ro từ người bán chuyển sang người mua khi người bán hoàn tất việc giao hàng đến địa điểm thỏa thuận trong hợp đồng và sẵn sang dở hàng khỏi phương tiện vận tải. Chi phí dở hàng sẽ được thỏa thuận như trên hợp đồng. 

Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện DDP:

Theo điều kiện DDP, không bắt buộc bên nào phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng để phòng tránh rủi ro, khuyến khích bên có đoạn rủi ro dài hơn mua bảo hiểm cho lô hàng.

Ví dụ: hàng hóa được chuyển rủi ro từ người bán sang người mua tại điểm chỉ định thuộc nước người mua, cụ thể là kho người mua. Tức là đoạn rủi ro của người bán trong trường hợp này là từ kho người bán đến kho người mua. Đoạn này kéo dài và mang lại rủi ro cao cho người bán trong quá trình vận chuyển. Qua đó khuyến khích người bán trong trường hợp này mua bảo hiểm cho lô hàng để bảo vệ lợi ích của mình.

Nhập khẩu DDP khác gì với CIF

Khi thực hiện việc mua hàng hóa từ các trang thương mại điện tử nước ngoài về dưới hình thức order qua bên thứ ba. Bạn hay bắt gặp thuật ngữ “Nhập khẩu DDP” và “nhập khẩu CIF”. Và thường không hiểu rõ hai thuật ngữ này khác nhau như thế nào. Ở các dịch vụ bên thứ ba “Nhập khẩu CIF” sẽ có giá cao hơn nhập khẩu DDP.

Nhập khẩu DDP
Nhập khẩu CIF

Sở dĩ có sự chênh lệch về giá giữa nhập khẩu DDP và CIF là do sự khác nhau giữa hai điều khoản này trong Incoterms. Incoterms quy định khi sử dụng CIF người bán có trách nhiệm phải mua bảo hiểm hàng hóa, còn trong DDP điều này không được nhắc đến.

Đối với những công ty, lựa chọn mua hàng theo phương thức nhập khẩu CIF có thể giúp họ xuất hóa đơn đỏ VAT. Tuy nhiên, ở CIF địa điểm chuyển giao rủi ro là ở cảng xếp hàng chứ không phải ở cảng dỡ hàng. Tức là người bán chỉ có trách mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua. Sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ, họ sẽ không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.

Tùy vào từng mục đích mua mà bạn nên chọn phương thức nhập khẩu cho phù hợp. Nếu bạn là người mua hàng cá nhân, nên chọn phương thức nhập khẩu DDP để tiết kiệm chi phí.

Giá DDP

Để được hỗ trợ thông tin về giá DDP, bạn hãy liên hệ với bộ phận hỗ trợ hoặc để lại bình luận bên dưới nhé.

Tông kết

Qua bài viết ” Nhập khẩu ddp là gì? Điều kiện giao hàng DDP” mà HLshipping vừa chia sẻ ở trên. Mình tin rằng bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích, hãy giúp HLshipping chia sẻ rộng rãi nhé!

Về chúng tôi

HL Shipping Co.,Ltd là một đơn vị giao nhận vận tải trên toàn thế giới có trụ sở tại Hồ Chí Minh, Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vân tải biển và hàng không. Chúng tôi tự tin là địa chỉ lý tưởng để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hóa, logistics. Đáp ứng được mọi yêu cầu của Quý Khách. Nếu bạn cần hỗ trợ gì về khai báo hải quan, vận tải hàng hóa nội địa…. Thì gọi ngay HLshipping để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.

Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà Bảo Minh, 217 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, Tp.Hồ Chí Minh

Phone: +84 28 39956117 Email: 

Fanpage: Fb/hlshipping.com.vn

Google review: //g.page/hlshipping?gm

Video liên quan

Chủ Đề