Vì sao phải duy trì hòa bình

Hiện nay, chúng ta may mắn khi được sống trong một đất nước hòa bình, hạnh phúc. Để có được điều này là cả một quá trình dài chiến đấu ngoan cường và anh dũng của những thế hệ đi trước. Chúng ta luôn tưởng, biết ơn và trân trọng những gì mà họ đã mang lại, để chúng ta được sống trong một môi trường hòa bình như hiện tại. Vậy đã bao giờ quý vị tự hỏi Hòa bình là gì? Vì sao chúng ta phải trân trọng hòa bình chưa? Trong lịch sử của chúng ta khái niệm hòa bình luôn đi kèm cùng khái niệm chiến tranh.

Để giải đáp về chủ đề này, xin mời Quý khách hàng và bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích nhé.

Hoà bình là gì?

Hòa bình chính là trạng thái bình an, vui vẻ, hạnh phúc không xảy ra chiến tranh, đổ máu, khủng bố, cướp bóc, bóc lột, con người luôn được sống trong một môi trường tự do – hạnh phúc.

Ngược lại với hòa bình chắc hẳn ai cũng biết đó là chiến tranh, đây là tình trạng xung đột vũ trang giữa các quốc gia đồng thời rộng hơn đó là những trận đánh ngoại giao, viện trợ kinh tế và tuyên truyền.

Hòa bình luôn là biểu tượng của sự bình yên là niềm mơ ước, mong muốn của tất cả mọi người. Để có được môi trường hòa bình như ngày hôm nay dân tộc ta đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát từ những cuộc chiến tranh khốc liệt trong lịch sử.

Đặc biệt phải kể tới hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống đế quốc Mỹ. Hai cuộc chiến tranh này đã để lại những nỗi đau thương, tổn thất cho đất nước và nhiều thế hệ. Những nỗi đau này đến tận bây giờ vẫn chưa thể khắc phục được hết, vì thế nên chúng ta hiểu được tầm quan trọng của hòa bình hơn bao giờ hết.

Ý nghĩa của hòa bình là gì?

Bên cạnh việc giải đáp hòa bình là gì? chúng tôi còn đưa ra ý nghĩa của hòa bình để Quý độc giả có thêm thông tin, cụ thể như sau:

Đối với thế giới và mỗi quốc gia: Được sống trong hòa bình sẽ là môi trường để các quốc gia có cơ hội và điều kiện để tập trung vào phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa và các yếu tố khác trong đó có yếu tố con người.

Khi mà mỗi quốc gia đều yên ổn, không xảy ra chiến tranh, xung đột về mọi mặt thì các quốc gia sẽ có ý thức không gây hại hay xâm lấn đến những đất nước khác từ đó tạo nên nền hòa bình trên thế giới. Các quốc gia sẽ đều hợp tác với nhau tạo thành nên an ninh ổn định, cùng nhau hợp tác cùng nhau phát triển.

Đối với cá nhân mỗi người khi được sống trong một cuộc sống hòa bình: Điều này có lẽ mỗi cá nhân tự có thể cảm nhận được đó là khi sống trong môi trường hòa bình con người sẽ cảm thấy bình yên, cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn. Đồng thời không phải luôn gồng mình để đấu tranh, loại trừ những thế lực thù địch bên ngoài. Bên cạnh đó, khi chúng ta cảm thấy bình yên, thoải mái trong một đất nước không có chiến tranh thì đời sống tinh thần được cải thiện hơn bao giờ hết từ đó sẽ là nền tảng để phát triển kinh tế.

Vì bản thân đất nước chúng ta đã phải trải qua những mất mát gây ra bởi chiến tranh trong quá khứ nên mọi người hầu như sẽ trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại nên sẽ cố gắng bảo vệ xây dựng đất nước giàu đẹp để sánh vai với các nước đang phát triển khác trong khu vực và trên toàn cầu.

Biểu hiện của hòa bình

Cuộc sống hòa bình hiện nay có lẽ ai cũng cảm nhận được tuy nhiên để khái quát một số ý liên quan tới biểu hiện của cuộc sống hòa bình thì có thể nêu một số ý sau:

– Giữ gìn cuộc sống bình yên

– Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia

– Không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang

Hòa bình là khát vọng của loài người vì được sống một cuộc sống trong hòa bình đem lại cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc. Hòa bình đem lại những điều tốt đẹp cho nhân loại. Vì vậy, ảo vệ hòa bình xây dựng đất nước là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên Thế giới.

Giá trị của hòa bình

Ngày 30/4/1975 là một ngày trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là ngày hòa bình được lập lại, Nam Bắc thống nhất, non sông về một mối. Ý nghĩa và và giá trị của ngày 30/4 thì luôn sống mãi với lịch sử của đất nước, của dân tộc. Và giá trị ấy vẫn được giáo dục và trao truyền qua nhiều thế hệ, trong đó có giá trị của hòa bình.

Những gì mà hòa bình mang lại cho một đất nước là hết sức to lớn, nó mang lại cho con người cảm giác hạnh phúc, thoát khỏi  sự lo toan, sợ hãi bởi hòa bình sẽ chẳng phải chịu những đau thương vì bị chà đạp vì bọn xâm lược, không phải chịu nỗi đau của những cuộc chiến tranh.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã đưa đến Quý khách hàng và bạn đọc những nội dung cần thiết nhất về chủ đề Hòa bình là gì? Trường hợp có bất cứ thắc mắc gì về các vấn đề liên quan và dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Bảo vệ hòa bình không phải là việc có thể thực hiện bởi một người, một quốc gia mà nó cần sự đoàn kết, chung tay của cả Thế giới. Tuy nhiên, từ những việc nhỏ hàng ngày của mỗi cá nhân sẽ giúp chúng ta chung tay bảo vệ hào bình.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về bảo vệ hòa bình.

Bảo vệ hòa bình là gì?

– Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hoặc xung đột vũ trang. Thể hiện ở chỗ hiểu biết, tôn trọng hợp tác giữa các quốc gia.

– Bảo vệ hòa bình là giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết vấn đề không để xảy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.

– Diễn biến hòa bình là sự sụp đổ của một quốc gia hoặc một nền văn minh sau một thời gian dài sống trong hòa bình, bởi các yếu tố nội tại bị suy thoái chứ không phải do bị tấn công từ bên ngoài.

– Biểu hiện của lòng yêu hòa bình:

+ Không để xảy ra chiến tranh xung đột.

+ Dùng lòng thương đàm phán để giải quyết mâu thuẫn.

+ Giữ gìn cuộc sống bình yên.

Thứ nhất: Những nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ hòa bình Thế giới

– Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng – Cục trưởng Cục gìn giữ hào bình Việt Nam từ khẳng định:

“ Trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc trong quá khứ, Việt Nam hiểu rõ giá trị của một nền hòa bình thực sự. Việc cử các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại các phái bộ ở Châu Phi cũng là một đóng góp của quân đội và đất nước ta vào việc duy trì hòa bình bền vững trên Thế giới.”

– Trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình, Việt Nam đã đưa ra rất nhiều sáng kiến được Liên hợp quốc và bạn bè quốc tế công nhận và đánh giá cao, góp phần tạo nên vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên Thế giới.

“ Trong thời đại hiện nay, việc bảo vệ cho nhân loại sống trong môi trường hòa bình và ít chịu hậu quả của các thách thức phi truyền thống là nhu cầu của mỗi quốc gia mà Việt Nam đang thực hiện rất tốt.”

– Việt Nam đã ký được 09 văn bản hợp tác về gìn giữ hòa bình với 09 quốc gia đối tác và hai văn bản hợp tác về gìn giữ hòa bình với Liên hợp quốc và EU. Đây là những trường hợp tác thể hiện trong lĩnh vực đa phương, đồng thời thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng song phương với các nước.

– Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc từ năm 2014, đến nay Việt Nam đã cử 53 lượt sí quan hoạt động theo hình thức sĩ quan tham mưu, quan sát viên quân sự, phân tích tình báo, điều phối viên quân sự tại các phía bộ Liên Hợp quốc tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi. Từ tháng 10 năm 2018, Việt Nam đã cử 189 cán bộ, y – bác sĩ của ba bệnh viện dã chiến cấp 2 và số 1, số 2 và số 3 đi thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan.

– Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cả hai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 và số 2 đều được Chỉ huy phái bộ là Liên hợp quốc đánh giá cao. Phó Tổng thư ký Liên Hợp quốc phụ trách hoạt động gìn giữ hào bình Jean – Pierre Lacroix đã gửi thư cảm ơn Chính phủ Việt Nam về sự đóng góp y tế này.

Thứ hai: Ví dụ về bảo vệ hòa bình

– Việt Nam thực hiện đóng góp tài chính với Liên hợp quốc từ năm 1996, từ tháng 06/2014 đến nay. Việt Nam đã cử 53 lượt sĩ quan quân đội và 126 cán bộ, nhân viên của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 và bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 đi làm nhiệm vụ gìn giữ hào bình Liên hợp quốc tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Cộng hào Trung Phi và Cộng hòa Nam Xu đăng.

– 63 Cán bộ, nhân viên của bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 cũng đang hoàn tất công tác chuẩn bị mọi mặt để có thể triển khai thay thế bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 vào Quý I/2021.

– Việt Nam đang triển khai công tác chuẩn bị về nhân sự, trang bị, huấn luyện cho Đội công binh, chuẩn bị đón đoàn đánh giá và tư vấn của Liên hợp quốc trước khi xác định địa bàn và triển khai tới một phát bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cụ thể trong thời gian tới.

– Tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là một quyết định quan trọng của Đảng, Nhà nước và chính phủ Việt Nam nhằm mục đích:

+ Thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cam kết thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của một thành viên của Liên hợp quốc, góp phần bảo vệ hòa bình, duy trì ổn định, phát triển thịnh vượng ở trong khu vực và tại các điểm nóng trên Thế giới.

+ Góp phần thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hào bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phù hợp với Nghị quyết Đại hội XI, Đại hội XII của Đảng, nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 28 của Ban Chấp hành trung ương và Nghị quyết số 806 của Quân ủy Trung ương.

+ Nâng cao hơn nữa uy tín, vị thế của quốc gia nói chung và của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, góp phần củng cố quốc phòng, an ninh. Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ can bộ, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.

Như vậy, Ví dụ về bảo vệ hòa bình đã được chúng tôi trình bày cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến bảo vệ hòa bình. Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề