Bà trạng là gì

Bánh ú Bá Trạng không thể thiếu vào ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương hay Tết diệt sâu bọ, đây là ngày Tết truyền thống của nhiều nước phương Đông, thường diễn ra vào mùng 5/5 âm lịch hàng năm.

Trong mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ, theo truyền thống khắp mọi miền đất nước thì người dân sẽ bày lên mâm cỗ cúng có bánh ú tro, cơm rượu nếp, trái cây… Nhưng đối với riêng cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn thì còn có một món bánh không thể thiếu vào ngày Tết này, đó là Bánh Ú Bá Trạng.

Bánh bá trạng tương tự bánh ú tro của người Việt, nhưng to hơn một chút, có nhiều nhân hơn và vị cũng đậm hơn. Bánh cũng thường được gói hình kim tự tháp, nhưng cũng có một số nơi gói vuông vức như bánh chưng và mang đi biếu cho bạn bè, người thân trong ngày này.

Ý nghĩa tên bánh bá trạng rất đơn giản. Theo tiếng Triều Châu, “bá” hay “bạ” là thịt, còn “trạng” là bánh ú, vậy nên một số người miền Nam còn hay gọi đây là bánh ú mặn để phân biệt với loại bánh ú có nhân đậu xanh ngọt.

Bánh ú bá trạng với phần nhân mặn thập cẩm

Nếu như ở bánh tro, gạo nếp có phần hơi trong suốt thì ở bánh ú bá trạng, ta vẫn thấy được hạt gạo nếp nguyên vẹn bên trong khi bóc ra. Nếp và đậu được ngâm mềm bằng các vị thảo dược qua đêm, vì thế khi ăn sẽ cảm nhận được vị thuốc bắc và hương thảo dược khá rõ ràng.

Nguyên liệu để làm bánh bá trạng không thể thiếu đậu phộng, nếp, đậu xanh, thịt ba rọi, trứng vịt muối, tôm khô, nấm đông cô. Thịt ba rọi phải lựa phần thịt ngon, phần nạc, mỡ và da đầy đủ. Tất cả đều được sơ chế nêm nếm gia vị vừa ăn trước khi gói để tạo nên hương vị đậm đà cho chiếc bánh. Đây cũng là công đoạn khó nhất vì quyết định mùi thơm của nhân.

Khi ăn bánh bá trạng có mùi thơm đặc trưng là mùi của ngũ vị hương, hương thơm thoảng của nếp, vị bùi bùi của hạt đậu phộng, vị beo béo của trứng vịt muối cùng vị thơm của miếng thịt ba rọi, nấm đông cô quyện vào nhau. Nếu đi xa, chỉ cần mang theo một chiếc bánh là đủ no cả ngày.

Bánh với phần nếp thơm mùi thảo dược độc đáo

Đối với một số gia đình người Hoa, bánh bá trạng có vị thế cũng không khác bánh chưng, bánh tét là bao, khi mà cứ đến Tết Đoan Ngọ là cả gia đình quây quần bên nhau, người làm nhân, người làm vỏ, người gói bánh, tất tả mà nhộn nhịp. Đây là tập tục có từ ngày xưa, thể hiện được tinh thần đoàn kết, quý trọng gia đình, nguồn cội của người dân châu Á nói chung.

Tại Saigon, nếu muốn ăn Bánh Bá Trạng mà không cần đợi đến Tết Đoan Ngọ, thì cứ ghé tiệm Mẹ Quê ở địa chỉ 167 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1.

Bánh đã được điều chỉnh hương vị cho phù hợp với khẩu vị chung của người Việt, độc đáo không nơi nào có được. Được ra lò mỗi ngày, không chất phụ gia, chất bảo quản đảm bảo cho thực khách dùng được cái bánh ngon lành nhất.

Giá: 40k/ cái nặng 350g

Bánh ú Bá Trạng được bán quanh năm tại tiệm Mẹ Quê

Bánh được gói cẩn thận, kỹ lưỡng, sạch sẽ, tiện dùng trong nhà, nơi làm việc, hoặc làm quà biếu tặng người thân.

Bánh Ú Bá Trạng hiện có bán hàng ngày tại địa chỉ:

Tiệm Mẹ Quê
Số 167 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Pham Ngũ Lão, quận 1.
Mở cửa 8h30 – 22h tất cả các ngày.

Khách cũng có thể đặt giao hàng [có tính phí giao bánh tùy nơi] qua số điện thoại: 0938348988 -0901204804,

hoặc địa chỉ facebook: www.facebook.com/mequeshop

Ngọc Vũ

Trong mâm cỗ ngày Tết Đoan Ngọ, theo truyền thống khắp mọi miền đất nước thì người dân sẽ cúng bánh ú tro, cơm rượu nếp, trái cây… Nhưng đối với riêng cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn thì còn có một món bánh không thể thiếu vào ngày Tết này, đó là bánh ú bá trạng.

Món bánh ú bá trạng của người Hoa ở Chợ Lớn. [Ảnh: Thiên Chương]

Xem thêm: Tết Đoan Ngọ năm nay nên ăn gì?

Thói quen dùng bánh ú bá trạng [hay bánh bá trạng] vào Tết Đoan Ngọ của người Hoa vẫn được giữ gìn cho tới hôm nay như một nét đẹp riêng trong văn hóa ẩm thực và thờ cúng ông bà tổ tiên. Ý nghĩa của loại bánh này cũng giống như món bánh ú tro của người Việt.

Bánh bá trạng có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau nhưng thường sẽ có hình tam giác tương tự như bánh ú tro và được gói bằng lá tre. Có khi lại được gói vuông như bánh chưng nhưng hình thức sẽ đơn giản hơn một chút.

Bánh ú bá trạng thường có hình như bánh u tro. [Ảnh: Thiên Chương]

Có thể khác nhau về hình dạng nhưng bánh ú bá trạng đều được làm từ nếp dẻo và đậu phộng bên ngoài, trong nhân có trứng muối, đậu xanh, hạt điều, thịt heo và một số nguyên liệu khác. 

Lớp vỏ ngoài được ngâm mềm cùng các loại thảo dược truyền thống nên khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của đậu, vị mặn của thuốc bắc và mùi thơm thảo dược.

Nguyên liệu gói bánh phong phú. [Ảnh: Ninh Vĩ Sâm]

Nhân bánh ú bá trạng rất đa dạng và ngày càng được biến tấu với nhiều nguyên liệu khác nhau tùy theo sở thích. Giống như một "bản tình ca", phần nhân có đủ loại từ thịt ba chỉ, trứng muối, lạp xưởng, tôm khô, nấm… 

Nhờ được sơ chế và tẩm ướp gia vị tạo nên sự đậm đà và vô cùng thơm ngon. Người Hoa mỗi nhà đều có cách sơ chế và tẩm ướp riêng để tạo ra một mùi vị bánh riêng biệt làm bánh ngon hơn, xem như là bí quyết gia truyền.

Chọn lá gói bánh thường sẽ là lá dong bên trong để không làm thay đổi mùi vị của bánh sau khi nấu. Chiếc bánh bá trạng có ngon và chiếm được cảm tình hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào sự khéo léo của đôi tay người gói.

Khâu gói bánh cực kì quan trọng, đòi hỏi người gói phải có tay nghề và gói "chắc tay". [Ảnh: Ninh Vĩ Sâm]

Nhân bánh nhiều hơn hẳn bánh ú tro thông thường nên bánh to hơn hẳn, bánh có kích thước cỡ bàn tay xòe ra và nặng từ 250 - 500 gram tùy loại. Sau khi gói bánh, khâu cột bánh cũng là vấn đề khó khăn, vì phải cột làm sao để bánh có hình dáng như chiếc bánh ú: nhô cao và xòe rộng, đây cũng là hình ảnh đại diện cho tư tưởng "nở hậu" của người Hoa.

Thời gian luộc bánh mất khoảng 4 tiếng. [Ảnh: Bảo Bình]

Khi thưởng thức bánh, người ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt của nếp, vị béo của đậu phộng, vị mặn của tôm khô, mùi thơm của lạp xưởng và sự hòa quyện của thịt heo, trứng muối. Nếu đi xa, chỉ cần mang theo một chiếc bánh là đủ no cả ngày.

Chỉ cần một chiếc bánh cũng đủ no cả ngày. [Ảnh: Bảo Bình]

Do tính đặc thù nên bánh bá trạng thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết Đoan Ngọ [cũng như truyền thống cúng bánh chưng của người Việt]. Ngoài bánh ú lá tre thì bánh bá trạng là 1 phần không thể thiếu để cúng trong dịp này. 

Bánh được cúng thành từng cặp. Do nguyên liệu làm bánh thuộc hàng "xịn" nên giá thành bánh khá cao, 1 cặp bánh giá khoảng 100.000 - 120.000 đồng [dành cho bánh loại lớn].

Dễ kiếm món này trong những khu chợ người Hoa. [Ảnh: Thiên Chương]

Hiện nay tại Sài Gòn vẫn có nhiều nơi gói loại bánh ú trạng này vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ bạn có thể tìm mua tại lò bánh cô Phượng ở 56C/67 Lạc Long Quân, quận 11, lò bánh Vỹ Cầm ở 52B Lão Tử, quận 5, chợ Nguyễn Tri Phương, chợ Phùng Hưng hay dọc những con đường ở phố người Hoa như Tạ Uyên [quận 11], Nguyễn Trãi [quận 5], Lão Tử [quận 5],...

Video liên quan

Chủ Đề