Có bao nhiêu số tự nhiên x thỏa mãn 10000 bé hơn 5 nhân x bé hơn 10100

Câu 1. Có bao nhiêu số tự nhiên bé hơn 1 000 000 có tổng các chữ số bằng 2? Đáp số: 21. Nhận xét. Cách 1. Ta liệt kê các số tự nhiên thỏa mãn là: 2, 11, 20, 101, 110, 200, 1001, 1010, 1100, 2000, 10001, 10010, 10100, 11000, 20000, 100001, 100010, 100100, 101000, 110000, 200000. Cách 2. Số nhỏ hơn 1 000 000 có nhiều nhất 6 chữ số. Xét ví dụ những số có bốn chữ số. Ta có bốn cách viết gồm: Số có chữ số đầu tiên bằng 2 là 2000; Số có chữ số đầu tiên bằng 1, trong các chữ số còn lại có một chữ số bằng 1 và các chữ số khác bằng 0 là 1100, 1010, 1001. Vậy số tự nhiên thỏa mãn là 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 = [1 + 6] x 6 : 2 = 21. Câu 2. Sáu mặt của một khối lập phương đều được tô màu, mỗi mặt một màu. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu màu để tô khối lập phương sao cho hai mặt có cạnh chung đều được tô khác màu? Đáp số: 3 màu. Nhận xét. Tại mỗi đỉnh của khối lập phương có ba mặt. Ba mặt này đều phải tô khác màu. Do đó cần ít nhất ba màu để tô khối lập phương. Một cách tô chỉ sử dụng ba màu là: Cứ hai mặt đối diện tô cùng màu. Câu 3. Dãy số 1, 2, 4, 8 thỏa mãn tính chất: Mỗi số viết sau bằng tổng các số viết trước nó: 1 = 1, 2 = 1 + 1, 4 = 1 + 1 + 2, 8 = 1 + 1 + 2 + 4. Một dãy số gồm 9 số có tính chất tương tự. Biết tổng của 9 số trong dãy là 1024. Tìm số đầu tiên. Đáp số: 4. Nhận xét. Vì số thứ 9 bằng tổng của 8 số đầu tiên trong dãy số nên tổng của 8 số đầu tiên trong dãy số là 1024 : 2 = 512. Tương tự, tổng của 7 số đầu tiên trong dãy số là 512 : 2 = 256. Cứ tiếp tục như vậy, ta tìm được số đầu tiên là 256 : [2 x 2 x 2 x 2 x 2 x 2] = 4. Câu 4. Có bảy điểm A, B, C, D, E, G, H phân biệt, trong đó bốn điểm A, B, C, D thẳng hàng và không có bất cứ ba điểm nào khác thẳng hàng. Hỏi khi nối các điểm lại được bao nhiêu tam giác? Đáp số: 31 tam giác. Nhận xét. Cách 1. Nếu 7 điểm không có 3 điểm nào thẳng hàng thì số tam giác là 7 x 6 x 5 : [3 x 2] = 35. Nếu 4 điểm không có 3 điểm nào thẳng hàng thì số tam giác là 4 x 3 x 2 : [3 x 2] = 4. Ta có 35 - 4 = 31. Cách 2. Ba điểm E, G, H tạo thành một tam giác. Lấy một trong ba điểm E, G, H và hai trong bốn điểm A, B, C, D tạo thành một tam giác. Số tam giác là 3 x [4 x 3 : 2] = 18. Lấy hai trong ba điểm E, G, H và một trong bốn điểm A, B, C, D tạo thành một tam giác. Số tam giác là [3 x 2 : 2] x 4 = 12. Ta có 1 + 18 + 12 = 31. Câu 5. Một bảng hình vuông cạnh 3cm được viết 9 số tự nhiên vào 9 ô như sau: 1 2 3 6 5 4 7 8 9 Từ bảng, ta chọn ra ba số sao cho không có hai số nào ở cùng hàng hay cùng cột. Hỏi tổng ba số này bé nhất, lớn nhất bằng bao nhiêu? Đáp số: 13; 17. Nhận xét. Ta có sáu cặp ba số sau: [1, 5, 9], [1, 4, 8], [2, 6, 9], [2, 4, 7], [3, 6, 8], [3, 5, 7]. Ta được các tổng tương ứng là: 15, 13, 17, 13, 17, 15. Kết quả kỳ trước. Số có hai chữ số có tổng các chữ số bằng 18 là 99. Số này không chia hết cho 18. Do đó số cần tìm có ít nhất ba chữ số. Ta xét số 1ab. Ta có 1 + a + b = 18 nên a + b = 17. Chỉ có hai số ab thỏa mãn là 89, 98. Số thỏa mãn 1ab chia hết cho 18 là 198. Đáp số: 198. Trao giải 50.000 đồng/người cho các bạn Nguyễn Hương Ly [số 5 Trần Đại Nghĩa], Đỗ Thúy Vy [17 Nguyễn Khuyến].

Kỳ này. Có bao nhiêu số tự nhiên bé hơn 10000 có tổng các chữ số bé hơn 3? Câu trả lời gửi về chuyên mục “Toán học, học mà chơi”, Tòa soạn Báo Hànộimới, 44 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

=> Xem thêm tài liệu Giải toán lớp 5 tại đây: Giải toán lớp 5

Giải bài tập trang 58 SGK Toán 5, Luyện tập - Gồm phương pháp giải

Giải bài 1 trang 58 SGK Toán 5


Đề bài:Tính nhẩm:

1,48 x 10                  5,12 x 100           2,571 x 1000


15,5 x 10                  0,9 x 100              0,1 x 1000
Số 8, 05 phải nhân với số nào để được tích là 80,5; 805; 8050; 80500?

Phương pháp giải:
Các bạn xem lại phần hướng dẫn cách nhân một số thập phân với số 10, 100, 1000,... ở phần Giải bài 1 trang 57 SGK Toán 5

Đáp án:
a] 1,48 x 10 = 14,8                        5,12 x 100 = 512
2,571 x 1000 = 2571                     15,5 x 10 = 155
0,9 x 100 = 90                               0,1 x 1000 = 100
b] 8,05 x 10 = 80,5                        8,05 x 100 = 805
8,05 x 1000 = 8050                       8,05 x 10000 = 80500.


Giải bài 2 trang 58 SGK Toán 5
Đề bài:Đặt tính rồi tính:a] 7,69 x 50;                             b] 12,6 x 800;

c] 12,82 x 40;                           d] 82,14 x 600;

Phương pháp giải:
Các bạn đón đọc hướng dẫn chi tiết quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên ở phần Nhân một số thập phân với một số tự nhiên

Đáp án:

Giải bài 3 trang 58 SGK Toán 5
Đề bài:
Một người đi xe đạp, trong 3 giờ đầu mỗi giờ đi được 10,8km, trong 4 giờ tiếp theo mỗi giờ đi được 9,52km. Hỏi người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét?

Phương pháp giải:* Tóm tắt đề bài:3 giờ đầu: Đi được 10,8 km/ 1 giờ4 giờ tiếp theo: Đi được 9,52 km/ 1 giờQuãng đường người đó đi được: ? km* Cách giải:- Bước 1: Tính quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu, bằng cách lấy vận tốc nhân với thời gian - Bước 2: Tính quãng đường người đó đi được trong 4 giờ tiếp theo, bằng cách lấy vận tốc nhân với thời gian. 

- Bước 3: Tính tổng quãng đường người đó đi được, bằng cách lấy quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu đem cộng với quãng đường đi được trong 4 giờ tiếp theo. 

Đáp án:Quãng đường người đó đi được trong 3 giờ đầu là:10,8 x 3 = 32,4 [km]Quãng đường người đó đi được trong 4 giờ tiếp theo là:9,52 x 4 = 38,08 [km]Người đó đi được quãng đường là:32,4 + 38,08 = 70,48 [km]

Đáp số: 70,48km.


Giải bài 4 trang 58 SGK Toán 5
Đề bài:

Phương pháp giải:
Các em thay x bằng các số cụ thể từ 0, 1, 2, 3,... vào phép tính 2,5 nhân với x rồi đem so sánh với 7, đến ẩn x cuối cùng thỏa mãn điều kiện khi nhân với 2,5 mà nhỏ hơn 7 thì dừng việc thử và kết luận các giá trị x thích hợp. 

Đáp án:

Giải bài tập trang 58 SGK Toán 5, Luyện tập - Ngắn gọn

Giải bài 1 trang 58 SGK Toán 5, Luyện tập

Giải bài 2 trang 58 SGK Toán 5, Luyện tập

Giải bài 3 trang 58 SGK Toán 5, Luyện tập

Chương I chúng ta làm quen với các đơn vị đo, trong đó Héc-ta được sử dụng nhiều. Cùng xem gợi ý Giải bài tập trang 29, 30 SGK Toán 5 để học tốt môn Toán lớp 5 nhé.

Giải bài 4 trang 58 SGK Toán 5, Luyện tập

Trên đây là gợi ý Giải bài tập trang 58 SGK Toán 5 đầy đủ chi tiết. Các em chuẩn bị trước nội dung bài Nhân một số thập phân với một số thập phân qua phần Giải bài tập trang 58, 59 SGK toán 5 và bài Luyện tập trang 60 SGK Toán 5 qua phần Giải bài tập trang 60 SGK Toán 5 để học tốt Toán 5 hơn.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Giải bài tập trang 68 SGK toán 5 để nâng cao kiến thức môn Toán 5 của mình.

Hơn nữa, Giải bài tập trang 68 SGK Toán 5, Luyện tập là một bài học quan trọng trong chương trình Toán 5 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Đến với phần giải bài tập trang 58 SGK Toán 5, luyện tập, các em sẽ được ôn luyện lại cách nhân một số thập phân với 10, 100, 1000… bằng cách dịch chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải 1, 2, 3… chữ cố tương ứng và nếu nắm vững được quy tắc đó, đảm bảo sẽ không có bài tập nào là thử thách với các em về phần phạm vi kiến thức này.

Giải Bài 1 Trang 58 SGK Toán 5 Giải Bài 3 Trang 58 SGK Toán 5 Giải bài tập trang 58 SGK toán 3 Giải bài tập trang 57, 58 SGK Đại Số và Giải Tích 11 Giải Bài 1 Trang 54 SGK Toán 5 luyện tập Giải Bài 2 Trang 54 SGK Toán 5 luyện tập

1. Dãy số tự nhiên 

- Các số 0; 1;....;10; 100;... là các số tự nhiên

- Các số tự nhiên sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn tạo thành dãy số tự nhiên

- Số 0 ứng với điểm gốc của tia số

- Mỗi số tự nhiên ứng với 1 điểm trên tia số

2. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân 

- Ở mỗi hàng có thể viết được 1 chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành 1 đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó

- Với mười chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên

3. So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên 

Trong 2 số tự nhiên

- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn

- Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn

- Nếu 2 số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng kể từ trái sang phải

- Nếu 2 số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì 2 số đó bằng nhau

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Dạng 1: Các bài tập về dãy số tự nhiên thuộc  chương trình cơ bản

Dạng 2: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân 

Bài 1: Viết theo mẫu

Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu:

387; 873; 4738; 10 837.

Mẫu: 387 = 300 + 80 + 7.

Phương pháp giải:

Xác định giá trị của mỗi chữ số trong số đã cho, sau đó viết thành tổng tương tự ví dụ mẫu.

Đáp án:

873 = 800 + 70 + 3

4738 = 4 000 + 700 + 30 + 8

10 837= 10 000 + 800 + 30 + 7

Dạng 3: So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên

Bài 1: Điền dấu , = thích hợp vào chỗ chấm:

6283 ….. 482 48 829 … 48 830
7827 …. 7000 + 800 + 20 + 7 489 478 …. 489 245
5800 + 24 …. 5824 8662 …. 9372

Bài 2: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

a] 6823, 6826, 6846, 6802, 6859

b] 7234, 7294, 7237, 7246

Bài 3: Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:

a] 862, 867, 846, 815, 836

b] 17 627, 17 635, 17 673, 17 693

Bài 4: Tìm các số tự nhiên x thỏa mãn 372 < x < 376

Trên đây là một số dạng bài toán về các dãy số tự nhiên thuộc chương trình toán lớp 4. Đây là một dạng bài tập quan trọng, có mặt trong các bài thi cuối kỳ vì thế ba mẹ hãy cho con luyện tập thường xuyên các dạng bài toán này để tránh bị mất điểm trong các bài kiểm tra. Ngoài ra để giúp con học tốt ngay từ đầu năm, ba mẹ có thể lựa chọn cho con khóa HỌC GIỎI của Hocmai.vn Tiểu học. 

Nội dung khóa học bám sát sách giáo khoa trên lớp, đồng thời kèm thêm nhiều bài giảng thuộc chương trình nâng cao giúp các con đạt điểm cao trong các kỳ thi đánh giá năng lực, đặc biệt là các kỳ thi học sinh giỏi. Định kỳ hệ thống gửi học bạ điện tử qua email của bố mẹ.  

Video liên quan

Chủ Đề