Folsaure là gì

Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều lượng để chắc chắn thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất cho bạn. Hãy thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng axit folic?

Axit folic thường có rất ít tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường từ khi dùng sản phẩm này, cho bác sĩ của bạn biết. Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mẩn, ngứa, sưng [đặc biệt là ở mặt, lưỡi, họng], chóng mặt hoặc khó thở, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

Thông báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng thuốc.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng axit folic bạn nên biết những gì?

Bạn không nên sử dụng thuốc này nếu bạn đã từng bị dị ứng với axit folic hoặc nếu bạn có các vấn đề sau:

Nếu bạn có bất kỳ các bệnh lý nào khác, hãy trao đổi với bác sĩ vì có thể cần điều chỉnh liều hoặc thực hiện xét nghiệm đặc biệt để sử dụng thuốc một cách an toàn.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng axit folic trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

Axit folic có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng [bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng] và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số tương tác có thể xảy ra khi dùng chung với:

  • Sulphasalazin
  • Thuốc tránh thai đường uống
  • Thuốc chống co giật
  • Cotrimoxazol

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng tới thuốc này không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc này?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản

Bạn nên bảo quản thuốc axit folic như thế nào?

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Axit folic và sắt thường được nhắc đến như những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai. Nhưng hiểu rõ về axit folic, sắt vẫn là một nhu cầu rất lớn của nhiều chị em trước khi bước vào cột mốc quan trọng trong đời: làm mẹ. 

Folate là gì? Folate và Axit folic [Acid folid] có khác nhau?

Folate và acid folid đều là các loại Acid amin, rất quan trọng cho cơ thể. Nói Folate nghĩa là muốn đề cập đến Folate ở dạng tự nhiên, có trong thiên nhiên như trong rau quả, thực  vật…còn Acid folid thì ở dạng tổng hợp, tức phải nhờ các phương tiện kỹ thuật để bào chế, tổng hợp. Folate ở dạng tự nhiên dễ bị phân hủy khi chế biến, nấu nướng.

Axit folic có phải là sắt không ?

Nhiều bà bầu lầm tưởng axit folic là sắt vì sản phẩm bổ sung sắt cho bà bầu thường kèm theo axit folic. Việc uống chung trong một viên thuốc làm bà bầu cứ ngỡ axit folic chỉ là tên gọi khác của sắt. Thực ra, đây là hai hợp chất hoàn toàn khác nhau, có những công dụng khác nhau và đều giữ vai trò tối quan trọng cho bà mẹ đang mang thai. Mẹ bầu cần trang bị kiến thức đầy đủ, rõ ràng về axit folic và sắt, tránh tình trạng lẫn lộn, dẫn đến việc bổ sung thừa hay thiếu, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kì lẫn thai nhi.

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9 là vitamin đặc biệt cần thiết cho tất cả các phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong quá trình khi mang thai. Tại sao uống bổ sung axit folic khi mang thai là một việc làm ưu tiên hàng đầu? Bởi vì đây là thời điểm cơ thể của phụ nữ mang thai đang thay đổi nhanh chóng. Tử cung được mở rộng và em bé đang phát triển với một tốc độ nhanh. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ bổ sung acid folic bằng thực phẩm thì sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể phụ nữ có thai, chính vì vậy giai đoạn này các bác sĩ luôn khuyến cáo bà bầu uống bổ sung acid folic cho cơ thể ngay sau khi xác nhận việc mang thai.

Bổ sung đầy đủ acid folic sẽ giúp ngăn chăn các nguy cơ dị tật bẩm sinh, khuyết tật về ống thần kinh, nứt đốt sống [là tình trạng lớp bao mọc xung quanh tủy sống của thai nhi không đóng đúng cách. Nó để lại một khoảng trống ở giữa, khiến cho bào thai dễ bị một tổn thương thần kinh nghiêm trọng. Nó cũng thể dẫn đến tê liệt trong một số trường hợp.] và thiếu máu não, đây là những khuyết tật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của bào thai.

Ngoài ra, giai đoạn đầu của thai kỳ nếu bà bầu thiếu acid folic thì bào thai còn có nguy cơ thiếu một phần não khi một phần lớn của bộ não, hộp sọ và da đầu bị thiếu.Acid folic còn giúp cho việc tạọ hồng cầu bình thường và ngăn ngừa một số loại bệnh thiếu máu.

Axit folic rất quan trọng đối với sức khỏe của người mẹ, giúp giảm nguy cơ sinh non, và thiếu máu. Sự hình thành của các tế bào hồng cầu cũng phụ thuộc vào mức độ lành mạnh của axit folic trong máu người mẹ.

Việc thiếu axit folic làm chậm quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào, ảnh hưởng đến các khu vực có sự tái tạo tế bào nhanh như ở tủy xương. Sự thiếu hụt axit folic làm chậm sự tổng hợp ADN, trong khi đó là không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp ARN và protein, khiến tạo ra nhiều các tế bào hồng cầu lớn trong máu, gọi là nguyên hồng cầu to, gây ra sự thiếu hồng cầu bình thường và chứng bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu to.

Ngược lại, nếu bổ sung quá dư thừa axit folic, có thể làm tăng nguy cơ tự kỉ ở trẻ sau này.

Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo nên Hemoglobin – thành phần quan trọng trong hồng cầu – có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường do đó yêu cầu nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng.

Nếu mẹ thiếu sắt ở giai đoạn đầu mang thai từ tháng 1-3 dễ gây ra sảy thai hoặc thai bị chết lưu. Nếu Mẹ thiếu sắt ở những giai đoạn sau, có thể dẫn tới hiện tượng đẻ non, bào thai bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển nhận thức, giảm phát triển trí tuệ ở con sau này. Thiếu sắt khi mang thai còn khiến mẹ có nguy cơ bị băng huyết khi sinh, gây nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn tới tử vong cả mẹ và con.

Ngoài ra, Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn..

Tuy nhiên, nếu bổ sung thừa sắt, nồng độ sắt tự do trong máu tăng sẽ làm tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu người mẹ, làm cản trở quá trình cung cấp máu từ mẹ sang con, dẫn đến tình trạng bị sinh non, thiếu cân và tăng nguy cơ tử vong cho sản phụ.

Sắt dư thừa được tích lũy trong gan và lá lách, nếu tích lũy kéo dài có thể dẫn tới suy gan, suy lách và hàng loạt các biến chứng khác.

Acid folic được bổ sung kết hợp với sắt để cải thiện sự tổng hợp hemoglobin và phòng ngừa thiếu sắt. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai, thiếu máu thường đi kèm với thiếu axit folic. Axit folic giúp bổ sung và hấp thụ sắt tốt hơn.

Các loại thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu thường chứa nhiều vitamin quan trọng, trong đó không thể thiếu là sắt và axit folic. Vì trong viên uống có thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất nên bà bầu có thể uống vào thời điểm sau bữa ăn sáng là tốt nhất, vì không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ như việc uống vào buổi tối, hoặc uống giữa hai bữa ăn. Tránh uống thuốc với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm hấp thu sắt.

Axit folic loại nào tốt ?

Axit folic dạng tự nhiên

Có nhiều trong rau lá xanh như: súp lơ xanh, cải làn; trong các loại hạt như: đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen và các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. Đặc biệt, acid folic có nhiều trong gan gia súc và gia cầm… Tuy nhiên acid folic dạng tự nhiên rất dễ bị phân hủy bởi nhiệt độ cao nhất là trong quá trình chế biến. Vì vậy để giữ được lượng axit folic tự nhiên trong thực phẩm thì khi chế biến, mẹ bầu không nên ngâm, rửa quá lâu và không nên nấu quá lâu để tránh thất thoát thành phần acid folic.

Xem thêm: Thực phẩm siêu giàu axit folic cho bà bầu

Axit folic trong viên thuốc bổ tổng hợp cho bà bầu

Nếu đang có ý định mang thai, bạn nên bổ sung axit folic bằng dạng thuốc uống với liều 400mcg acid folic/ngày trước khi mang thai ít nhất là 1 – 3 tháng.

Xem thêm: Cần bổ sung bao nhiêu acid folic khi chuẩn bị có thai ?

Nếu đã phát hiện có thai, bạn nên uống acid folic kèm với sắt từ khi phát hiện có thai đến sau khi sinh một tháng. Nên lựa chọn viên uống bổ sung acid folic: 400mcg – 500mcg cho hầu hết các trường hợp. Việc bổ sung quá liều cần thiết trong một thời gian dài sẽ dẫn tới bị dư thừa nồng độ folate trong máu, tăng nguy cơ tự kỉ ở trẻ sau này.

Những lưu ý khi bổ sung axit folic cho bà bầu cần biết

– Lưu ý hàm lượng acid folic có trong các sản phẩm bổ sung để đảm bảo liều lượng tổng trong khoảng 400-600mcg acid folic/ngày. Chỉ bổ sung liều cao hơn khuyến cáo khi có chỉ định của bác sĩ thăm khám trực tiếp trong các trường hợp đặc biệt và cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ khi sử dụng

– Vitamin C sẽ làm tăng hấp thu sắt, bảo vệ folate không bị phá hủy bởi quá trình Oxy hóa. Do đó, có thể uống viên sắt – axit folic chung với nước cam hoặc nước trái cây.

– Tránh uống acid folic với nước trà, cà phê, rượu vì sẽ làm giảm khả năng hấp thu.

– Uống axit folic có thể gây táo bón, vì vậy cần uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ.

– Axit folic khó tan trong nước và sẽ được hấp thu tốt nhất nếu được bào chế trong viên nang mềm với tỉ lệ các chất dinh dưỡng được nghiên cứu cân đối, hợp lý, khoa học nhất.

Theo Procarevn.vn

Video liên quan

Chủ Đề