Dưỡng chất thực vật là gì năm 2024

Tại sao mỗi loại thực phẩm có màu sắc khác nhau? Đằng sau những “chiếc áo màu sắc” của thực phẩm nói lên điều gì về công dụng của chúng? “Phytonutrient – Giải pháp sắc màu cho dinh dưỡng tối ưu” hiện đang là kiến thức được đông đảo các bà mẹ hiện đại quan tâm.

Nắm bắt được kiến thức này sẽ giúp mẹ vận dụng vào khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình, ngừa bệnh hiệu quả thay cho thuốc bổ. Hãy cùng Gấu Kan khám phá thông tin mẹ nhé.

Thế giới tự nhiên đã ban cho chúng ta những sắc màu tươi thắm và đa dạng của trái cây, rau, củ quả. Ẩn chứa bên trong sắc cầu vồng ấy là những bí mật của thiên nhiên đang dần dần được mở ra dưới ánh sáng của khoa học…

1. Phytonutrient là gì và nguồn cung cấp

Từ “Phyto” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là thực vật. Vì thế, các hoạt chất hay chất dinh dưỡng trong thực vật được gọi là Phytonutrient – là những chất dinh dưỡng tự nhiên tập trung nhiều ở lớp vỏ tạo màu sắc, hương thơm và mùi vị cho rau quả. Những thực vật khác nhau có phytonutrient khác nhau. Ăn đa dạng nguồn thực vật là điều quan trọng để có được sức khỏe như ý – các nhà khoa học nhấn mạnh.

2. Thế giới màu sắc của thực phẩm

Thực phẩm được chia thành 5 nhóm màu, mỗi nhóm có một màu đặc trưng: nhóm màu đỏ [Cà chua, Bưởi đỏ, Dưa hấu…], nhóm màu đỏ/tím [ Nho, Dâu, Mận, Cherry…], nhóm màu cam/vàng [Thơm, Đu đủ, Cam…], nhóm màu xanh lá cây [Rau muống, Dưa leo, Đậu xanh, Cải xoong…], nhóm màu trắng [Súp-lơ, Bắp cải, Tỏi, Hành tây…].

– NHÓM MÀU ĐỎ: Được tô màu bằng những sắc tố tự nhiên gọi là lycopene hay anthocyanins. Lycopene giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tiền liệt tuyến. Anthocyanins hoạt động như những chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ tế bào không bị tổn thương. Các chất chống oxy hóa còn có liên quan đến bảo vệ sức khỏe tim mạch.

– NHÓM MÀU CAM/VÀNG: thường được tô màu bằng những sắc tố tự nhiên là carotenoids, bêtacarotene [trong khoai lang bí, bí rợ, cà rốt…], sẽ chuyển hóa thành vitamin A, giúp bảo vệ màng nhầy và mắt. Thực phẩm chứa nhiều các chất này giúp ngăn ngừa ung thư, cải thiện chức năng miễn dịch và tốt cho tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy, đàn ông có cholesterol máu cao mà ăn rau giàu carotenoid có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 36%.

– NHÓM MÀU XANH LÁ CÂY: được tô màu bởi sắc tố thực vật tự nhiên gọi là chlorophyll. Một số loại trong nhóm màu xanh lá cây như dưa leo, rau muống, rau lá xanh có chứa lutein. Lutein có tác dụng cùng với các hóa chất khác là zeaxathin [có trong bắp, cam, nho tương tự như trong lòng đỏ trứng] có tác dụng bảo vệ mắt. Các chất này có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa võng mạc do lão hóa gây mù mắt. Hợp chất Indoles trong bông cải, bắp cải và những loại rau thuộc họ cải có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư. Những loại rau lá xanh như rau muống, bông cải xanh rất giàu chất folate [một loại vitamin B] giúp giảm nguy cơ khiếm khuyết khi sinh.

– NHÓM MÀU XANH/TÍM: Được tô màu bởi sắc tố thực vật Anthocyanidins [được phân loại như là flavonoids]. Các loại thực phẩm giàu flavonoids có thể giúp hạ huyết áp và cholesterol, làm giãn nở các mạch máu thông qua việc kích thích, phóng thích nitric oxide trong nội mạc. Flavonoids cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm các phản ứng viêm.

– NHÓM MÀU TRẮNG: được tô màu bằng sắc tố anthoxanthins; trong đó có chứa allicin, giúp làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, hạ cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

3. Chúng ta cần bao nhiêu Phytonutrient?

Do lợi ích bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật của Phytonutrient, chúng ta nên đưa vào cơ thể nhiều loại Phytonutrient khác nhau bằng cách đa dạng hóa nguồn trái cây, rau củ hàng ngày. Cần bao nhiêu Phytonutrient là phụ thuộc vào môi trường bạn đang sống và thói quen của bạn. Môi trường nhiều khói thuốc, chất độc hại hay cuộc sống căng thẳng, ăn uống không lành mạnh sẽ sinh ra nhiều gốc tự do trong cơ thể. Chúng ta không thể ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do nhưng có thể giảm lượng gốc tự do trong cơ thể và giảm thiểu khả năng hủy hoại của chúng đối với cơ thể.

Nếu bạn đánh giá thấy mình nằm trong nhóm nguy cơ cao, hãy có kế hoạch gia tăng khẩu phần rau và trái cây để tăng cường chống đỡ sự tổn thương tế bào… Thông thường, ngoài trái cây, mỗi ngày nên ăn tối thiểu 300g rau đủ loại, và càng nhiều càng tốt.

Các dưỡng chất thực vật [Khoa học gọi chung là Phytonutrients] có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người nhưng chưa được khám phá và áp dụng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Dưỡng chất thực vật có trong các loại trái cây và rau củ nhiều màu sắc, giúp hỗ trợ nhiều chức năng sống của các cơ quan tim mạch, não bộ, mắt, xương khớp… Những ích lợi này chỉ có trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, không có trong các nguồn tổng hợp.

Bên cạnh đó, các gốc tự do có thể gây ra tác hại nghiêm trọng đối với cơ thể. Cơ thể tạo ra các gốc tự do vào bất cứ lúc nào khi chúng ta ăn, tập thể dục và thậm chí là thở. Dưỡng chất thực vật Phytonutrients là chất chống ô-xy hóa, giúp chống lại các gốc tự do. Chế độ ăn nhiều rau củ quả có thể giúp bạn đạt được sức khỏe tối ưu. Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến nghị cần ăn tối thiểu 400g đa dạng màu sắc rau củ quả mỗi ngày.

Cần ăn uống đủ và đa dạng màu sắc rau củ quả mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất thực vật.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là các dưỡng chất thực vật Phytonutrients rất dễ bị thất thoát. Thật vậy, để đến tay người sử dụng, các loại rau củ quả sẽ trải qua một quá trình dài hơi từ thu hoạch, vận chuyển, dự trữ đến chế biến. vì thế mà không tránh khỏi sự hao hụt dưỡng chất.

Quá trình vệ sinh và nấu nướng cũng sẽ làm thất thoát thêm dưỡng chất. Thay vì nấu ở mức độ vừa phải để giữ lại nhiều thành phần dinh dưỡng vốn dễ phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, quan điểm sai lầm của phần lớn các bà nội trợ là ninh rau củ thật kỹ đã vô tình làm mất đi lượng dưỡng chất thực vật, vitamin và khoáng chất sẵn có. Vì vậy, để tận dụng triệt để những dưỡng chất của rau củ quả, chúng ta đang cần một quy trình chế biến khép kín từ khâu thu hoạch đến chế biến để “bảo toàn giá trị dinh dưỡng” từ thực vật.

Các bột đông khô thực vật cũng là nguồn cung cấp Dưỡng chất thực vật chất lượng cao.

Bảo toàn Dưỡng chất thực vật bằng khoa học tiên tiến từ Nutrilite

Nutrilite đã áp dụng một quy trình hiện đại nhằm đánh thức các dưỡng chất thiên nhiên, chọn lọc những thành phần dinh dưỡng theo ý muốn và lưu giữ chúng một cách nguyên vẹn.

Cận cảnh một công đoạn tinh chế bột đông khô thực vật Nutrilite

Những loại rau củ quả được trồng tại trang trại và vận hành theo mô hình hữu cơ chuẩn mực. Để trở thành nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm của Nutrilite, nguồn thực phẩm này luôn được thu hoạch vào lúc hàm lượng dinh dưỡng đạt tới đỉnh điểm. Tiếp đến, quy trình chế biến hiện đại luôn áp dụng triệt để các phương pháp nhằm hạn chế mọi khả năng gây thất thoát dinh dưỡng. Chỉ riêng quá trình xử lý nhiệt cũng bao gồm hai biện pháp để bảo toàn các vitamin và dưỡng chất từ thực vật nhạy cảm với nhiệt độ, trong đó phương pháp “sấy khô” được dùng trong điều kiện nhiệt độ thấp và “sấy phun” để thực phẩm bốc hơi nước thật nhanh ở nhiệt độ cao. Quá trình tạo ra thành phẩm cũng được dựa trên những nghiên cứu về đặc tính của từng loại thực vật. Các nguyên liệu sẽ được trộn đều và nén thành những sản phẩm khác nhau tùy kích cỡ, cấu trúc, độ kết dính và độ cứng để “hoàn nguyên” dinh dưỡng dưới dạng những viên nén có tên gọi Nutrilite.

Có thể nói, các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng Nutrilite là kết quả của một chu trình dinh dưỡng khoa học hoàn thiện được đúc kết suốt 80 năm qua. Để tận dụng sức mạnh từ thiên nhiên, những nhà khoa học của Nutrilite vẫn tiếp tục theo đuổi việc áp dụng những phương thức khoa học tiên tiến trong việc chiết xuất tinh tuý thực vật, giúp mang nguồn dinh dưỡng trọn vẹn đến mọi gia đình.

Chủ Đề