Quyền sở hữu của công dân là gì năm 2024

quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình, có các quyền :

+quyền chiếm hữu là quyền quản lí nắm giữ tài sản

+quyền sử dụng là quyền khai thác các lợi ích từ tài sản và có quyền sử dụng lợi ích đó

vd: mình mướn xe của người khác thì mình có quyền sử dụng xe đó để làm tài xế kiếm tiền,..

+ quyền định đoạt [ là quyền quan trọng nhất] là quyền quyết định số phận của tài sản như : bán , cho , mượn, cầm cố, vứt bỏ,..

Tôi đang là sinh viên năm 01 của trường ĐH Kinh tế. Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ mọi người giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Quyền sở hữu bao gồm những quyền nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu. Theo đó, cũng tại Luật này thì các quyền trên được quy định cụ thể như sau:

Quyền Khái niệm Quyền chiếm hữu Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Quyền sử dụng

-Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

- Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Quyền định đoạt Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 237 Bộ luật dân sự 2015 thì căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được quy định cụ thể như sau:

[LSVN] - Căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do Bộ luật Dân sự quy định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định. Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ sở hữu, thể chế nhà nước khác nhau, việc ghi nhận các căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu cũng khác nhau. Trên cơ sở tính chất, nội dung của các sự kiện pháp lý mà quyền sở hữu phát sinh có thể thuộc hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác. Ở bài viết này, tác giả phân tích và ra nêu một số điểm hạn chế về căn cứ xác lập quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự năm 2015.

Ảnh minh họa.

Quyền sở hữu là vấn đề xương sống của luật dân sự và là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về tài sản[1]. Quyền sở hữu là một quyền được quy định trong Hiến pháp năm 2013[2]. Đây luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của pháp luật dân sự nói riêng và của cả hệ thống pháp luật nói chung. Trong hệ thống pháp luật nhiều quốc gia, quyền sở hữu luôn được ghi nhận là quyền cơ bản của con người. Do đó, với ý nghĩa là cơ sở cho mọi quan hệ kinh tế, chi phối chế độ kinh tế trong xã hội, quyền sở hữu rất quan trọng đối với mỗi cá nhân hay nhà nước. Ở nước ta cũng không ngoại lệ, quyền sở hữu là chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật và được quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự [BLDS].

Khái niệm và phạm vi quyền sở hữu

Quyền sở hữu được xếp đầu danh sách vật quyền. Bởi lẽ, đây là vật quyền hoàn hảo nhất, mang đầy đủ nhất các tính chất đặc trưng của vật quyền. Các vật quyền khác, trên nguyên tắc, được phân tích như là kết quả của việc tách một phần nội dung quyền sở hữu thành một quyền độc lập[3]. Quyền sở hữu là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tài sản trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. Đây là một chế định trọng tâm trong pháp luật dân sự, bởi từ quyền này, chủ thể có thể phát sinh các quyền khác trong hợp đồng như mua bán hay để lại thừa kế… Quyền sở hữu là một quyền cơ bản và quan trọng của cá nhân, tổ chức đặc biệt trong xã hội có giai cấp, có nhà nước và pháp luật. Chủ thể nào có nhiều tài sản thì khẳng định vị thế của họ trong xã hội, dưới góc độ kinh tế người nào có nhiều tư liệu sản xuất người đó có quyền tổ chức sản xuất, thuê lao động, thu và phân phối lợi nhuận trong xã hội[4]. Vì vậy, việc xác lập quyền sở hữu là một trong những vấn đề quan trọng trong chế định sở hữu nói riêng và trong pháp luật dân sự nói chung, nó là cơ sở để xác định một chủ thể có được tài sản hợp pháp hay không hợp pháp và trên cơ sở đó chủ thể thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt, bảo vệ quyền sở hữu cũng như các quyền, lợi ích khác[5]. Nội dung căn cứ xác lập quyền sở hữu không phải mới chỉ xuất hiện trong nền pháp lý hiện đại mà đã có từ thời kỳ của pháp luật La Mã[6].

Trong BLDS năm 2015, không chỉ khái niệm rõ ràng về quyền sở hữu mà khái niệm theo cách liệt kê các quyền theo Điều 158 như sau: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Trong luật của các nước trên thế giới, định nghĩa quyền sở hữu theo cách dễ hiểu và biểu đạt bằng từ ngữ khác với cách định nghĩa liệt kê như Việt Nam. Phạm vi quyền sở hữu trong không gian bao gồm động sản và bất động sản, về thời gian quyền sở hữu là tuyệt đối cho đến khi nào đối tượng vẫn còn tồn tại, quyền sở hữu có thể bị chấm dứt khi đối tượng được chuyển đổi. Quyền chiếm hữu theo Điều 186 BLDS năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Còn “chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”. Quyền chiếm hữu trong pháp luật các nước không coi là một phần của quyền sở hữu nhưng các nhà làm luật Việt Nam lại coi nó như một phần của quyền sở hữu bằng cách cố gắng xây dựng một định nghĩa pháp lý. Điểm này là điều lạ trong luật Việt Nam đáng chú ý. Quyền sử dụng được quy định tại Điều 189 BLDS năm 2015: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Hay quyền sử dụng là quyền khai thác những lợi ích mang lại từ tài sản. Quyền định đoạt được quy định tại Điều 192 BLDS năm 2015: “Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo BLDS năm 2015

Quyền sở hữu là loại quyền mà một chủ thể chỉ có được khi xảy ra một hoặc một số sự kiện pháp lý nhất định. Những sự kiện pháp lý này được gọi là những căn cứ xác lập quyền sở hữu. Nói một cách khác, căn cứ xác lập quyền sở hữu là những tình huống trong đời sống thực tế mà theo pháp luật quy định sẽ dẫn đến phát sinh quyền sở hữu của những chủ thể cụ thể đối với một tài sản nhất định. Theo Điều 221 BLDS năm 2015 có 8 căn cứ xác lập quyền sở hữu.

Xác lập quyền sở hữu do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ[7]

Theo quy định của pháp luật, khi mà người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động sẽ được người sử dụng lao động trả lương và các khoản tiền khác có được từ lao động hoặc người tiến hành sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ lao động, từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì những người tiến hành các hoạt động sáng tạo cũng có quyền sở hữu đối với tài sản có được từ hoạt động sáng tạo của mình theo quy định của pháp luật.

Xác lập quyền sở hữu do được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền[8]

Thông thường, theo quy định của pháp luật thì người có quyền sở hữu tài sản hợp pháp có quyền chuyển quyền sở hữu của mình thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác khi có quyền sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Xác lập quyền sở hữu do thu hoa lợi, lợi tức[9]

Đối với tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được, được hưởng lợi mà hoa lợi, lợi tức mang lại kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến[10]

Trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.

Theo cách hiểu thông thường thì trộn lẫn là pha trộn các vật với nhau để tạo thành vật mới, còn theo quy định của pháp luật thì khi tài sản thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì kể từ thời điểm được trộn lẫn, vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của chủ sở hữu đó. Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu của nguyên vật liệu khi được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành. Ví dụ: Công ty A mang gỗ cho công ty B gia công đóng thành tủ thì công ty A có quyền đối với cái tủ này.

Được thừa kế tài sản[11]

Theo quy định của pháp luật, người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Khi xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật.

Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên[12]

Tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu tài sản đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó. Người đã phát hiện, người đang quản lý tài sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước. Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thì người phát hiện tài sản phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân [UBND] cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà người phát hiện tài sản đó biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản đó. Nếu trong trường hợp người phát hiện không biết địa chỉ của người có tài sản đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. UBND cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản từ người phát hiện tài sản bị bỏ rơi phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

Trên thực tế, một số địa phương người dân có thói quen, tập quán thả rông gia súc thường xảy ra việc gia súc bị thất lạc thì theo quy định của pháp luật, người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.

Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.

Đối với vật nuôi là gia cầm bị thất lạc, người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau 01 tháng kể từ ngày người bắt được gia cầm thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm đó.

Nếu như chủ sở hữu của gia cầm nhận lại số gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.

Thông thường, khi xác lập quyền sở hữu của vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì vật nuôi dưới nước này thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ theo quy định của pháp luật.

Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại BLDS năm 2015[13]

Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

Các trường hợp khác do pháp luật

Khi các bên yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản thì quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Một số vấn đề đặt ra về căn cứ xác lập quyền sở hữu

Thứ nhất, ngay từ đầu trong BLDS năm 2015 không có định nghĩa cụ thể về quyền sở hữu mà chỉ là liệt kê các quyền. Đây là điểm thiếu sót, việc không có khái niệm khiến người đọc sẽ hiểu quyền sở hữu chỉ bao gồm quyền chiếm hữu quyền sử dụng, quyền định đoạt. Luật pháp của một số nước phân tích được quyền sở hữu thành một tập hợp của ba nhóm quyền năng, gọi là usus, fructus và abusus[14]. Một cách ngắn gọn, usus là quyền sử dụng tài sản, quyền khai thác công năng của tài sản nhằm phục vụ cho nhu cầu của chủ thể; fructus là quyền thu nhận những lợi ích vật chất mà tài sản mang lại, đặc biệt là những lợi ích được nhận dạng dưới hình thức hoa lợi [fruits] của tài sản; còn abusus là quyền định đoạt tài sản, bao gồm định đoạt vật chất [tiêu dùng, tiêu hủy…] và định đoạt pháp lý [bán, tặng cho, để thừa kế].

Quan niệm về nội dung của quyền sở hữu như trên được quán triệt trong luật của các nước tiền tiến, đặc biệt là các nước châu Âu và được sử dụng như một công cụ chủ yếu để phân tích các quyền chủ thể đối với tài sản, nhằm làm rõ bản chất của các quyền ấy, tạo điều kiện cho việc xây dựng, hoàn thiện các chế độ pháp lý liên quan. Chẳng hạn, quyền sở hữu được ghi nhận ở một người khi người đó có đủ ba quyền năng - dùng, thu lợi và định đoạt; người chỉ có quyền dùng và quyền thu lợi được gọi là người hưởng dụng [usufructuary]; người chỉ có quyền dùng thì được gọi là người sử dụng hoặc người mượn tài sản[15]. Trong BLDS Louisiana có quy định: “Quyền sở hữu là quyền trao cho một người quyền trực tiếp, ngay lập tức và độc quyền đối với một vật. Chủ sở hữu của một vật có thể sử dụng, tận hưởng và định đoạt nó trong giới hạn và các điều kiện do luật định”. Quyền sở hữu là tổng các vật quyền cộng lại, theo quan điểm cá nhân, cách định nghĩa này đầy đủ và hoàn thiện nhất. Đây là điều mà các nhà làm luật nên tham khảo.

Thứ hai, ngay trong định nghĩa về quyền sở hữu, các nhà làm luật Việt Nam công nhận chiếm hữu là một quyền nằm trong quyền sở hữu. Nhưng luật các nước trên thế giới lại không công nhận điều này. Quyền chiếm hữu là một quyền khác được quy định riêng và không nằm trong quyền sở hữu. Việc này dẫn đến hệ quả là quyền chiếm hữu không được pháp luật bảo vệ khi chưa thiết lập mối quan hệ với quyền sở hữu. Được coi là một phần của quyền sở hữu, quyền chiếm hữu không được bảo vệ theo một chế độ riêng mà được nhập chung với quyền sở hữu, thành đối tượng chung của một chế độ bảo vệ duy nhất, gọi là bảo vệ quyền sở hữu, được quy định tại Chương XV Bộ luật Dân sự năm 2015. Chế độ này được đặc trưng bởi hai quyền cơ bản - Quyền đòi lại tài sản [Điều 256] và quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp [Điều 259][16]. Điều này dẫn tới khi quyền chiếm hữu của mình bị xâm phạm thì có hai trường hợp sẽ xảy ra.

Một là, có người khác chứng minh được một cách thuyết phục trước cơ quan chức năng rằng mình là người có quyền đối với tài sản, trong trường hợp này, tài sản phải được giao cho người đó.

Hai là, không có ai khác chứng được rằng mình là người có quyền đối với tài sản, trong trường hợp này, cách xử lý duy nhất phù hợp với logic của sự việc là coi tài sản như của vô chủ và nhập vào khối công sản của Nhà nước. Không thể bảo vệ được quyền chiếm hữu là một thiếu sót trong pháp luật Việt Nam, vậy nên trong tương lai nhà nước cần phải điều chỉnh luật pháp sao cho phù hợp.

Kết luận

Quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Cũng giống như bất cứ quan hệ pháp luật dân sự nào, quyền sở hữu phát sinh phải dựa trên những căn cứ pháp lý nhất định. Nó chỉ xuất hiện khi có những sự kiện thực tế mà Bộ luật Dân sự 2015 [BLDS] có quy định ý nghĩa pháp lý đối với sự kiện đó. Pháp luật chỉ công nhận và bảo vệ các quyền của chủ sở hữu nếu quyền đó được xác lập trên những căn cứ do pháp luật quy định. Việc xác lập quyền sở hữu dựa trên những căn cứ được quy định tại Điều 221 BLDS được coi là quyền sở hữu hợp pháp. Vì vậy, căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lý do BLDS quy định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thể đối với tài sản nhất định. Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ sở hữu, thể chế nhà nước khác nhau mà việc ghi nhận các căn cứ làm phát sinh quyền sở hữu cũng khác nhau. Trên cơ sở tính chất, nội dung của các sự kiện pháp lý mà quyền sở hữu phát sinh có thể thuộc hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác.

[1] Nguyễn Hữu Huyên, Bảo vệ quyền sở hữu-nhìn từ góc độ luật so sánh, //moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac. aspx?ItemID=1239, ngày 21/12/2022.

[2] Điều 32 Hiến pháp năm 2013.

[3] Nguyễn Ngọc Điện, Một số điểm mới và những vấn đề cần đặt ra về quyền sở hữu và các vật quyền khác, //lapphap.vn/Pages/ tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=208512, ngày 21/12/2022.

[4] Nguyễn Xuân Quang và Nguyễn Phước Quý Quang, Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế - Trường Đại học Tây Đô, số 14 [2022], tr.121.

[5] Tống Thị Hương [2014], Bảo vệ quyền sở hữu theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.10.

[6] Lê Thị Ngọc Vân [2014], Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.12.

[7] Điều 222 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[8] Điều 235 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[9] Điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[10] Điều 225, 226, 227 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[11] Điều 234 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[12] Điều 228 đến Điều 233 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[13] Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015.

[14] F.Terré và Ph. Simler, Droit civil - Les biens, Précis Dalloz [Paris], 2006, tr.79-91; Ph. Malaurie và L. Aynès, Droit civil - Les biens, Cujas [Paris], 2008, tr.117-121; Gérard Cornu, Droit civil- Introduction. Les personnes. Les biens, Montchrestien, 2001, tr. 327 đến 329.

[15] Nguyễn Ngọc Điện, Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu-bài học về tình huống luật rời xa cuộc sống, //phapluatdansu. edu.vn/2013/02/28/14/00/quyen-so-huu-v-quyen-chiem-huu-bi-hoc-ve-tnh-huong-luat-xa-roi-cuoc-song/, ngày 21/12/2022.

Chủ Đề