Nguyên lý hình thành tranh chấp lao động là gì năm 2024

Quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở ràng buộc về quyền và nghĩa vụ, lợi ích giữa người lao động [NLĐ] với người sử dụng lao động [NSDLĐ]. Khi quyền hoặc lợi ích của một trong hai bên bị xâm phạm sẽ dẫn đến các tranh chấp phát sinh, hay được gọi là tranh chấp lao động [TCLĐ]. Sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cũng là thời điểm các công ty, doanh nghiệp bắt đầu triển khai các hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh. Từ đó phát sinh rất nhiều tranh chấp lao động, làm thế nào để giải quyết TCLĐ đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như người lao động trong giai đoạn hiện nay.

Với đội ngũ luật sư nhiều năm kinh nghiệm, LawPlus đã đồng hành tư vấn cho rất nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan mảng lao động, bao gồm giải quyết TCLĐ. Sau đây, LawPlus xin gửi đến quý khách hàng những quy định về TCLĐ và hình thức xử lý để Quý doanh nghiệp có căn cứ tham khảo và áp dụng.

\>>> CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Table of Contents/Mục lục

1.1. Tranh chấp lao động là gì?

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 [BLLD] định nghĩa:

“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện NLĐ với nhau; phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”

Trên thực tế, TCLĐ xảy ra thường gắn liền với quan hệ lao động. Việc phát sinh tranh chấp bao giờ cũng được thực hiện bởi các bên là chủ thể trong quan hệ lao động. Và thường là tranh chấp giữa NLĐ với NSDLĐ hoặc quy mô rộng hơn là tranh chấp giữa tập thể lao động với NSDLĐ. Đồng thời, đối tượng tranh chấp cũng chính là đối tượng của quan hệ lao động là những quyền, lợi ích của NLD, NSDLĐ đã được các bên ghi nhận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hay nội quy lao động của doanh nghiệp.

1.2. Các hình thức tranh chấp lao động

Hiện nay, có hai hình thức TCLĐ phổ biến là [i] TCLĐ cá nhân và [ii] TCLĐ tập thể.

Tranh chấp lao động cá nhân

Căn cứ theo quy định pháp luật có thể thấy, TCLĐ cá nhân được thể hiện qua các dạng sau đây:

  • NSDLĐ với NLĐ;
  • NLĐ với doanh nghiệp, tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • NLĐ thuê lại với NSDLĐ thuê lại.
  • TCLĐ tập thể

Tranh chấp lao động tập thể

Theo quy định pháp luật, TCLĐ tập thể bao gồm TCLĐ tập thể về quyền và TCLĐ tập thể về lợi ích.

TCLĐ tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ .chức đại diện NLĐ với NSDLĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của NSDLĐ phát .sinh trong trường hợp sau đây:

  • Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao .động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
  • Khi NSDLĐ có hành vi phân biệt đối xử đối với NLĐ, thành viên ban lãnh đạo của .tổ chức đại diện NLĐ vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện NLĐ; can thiệp, thao túng .tổ chức đại diện NLĐ; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

TCLĐ tập thể về lợi ích là tranh chấp phát sinh trong quá trình .thương lượng tập thể hay khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

II. THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Khi TCLĐ xảy ra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sẽ tiến hành .giải quyết trên cơ sở các biện pháp và nguyên tắc giải quyết TCLĐ. Theo BLLĐ 2019 quy định, chỉ 3 cá nhân, tổ chức có thẩm .quyền để giải quyết cả TCLĐ cá nhân và TCLĐ tập thể. Đó là:

  • Hòa giải viên lao động [HGVLĐ];
  • Hội đồng trọng tài lao động [HĐTTLĐ];
  • Tòa án nhân dân.

III. NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Sau khi xác định được thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao .động, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp. Việc giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện dựa trên .nguyên tắc được quy định theo pháp luật hiện hành. Cụ thể, Điều 180 BLLĐ 2019 quy định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp như sau:

  • Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của .các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
  • Coi trọng giải quyết TCLĐ thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền .và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật;
  • Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật;
  • Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động;
  • Việc giải quyết TCLĐ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm .quyền giải quyết TCLĐ tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ .chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.

IV. CÁC HÌNH THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

4.1. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

4.1.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

Căn cứ theo Điều 187 BLLĐ 2019, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với TCLĐ tập thể thuộc về HGVLD; HĐTTLĐ và Tòa án nhân dân.

Chủ Đề