Dung dịch chất điện li là gì năm 2024

Moon.vn

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC TRỰC TUYẾN ALADANH Tầng 3 No - 25 Tân Lập, Phường Quỳnh Lôi, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Mã số thuế: 0103326250. Giấy phép thiết lập mạng xã hội số: 304360/GP-BTTT Bộ thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/7/2017 Chịu trách nhiệm nội dung: Đồng Hữu Thành.

Chính sách quyền riêng tư

– Sự điện ly là quá trình phân tử phân ly thành ion còn chất điện li là chất có khả năng phân li thành ion khi hòa tan vào nước làm cho dung dịch dẫn được điện.

Ví dụ: NaCl, HCl hòa tan trong nước hay trong dung môi phân cực khác.

Chất điện ly mạnh, chất điện ly yếu

Khái niệm

Chất điện ly mạnh thực tế phân ly hoàn toàn. Đa số các muối tan (NaCl, KCl, NaNO3, K2SO4, Na2CO3…).Các kiềm mạnh (KOH, NaOH) đều thuộc loại này.

Các chất điện ly yếu trong dung dịch phân ly không hoàn toàn (dung dịch NH3,CH3COOH, HCOOH, dung dịch axit cácbonic….).

Trong dung dịch chất điện ly mạnh ở nồng độ lớn có độ dẫn điện nhỏ, độ dẫn điện tăng khi pha loãng dung dịch. Dung dịch chất điện ly yếu có độ dẫn điện nhỏ và ở nồng độ lớn thì độ dẫn điện khác nhau không đáng kể nhưng khi pha loãng dung dịch độ dân điện tăng lên mạnh.

Các đại lượng đặc trưng cho sự điện li

Để đặc trưng cho khả năng phân ly của các chất trong dung dịch, người ta dùng hai đại lượng là độ điện ly và hằng số điện ly.

  1. Độ điện ly α là tỷ số giữa phần nồng độ đã điện ly và phần nồng độ ban đầu.

α ≤ 2%: Chất điện ly yếu (các axit yếu, các bazơ yếu).Từ giá trị α người ta tạm phân loại:

2% ≤ α ≤ 30%: Chất điện ly trung bình (HF, H SO3 ở nấc 1).

α ≥ 30%: Chất điện ly mạnh các axit mạnh, các bazơ mạnh, các muối trung tính.

  • Người ta đã chứng minh được rằng: giữa α và Kđ có mối quan hệ với nhau qua hệ thức. Hằng số điện ly (Kđ): Thực chất là hằng số cân bằng của phản ứng phân ly, là tỷ số giữa phân tích số nồng độ của sản phẩm đã điện ly và phân tích số nồng độ chưa điện

Trong đó C là nồng độ ban đầu của chất điện ly.

Từ đó ta thấy độ điện ly α tỉ lệ nghịch với nồng độ, nồng độ càng cao, độ điện ly α càng giảm và ngược lại.

Chương 4: DUNG DỊCH, DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LY VÀ ĐIỆN HÓA HỌC.

Bài 7: DUNG DỊCH

  1. DUNG DỊCH.
  1. Các khái niệm cơ bản.
  1. Hệ phân tán: Là hệ được tạo nên khi làm phân tán những hạt rất nhỏ của một chất

vào một chất khác (môi trường). Hệ phân tán bao gồm 3 loại sau:

+ Hệ lơ lửng (kém bền, có d hạt phân tán > 100m) gồm huyền fù và nhũ tương

+ Dung dịch keo (tương đối bền, có d hạt phân tán từ 1m 100m) .

+ Dung dịch phân tử hay dung dịch thật (thường gọi tắt là dung dịch, rất bền, có d hạt

phân tán < 1m). [Chú ý: 1m (milimicronmet = 10–9 m=1nm].

  1. Dung dịch: Là hệ đồng thể (R, L hoặc K), gồm 2 hay nhiều chất mà lượng tương

đối của chúng có thể biến đổi trong một giới hạn rộng.

+ Dung dịch khảo sát là các dung dịch lỏng.

+ Thành phần dung dịch lỏng bất kỳ đều gồm chất tan (là chất phân tán) và dung môi

(là môi trường phân tán) mà trong đó chúng phân bố đồng đều trong nhau dưới dạng

phân tử hoặc ion.

  • Dung môi là chất mà ở dạng tinh khiết, nó tồn tại ở trạng thái tập hợp giống như

dung dịch thu được, ví dụ dung dịch NaCl trong nước thì nước là dung môi. Nếu cả

chất tan và dung môi đều có trạng thái tập hợp giống nhau (như rượu và nước) thì

dung môi sẽ là chất có lượng nhiều hơn.

  1. So sánh dung dịch với hợp chất hoá học và hỗn hợp cơ học.
  • Sự tạo thành 1 hệ đồng nhất khi chất tan và dung môi phân tán đều trong nhau,

thường kèm theo sự thay đổi năng lượng nhiệt và thể tích hệ làm dung dịch gần

giống với hợp chất hoá học. Tuy nhiên, khác với hợp chất hoá học, dung dịch có sự

thay đổi liên tục các thành phần của nó trong 1 khoảng nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

+ Mặt khác, do dung dịch không có thành phần xác định và không tuân theo định luật

tỷ lệ bội và định luật tác dụng khối lượng nên dung dịch, ở mức độ nào đó gần giống

với hỗn hợp cơ học.

  • Như vậy, không thể coi dung dịch như 1 hỗn hợp cơ học thuần tuý hay 1 hợp chất

hoá học và cũng không thể coi quá trình tan như là một quá trình trộn lẫn cơ học đơn

thuần hay như là một phản ứng hoá học.

+ Quá trình tan của 1chất trong dung môi thường bao gồm cả quá trình lý học và quá

trình hóa học. Quá trình lý học bao gồm sự tách rời nhau của các hợp chất tan để đi

vào dung môi và thường kèm thu nhiệt. Quá trình hóa học bao gồm sự tương tác giữa

các hạt chất tan với dung môi và được gọi là sự sonvat hoá và thường kèm toả nhiệt.

  1. Các loại nồng độ dung dịch.
  • Khái niệm: Nồng độ của dung dịch là lượng chất tan có trong một lượng xác định

của dung dịch hay dung môi.

  • Nồng độ phần trăm khối lượng (%): là số phần khối lượng chất tan có trong 100

phần khối lượng dung dịch.

- Ví dụ: dung dịch NaCl 15% có nghĩa là có 15 phần khối lượng NaCl trong 100 phần

khối lượng dung dịch v.v…

+ Nồng độ mol (CM hoặc M): là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

- Ví dụ: dung dịch HCl 0,1M có nghĩa là có 0,1 mol HCl trong 1 lít dung dịch.

+ Nồng độ molan (Cm hoặc m): là số mol chất tan có trong 1000gr dung môi.