Dòng điện trong chất khí và dòng chuyển dời có hướng của

  1. Trang chủ
  2. Lớp 11
  3. Vật lý

Câu hỏi:

29/05/2020 65,998

D. ion dương, ion âm và electron tự do

Đáp án chính xác

Trả lời:

Dòng điện trong chất khí và dòng chuyển dời có hướng của

Giải bởi Vietjack

Đáp án D. Vì khi bị tác nhân gây ion hóa tác dụng thì chong chất khí các 3 loại hạt trên đều tồn tại và có thể chuyển động tự do

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi đốt nóng chất khí, nó trở lên dẫn điện vì

A. vận tốc giữa các phân tử chất khí tăng

B. khoảng cách giữa các phân tử chất khí tăng

C. các phân tử chất khí bị ion hóa thành các hạt mang điện tự do

D. chất khí chuyển động thành dòng có hướng

Câu 2:

Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì

A. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng

B. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện

C. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng

D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải

Câu 3:

Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?

A. đánh lửa ở buzi

B. sét

C. hồ quang điện

D. dòng điện chạy qua thủy ngân

Câu 4:

Cơ chế nào sau đây không phải là cách tải điện trong quá trình dẫn điện tự lực ở chất khí?

A. Dòng điện làm nhiệt độ khí tăng cao khiến phân tử khí bị ion hóa

B. Điện trường trong chất khí rất mạnh khiến phân tử khí bị ion hóa ngay ở nhiệt độ thấp

C. Catôt bị làm nóng đỏ lên có khả năng tự phát ra electron

D. Đốt nóng khí để đó bị ion hóa tạo thành điện tích

Câu 5:

Nguyên nhân của hiện tượng nhân hạt tải điện là

A. do tác nhân dên ngoài

B. do số hạt tải điện rất ít ban đầu được tăng tốc trong điện trường va chạm vào các phân tử chất khí gây ion hóa

C. lực điện trường bứt electron khỏi nguyên tử

D. nguyên tử tự suy yếu và tách thành electron tự do và ion dương

Bình luận

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Vật lí 11 hay và hữu ích do Top lời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.


Mục lục nội dung

Trắc nghiệm: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của

A. ion âm. 

B. ion dương và ion âm.

C. các ion dương. 

D. ion dương, ion âm và electron tự do.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. ion dương, ion âm và electron tự do.

Giải thích: Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của ion dương, ion âm và electron tự do.

Hãy để Top lời giải giúp bạn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị hơn về dòng điện trong chất khí nhé!


Kiến thức mở rộng về dòng điện trong chất khí


1. Bản chất của dòng điện trong chất khí

- Ngọn lửa ga (nhiệt độ rất cao), tia tử ngoại của đèn thuỷ ngân trong thí nghiệm trên được gọi là các tác nhân ion hoá. Nhờ có năng lượng cao, chúng ion hoá chất khí, tách phân tử khí trung hoà thành ion dương và êlectron tự do. Êlectron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hoà thành ion âm. Các hạt tích điện này là hạt tải điện trong chất khí.

=> Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, các êlectron ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.


2. Quá trình dẫn điện không tự lực của chất khí

- Quá trình dẫn điện của chất khí mà ta vừa mô tả gọi là quá trình dẫn điện (phóng điện) không tự lực. Nó chỉ tồn tại khi ta đưa hạt tải điện vào khối khí ở giữa hai bản cực và biến mất khi ta ngừng đưa hạt tải điện vào.

- Thay đổi hiệu điện thế U giữa hai bản cực và ghi lại dòng điện I chạy qua chất khí, ta thấy quá trình dẫn điện không tự lực không tuân theo định luật Ôm.

- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện I qua chất khí khi phóng điện không tự lực, theo hiệu điện thế U giữa hai điện cực

Dòng điện trong chất khí và dòng chuyển dời có hướng của

- Nó có 3 đoạn rõ rệt:

+ Đoạn Oa: U nhỏ, dòng điện tăng theo U.

+ Đoạn ab: U đủ lớn dòng điện I đạt giá trị bão hoà. I không đổi khi U tăng.

+ Đoạn bc: U quá lớn, I tăng nhanh khi U tăng, chứng tỏ rằng khi hiệu điện thế đã quá lớn, sự tăng hiệu điện thế làm cho điện trở của chất khí giảm, mật độ hạt tải điện tăng.


3. Điều kiện xảy ra quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí

- Như đã trình bày ở trên, quá trình phóng điện tự lực trong chất khí là khi không còn tác nhân ion hóa tác động từ bên ngoài mà quá trình phóng điện vẫn diễn ra. Nói cách khác thì đây là quá trình dẫn điện của chất khí có thể tự duy trì mà ta không cần tạo ra các hạt tải điện.

- Bốn cách để dòng điện sinh ra các hạt mang điện tích (hạt tải điện) mới trong chất khí như sau:

+ Dòng điện đi qua chất khí khiến cho nhiệt độ khí tăng lên rất cao. Điều này làm cho các phân tử khí bị ion hoá.

+ Trong chất khí tồn tại điện trường rất lớn, khiến cho các phân tử khí bị ion hoá kể cả khi nhiệt độ thấp.

+ Catot khi bị dòng điện nung nóng đỏ sẽ có khả năng phát ra các electron. Hiện tượng này còn có tên gọi là hiện tượng phát xạ nhiệt electron.

+ Catôt không bị nung nóng đỏ nhưng lại có các ion dương (+) mang năng lượng lớn đập vào. Lúc này các electron có thể bật ra khỏi catot và trở thành hạt tải điện.


4. Ứng dụng

- Nhằm tạo ra tia lửa điện và hồ quang điện


5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các

A. electron theo chiều điện trường

B. ion dương theo chiều điện trường và ion âm ngược chiều điện trường

C. ion dương theo chiều điện trường, ion âm và electron ngược chiều điện trường

D. ion dương ngược chiều điện trường, ion âm và electron theo chiều điện trường

Đáp án đúng: C

Câu 2: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?

A. Ở điều kiện bình thường không khí là điện môi

B. Khi bị đốt nóng không khí dẫn điện

C. Những tác nhân bên ngoài gây nên sự ion hóa chất khí gọi là tác nhân ion hóa

D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ôm

Đáp án đúng: D

Câu 3: Khi nói về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện trong chất khí vào hiệu điện thế, nhận xét nào sau đây là sai ?

A. Khi tăng dần hiệu điện thế từ giá trị 0 đến Uc sự phóng điện chỉ xảy ra khi có tác nhân ion hóa, đó là sự phóng điện không tự lực

B. Khi Uc ≥ U ≥ Ub , cường độ dòng điện đạt giá trị bão hòa dù U có tăng

C. Khi U > Uc thì cường độ dòng điện giảm đột ngột

D. Đường đặc tuyến vôn – ampe không phải là đường thẳng

Đáp án đúng: C

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 11 hay nhất