Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm có lương hưu năm 2024

Sáng 17.8, tiếp tục phiên họp thứ 25, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Đề nghị giảm số năm tối thiểu đóng BHXH xuống 15 năm để hưởng lương hưu. Ảnh: Hải Nguyễn

11 nội dung lớn trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, mục tiêu của việc sửa luật nhằm bảo đảm an sinh xã hội của người dân dựa trên quyền con người; sửa đổi căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn và mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH).

Theo ông Đào Ngọc Dung, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn:

Thứ nhất, bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng.

Thứ hai, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Thứ ba, bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Thứ tư, bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện.

Thứ năm, giảm điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm.

Thứ sáu, về quy định hưởng BHXH một lần.

Thứ bảy, bổ sung quy định quản lý thu, đóng BHXH nhằm xử lý tình trạng trốn đóng BHXH.

Thứ tám, về căn cứ đóng BHXH bắt buộc.

Thứ chín, sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Thứ mười, sửa đổi, bổ sung về đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Mười một, về chi phí quản lý BHXH.

Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm có lương hưu năm 2024
Toàn cảnh phiên họp sáng 17.8. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc

Đi vào nội dung cụ thể, ông Dung nêu rõ việc bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Theo đó, Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra yêu cầu: “Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sang các nhóm đối tượng khác”; “Rà soát, mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm chủ hộ kinh doanh, người quản lý doanh nghiệp, người quản lý, điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương, người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt”.

Do đó, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc gồm:

- Chủ hộ kinh doanh (có đăng ký kinh doanh).

- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

- Người lao động làm việc không trọn thời gian (người lao động làm việc theo chế độ linh hoạt).

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố tương tự như đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

- Trường hợp không giao kết hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.

Dự kiến, tổng số người được mở rộng có cơ hội tham gia khoảng 3 triệu người.

Về việc giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm

Nghị quyết số 28-NQ/TW có nêu: “Sửa đổi điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo hướng giảm dần số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới còn 10 năm với mức hưởng được tính toán phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người lao động cao tuổi, có số năm tham gia BHXH thấp được tiếp cận và thụ hưởng quyền lợi BHXH”.

Theo nguyên lý BHXH và thông lệ quốc tế, người lao động để được hưởng lương hưu thì phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là đủ tuổi nghỉ hưu và đủ thời gian đóng BHXH tối thiểu. Riêng điều kiện về thời gian đóng BHXH tối thiểu, theo quy định của Luật BHXH hiện hành là phải đủ 20 năm đóng BHXH.

Việc quy định thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu là phải đủ 20 năm như hiện hành đã gây khó khăn, giảm cơ hội được hưởng lương hưu của một số đối tượng do không đóng BHXH đủ 20 năm.

Do vậy, Điều 71 dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã sửa đổi theo hướng quy định người lao động khi đủ tuổi nghỉ hưu mà có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu hằng tháng.

Quy định này nhằm tạo cơ hội cho một số nhóm đối tượng bắt đầu tham gia BHXH muộn (45-47 tuổi mới bắt đầu tham gia) hoặc tham gia không liên tục hoặc làm công việc đặc thù có thời gian làm nghề ngắn dẫn đến khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn không tích lũy đủ 20 năm đóng BHXH cũng có cơ hội được hưởng lương hưu hằng tháng và được bảo đảm bảo hiểm y tế.

Cũng theo ông Dung, quy định này cũng góp phần giảm số người hưởng BHXH một lần do đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đối với người lao động có thời gian đóng BHXH dài hơn thì vẫn được hưởng lương hưu với tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn không thay đổi so với quy định hiện hành.

Năm 2024 đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo đó để được xem xét hưởng lương hưu 2024, người lao động phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên.

Đóng bảo hiểm bao nhiêu năm được hưởng lương hưu 75%?

Như vậy, lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa (75%). Vậy, hiện nay, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu với tỉ lệ tối đa (75%) thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu và bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Bao nhiêu năm được hưởng lương hưu?

Tại Điều 169, Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định, kể từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường (có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên) là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 ...

Đóng bảo hiểm 15 năm hưởng lương hưu bao nhiêu?

Theo quy định tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) khi đóng BHXH 15 năm, lao động nữ được hưởng lương hưu bằng 45% mức đóng nhưng lao động nam phải đóng BHXH 20 năm. Điều này đồng nghĩa với việc lao động nam đóng BHXH 15 năm chỉ được tính bằng 33,75% mức đóng.