Donald trump làm tổng thống như thế nào

Diễn ra từ ngày 24 đến 27/8 (giờ Mỹ) Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa chính thức đề cử Tổng thống Donald Trump tái tranh cử nhiệm kỳ 2.

 

Sau đại hội của đảng Dân chủ kết thúc cách đây ít ngày, được tổ chức hoàn toàn trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử, thì đảng Cộng hòa cũng sẽ tìm cách củng cố sức mạnh, thu hút những cử tri vẫn còn do dự qua sự kiện sắp tới. Tuy nhiên, những khó khăn về kinh tế và thiệt hại do dịch COVID-19 đang đe dọa mục tiêu tranh cử năm nay của đảng Cộng hòa.

 

Dịch COVID-19 xóa đi những thành tựu kinh tế mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đạt được

 

Đảng Cộng hòa nói chung và ứng cử viên của đảng này - đương kim Tổng thống Donald Trump nói riêng, xác định thành tựu kinh tế trong nhiệm kỳ một của ông Donald Trump là vốn liếng ra tranh cử nhiệm kỳ 2. Thực tế là khi dịch COVID-19 chưa bùng phát, các chỉ số kinh tế từ tăng trưởng tới tỉ lệ thất nghiệp, đều rất ủng hộ ông Donald Trump. Thông thường, tổng thống đương nhiệm nếu duy trì nền kinh tế mạnh mẽ vào cuối nhiệm kỳ thứ nhất thì thường tái đắc cử nhiệm kỳ hai. Dịch bệnh là thứ bất khả kháng, thế nhưng dịch COVID-19 đã gây ra cú sốc kinh tế nghiêm trọng nhất tại Mỹ kể từ cuộc đại khủng hoảng, xóa đi hầu như toàn bộ những thành tựu kinh tế mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đạt được trước đó.

 

Phía đảng Dân chủ xoáy vào đó để chỉ trích chính quyền Tổng thống Donald Trump và Đảng Cộng hòa. Ông Donald Trump đã cố gắng đẩy nhanh quá trình mở cửa, phục hồi lại kinh tế nhằm tạo đòn bẩy cho chiến dịch tái tranh cử, nhưng không may là dịch bệnh vẫn bùng phát mạnh khiến chiến dịch mở cửa phục hồi kinh tế không như mong muốn. Điều này đã làm giảm đáng kể lượng cử tri, kể cả số cử tri từng ủng hộ ông Donald Trump, khiến khả năng tái cử của ông Trump trở nên khó khăn hơn trước.

 

Donald trump làm tổng thống như thế nào


Một khảo sát gần đây cho thấy, có 53% người được hỏi trả lời sẽ bỏ phiếu cho ông Joe Biden nếu cuộc bầu cử diễn ra lúc này. Trong khi đó, ông Trump chỉ nhận được 45% ủng hộ. Tuy nhiên, thăm dò không phải bao giờ cũng phản ánh đúng thực tế. Cuộc bầu cử cách đây 4 năm mà ông Donald Trump thắng bà Hillary Clinton là ví dụ rõ nét nhất về điều đó. Từ nay đến thời điểm bầu cử đầu tháng 11, vẫn còn nhiều biến số tác động đến quyết định của cử tri, trong đó có việc kìm chế dịch bệnh và khôi phục phần nào nền kinh tế đang đi xuống.

 

Hơn 2 tháng nữa mới tới ngày bầu cử. Sẽ là quá sớm để tin vào các số liệu thăm dò. Điều mà chúng ta có thể so sánh hiện nay, và cũng là mối quan tâm hàng đầu của cử tri Mỹ, là các ứng cử viên có thể làm được điều gì cho họ... nếu giành chiến thắng trong cuộc đấu quyền lực này.

 

Cam kết tranh cử của ông Joe Biden được tóm gọn bằng cụm từ "đổi màu kỷ nguyên Donald Trump"

 

Tất nhiên, sự thay đổi đầu tiên mà ông Biden hướng tới là giải quyết đại dịch COVID-19 đã khiến hơn 180 nghìn người Mỹ thiệt mạng. Về kinh tế, ông Biden cam kết kế hoạch "Xây dựng lại tốt đẹp hơn", bao gồm gói kích thích chi tiêu để giải cứu nền kinh tế, tạo thêm 5 triệu việc làm trong lĩnh vực năng lượng sạch.

 

Và để thu hút cử tri nữ, ông Biden hứa hẹn phụ nữ sẽ được trả lương công bằng trong những công việc bình đẳng và cải thiện chính sách chăm sóc trẻ em. Vấn đề sắc tộc cũng là chiến lược được ông nhắc tới trong xây dựng nước Mỹ nếu mình đắc cử.

 

Donald trump làm tổng thống như thế nào


Về đối ngoại, Đại hội của Đảng Dân chủ lần này đã thông qua cương lĩnh tranh cử phác họa tầm nhìn và ưu tiên chính sách của đảng trong 4 năm tới. Cương lĩnh nhấn mạnh lập trường cứng rắn với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại, đồng thời xem xét xây dựng lại một liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu.

 

Bài phát biểu phản đòn của ông Donald Trump khi tiếp nhận đề cử của Đảng Cộng hòa trong tuần này đang rất được chờ đợi. Mục tiêu tái đắc cử sẽ chi phối và dẫn dắt toàn bộ mọi suy tính và hành động của ông Trump trong thời gian tới. Rất có thể vì thế mà ông Trump sẵn sàng có những quyết sách bất ngờ để tạo đột biến có lợi nhất cho mình.

 

Dù sao thì nhiệm kỳ sắp kết thúc của đương kim Tổng thống Mỹ cũng được đánh dấu bằng nhiều quyết định bất ngờ, gây tranh cãi. Trong 4 năm cầm quyền, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi một loạt thỏa thuận đa phương, bao gồm Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Thỏa thuận hạt nhân Iran. Trong lĩnh vực thương mại, Tổng thống Mỹ cam kết làm tất cả để đưa việc làm về Mỹ. Phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc là điểm nổi bật nhất. Danh sách những gì ông Trump đã làm, nhưng chưa đạt được kết quả mong muốn cũng không hề ngắn.

 

Tổng thống Trump chưa đạt được với Triều Tiên thỏa thuận về giải pháp cho vấn đề hạt nhân, trong khi lại đẩy Iran đến bên bờ vực của đụng độ quân sự và thậm chí cả chiến tranh ở vùng Vịnh. Ông Trump chưa rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Afghanistan, Iraq và Syria cũng như chưa có được kết cục có lợi nhất cho Mỹ từ việc chấm dứt hoạt động quân sự của Mỹ ở các nơi này.