Đồ thị Dunning-Kruger là gì

Đã lần nào trong đời, bạn cảm thấy mình quá tự tin về một vấn đề mới mẻ nào đó. Nhưng sau một khoảng thời gian đào sâu vào nghiên cứu bạn liền cảm thấy rằng mình chẳng hiểu gì về vấn đề đó một chút nào [Càng học càng thấy mình dở].

Càng áp dụng vào thực tế thì bạn càng thấy kiến thức mà bạn tiếp nhận chẳng có một ý nghĩa hay ích lợi gì. Bạn thấy mình như một đứa “loser” và ước gì mình chưa từng tiếp thu điều đã học đó. Vậy thì, bạn đã bị “dính chưởng” bởi một hiệu ứng Tâm lý nhận thức mang tên “Ta đây” – Dunning & Kruger Effect.

Hiệu ứng Dunning–Kruger [1999] được đặt theo tên của 2 giáo sư Tâm lý học Xã hội người Mỹ là David Dunning và Justin Kruger. Khái niệm này liên quan một dạng thiên kiến nhận thức [Cognitive Bias], mà trong đó con người đánh giá khả năng nhận thức của họ cao hơn năng lực thực tế.

Xem bài nghiên cứu gốc tại: //www.researchgate.net/publication/12688660_Unskilled_and_Unaware_of_It_How_Difficulties_in_Recognizing_One’s_Own_Incompetence_Lead_to_Inflated_Self-Assessments

Hiệu ứng Dunning & Kruger mô tả về mối tương quan giữa sự hiểu biết của một người về một lĩnh vực và mức độ tự tin của họ trong lĩnh vực đó và được biểu hiện theo biểu đồ dưới đây.

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA HIỆU ỨNG DUNNING & KRUGER

Cụ thể, hai nhà tâm lý học Dunning & Kruger đã mô tả quá trình này diễn ra qua 5 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 0 – Know Nothing – Chưa tìm hiểu: Khi chưa biết hoặc có động thái tìm hiểu một chút gì về một lĩnh vực cụ thể thì mức độ tự tin của một người đối với lĩnh vực đó sẽ bằng “KHÔNG”.
  • Giai đoạn 1 – Peak of Mt. Stupid – Đỉnh cao ngu xuẩn: Giai đoạn này thật sự rất thú vị vì hầu như chúng ta ai cũng đều đã trải qua. Vấn đề nảy sinh khi một người bắt đầu biết khá sơ sài về một lĩnh vực mới mẻ nào đó. Họ thường có xu hướng lầm tưởng là mình đã rất giỏi và tài năng trong lĩnh vực ấy. Họ rất tự tin về những phát biểu của mình, hay thậm chí đi chỉ dạy người khác. Giai đoạn này gọi là một giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Ví dụ, có nhiều anh em không thuộc ngành Tài chính mới vào Thị trường tài chính chưa được bao lâu, học chưa được bao nhiêu, thì đã đi dạy Trading, Đầu tư, phân tích đầu tư, đi chia sẻ kinh nghiệm, kết quả như thế nào thì anh em biết rồi đó.
  • Giai đoạn 2 – Valley of Despair – Thung lũng thất vọng: Khi bắt đầu đào sâu nghiên cứu một cách nghiêm túc, sự tự tin này ngay lập tức giảm sút trầm trọng, có một vài người đến giai đoạn này sẽ bỏ cuộc vì liên tục gặp khó khăn.
  • Giai đoạn 3 – Slope of Enlightment – Con dốc khai sáng: Nếu họ vẫn tiếp tục trụ lại và tiến hành tìm hiểu thêm, mỗi ngày sự hiểu biết của họ sẽ tăng thêm lên – Bởi vì họ đã nhận ra mình đã sai, do đó, sự tự tin sẽ sớm quay trở lại. Quá trình học hỏi càng nhanh, càng sớm đi tới Giai đoạn 4.
  • Giai đoạn 4 – Plateau of Sustainability – Cao nguyên bền vững: Việc tăng dần này sẽ tiếp tục cho đến khi người đó trở thành một chuyên gia, khi mà họ đã hiểu tường tận từ trong ra ngoài lĩnh vực đó.Lúc này sự tự tin cũng sẽ tăng đến một mức độ ổn định. Lúc này họ làm chủ tri thức của một lĩnh vực, kinh nghiệm và rất ít khoe khoang.

VÍ DỤ VỀ HIỆU ỨNG DUNNING & KRUGER

Trong đó có một lĩnh vực mà hiệu ứng Dunning & Kruger rất thường xảy ra, đó chính là khởi nghiệp.

Nhiều bạn trẻ đọc những câu chuyện thành công, thêm vài quyển sách về quản trị và đầu tư.

Xem thêm  Lịch sử các phương pháp Quản lý doanh nghiệp

Lúc này các bạn ấy chỉ vừa tìm hiểu về quản trị và điều hành và không ý thức được mình đang ở ngay giai đoạn Peak of Mt. Stupid. Nếu không tỉnh táo + có người can = thì thường dẫn đến kết quả là mở công ty.

Điều này lý giải vì sao tỉ lệ thất bại trong những trường hợp này lại rất cao. Và cũng lý giải vì sao có rất nhiều người kinh nghiệm dẫu dày dạn kinh nghiệm vẫn rất e dè với chuyện tự đứng ra khởi nghiệp.

Những lợi ích khi hiểu về hiệu ứng Dunning & Kruger

Hiểu về hiệu ứng này sẽ giúp được cho chúng ta ý thức được bức tranh toàn cảnh trong quá trình phát triển kỹ năng. Nhờ đó nó giúp ta ý thức được rằng:

  • Khi mới tìm hiểu về một lĩnh vực nào đó, chúng ta biết mình đang đi qua đỉnh “Peak of Mt. Stupid”. Nhờ đó chúng ta tự biết rằng giai đoạn này tốt nhất là nên im lặng và tiếp tục trau dồi kiến thức.
  • Chúng ta cũng biết rằng không nên nghe theo lời những đứa đang ở đỉnh cao Mt. Stupid này [như trong ví dụ về đầu tư bên trên].
  • Trong công việc, nhờ hiệu ứng Dunning & Kruger chúng ta biết rằng những kẻ nói nhiều nhất, lớn họng nhất trong công ty không phải lúc nào cũng đúng [thường thì lại là ngược lại].
  • Và nhờ hiệu ứng Dunning & Kruger, ta biết rằng để trở nên tự tin [mà không ngu xuẩn], ta phải là một specialist – chọn cho mình những lĩnh vực yêu thích và đi đến tận cùng của lĩnh vực đó. Không nên là generalist – như cái tivi kênh nào cũng bắt nhưng không có kênh nào nét.

TẬN DỤNG HIỆU ỨNG DUNNING KRUGER

Có cái nhìn đúng đắn về hiệu ứng này sẽ giúp chúng ta xác định được chúng ta đang ở trạng thái nào trong quá trình học hỏi và phát triển chuyên môn. Ứng với mỗi giai đoạn chúng ta nên làm gì cho đúng?

Giai đoạn 0-1

Khi bắt đầu tìm hiểu về một lĩnh vực mới, ngay khi chúng ta biết mình đang đi qua Giai đoạn 1 [Đỉnh cao Ngu Xuẩn]. Nhờ đó chúng ta tự biết rằng giai đoạn này tốt nhất là nên im lặng, tránh tự tin thái quá hay thậm chí buông thả bằng cách tự tưởng thưởng cho mình, thay vào đó hãy tiếp tục kỉ luật, trau dồi tri thức.

Thật nguy hiểm, nếu chúng ta nghe theo những người đang ở giai đoạn này. Bạn có dám chắc là kiến thức của họ thật sự đúng và cũng thật nguy hiểm nếu bạn lan truyền những kiến thức truyền miệng mà không qua bước kiểm chứng.

Trong công việc, nhờ hiệu ứng Dunning & Kruger chúng ta biết rằng những kẻ nói nhiều nhất thông thường đều là chém gió. Hãy luôn thắc mắc về mọi thứ, tìm lời giải đáp cho đến khi thật sự tin tưởng [Dẫu có bị lừa chúng ta vẫn không hối tiếc]. Chúng ta cần xác thực bất cứ thông tin nào được tiếp nhận.

Và nhờ hiệu ứng Dunning & Kruger, để trở nên tự tin [mà không ngu ngốc], chúng ta cần trở thành một chuyên gia trong chính lĩnh vực của mình – cho mình những lĩnh vực yêu thích và đi đến tận cùng của lĩnh vực đó. Cưỡi ngựa xem hoa luôn là một thú vui cực kỳ tai hại.

Giai đoạn 2

Ở Giai đoạn 2, thông thường chúng ta sẽ nằm trong giai đoạn tiêu cực, hụt hẫng và muốn bỏ cuộc. Giai đoạn này chúng ta nên thư giãn, bình tĩnh nhận định lại việc tiếp thu kiến thức hay lĩnh vực này. Nếu giai đoạn 2 kéo quá dài, chúng ta nên tìm một hướng đi khác, chờ một thời gian thích hợp để quay lại với tri thức đó. Sau đây là những câu hỏi Brainstorm như dưới đây:

  • Nó thật sự cần thiết với bản thân mình không?
  • Nó có mang lại lợi ích đối với ngành nghề chuyên môn hiện tại không?
  • Nó có mang lại thiệt hại gì đối với Tài chính cá nhân, cơ hội, mối quan hệ.
  • Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn?
  • Nó mang lại những thay đổi nào về công việc và cuộc sống?
  • Có nên tiếp tục hay không?

Xem thêm  21 Công việc kế toán cần làm cuối năm 2022 đầu năm 2023

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn mà các bạn đã chấp nhận mình sẽ tiếp tục tiếp nhận kiến thức hay gắn bó bới một ngành nghề chuyên môn mới. Có nhiều người tránh khỏi tác động của giai đoạn 1, có khả năng tiến đến giai đoạn 3 một cách nhanh chóng. Sau đây là một vài cách có thể giúp bạn vượt qua và giảm thiểu tác động của hiệu ứng Tâm lý này.

  • Dành nhiều thời gian cho bản thân: Nếu bạn muốn tránh Giai đoạn 1 của hiệu ứng Dunning-Kruger, hãy luôn dừng lại và dành thời gian để xem lại các quyết định của mình. Đừng nghĩ trì hoãn là xấu, trì hoãn trong một giai đoạn Kém đúng đắn là một điều rất nên làm.
  • Tiếp tục brainstorm để tự phản biện ý kiến của chính bản thân mình.
  • Học cách tiếp nhận những lời chỉ trích, những ý kiến đa chiều: Chúng ta hãy nghiêm túc xem xét những lời khuyên, lời phê bình. Tìm kiếm các bằng chứng để chứng minh ý kiến của bạn và cả ý kiến phê bình. Rèn luyện tư duy phản biện, nhìn vấn đề theo nhiều chiều là một trong những cách hay để giảm tác động của hiệu ứng Dunning & Kruger.
  • Quan trọng nhất, học cách trở nên Khiêm tốn.

Giai đoạn 4

1. Chấp nhận về những thiếu sót của bản thân

Cái khó của một người là phải nói chấp nhận trước những gì gọi là chưa hoàn thiện của bản thân, vì chẳng ai là thật sự muốn “vạch áo cho người xem lưng” cả. Thế nhưng, càng không chấp nhận thì càng khiến chúng ta chỉ thấy được knowledge gap ngày càng lớn, bởi lẽ chúng ta sẽ chỉ còn nhìn thấy những chấm đen trên một tờ giấy trắng mà không nhìn thấy những khoảng trắng có thể được thêm vào từ những kiến thức mới để giúp mình tốt hơn.

2. Lắng nghe đóng góp từ người khác

Feedback và nhận feedback không phải là một câu chuyện dễ dàng, khi mà trong chúng ta ai cũng có những cái tôi to bự của người trẻ làm chủ cuộc sống. Nhưng mà những góc nhìn khác nhau sẽ giúp chúng ta biết được vị thế của mình là ai, ở đâu? Để chúng ta biết tự đánh giá và đưa mình đến những thay đổi đột phá hơn.

3. Không ngừng học hỏi

Nghe hơi giống những câu nói bâng quơ, thế nhưng ngay cả sau này đi làm thì chúng ta cũng còn có hàng tá những thứ cần phải học. Và việc học tiếp, học mãi từ sách vở, bạn bè hay cuộc sống vẫn luôn là những giá trị mà giúp chúng ta trở nên tự tin hơn với những vốn sống phong phú mà chúng ta có.

4. Rèn luyện tư duy phản biện [Critical Thinking]

Tư duy phản biện không phải ở việc chúng ta liên tục cãi vã với bạn bè về những vấn đề nào đấy, mà sẽ phát triển với thang đo Bloom [6 cấp độ nhận thức]:

Chủ Đề