Tích kí hiệu là gì?

HÓA CHẤT & THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

MIỀN BẮC

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

MIỀN TRUNG

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

MIỀN NAM

Hóa chất & Thiết bị thí nghiệm

0826 020 020

sales@labvietchem.com.vn

HCCN TẠI HÀ NỘI & CÁC TỈNH MIỀN BẮC

Đinh Phương Thảo

Giám đốc kinh doanh

0963 029 988

sales@hoachat.com.vn

Nguyễn Viết Hải

Hóa Chất Công Nghiệp

0865 181 855

viethai@vietchem.vn

Lý Thị Dung

Hóa Chất Công Nghiệp

0862 157 988

kd417@vietchem.vn

HCCN TẠI HỒ CHÍ MINH & CÁC TỈNH MIỀN NAM

Nguyễn Hải Thanh

Hóa Chất Công Nghiệp

0932 240 408 [028].220.060.06

thanh801@hoachat.com.vn

Đặng Duy Vũ

Hóa Chất Công Nghiệp

0988 527 897

kd864@vietchem.vn

HCCN TẠI CẦN THƠ & CÁC TỈNH MIỀN TÂY

Hotline

Hóa Chất Công Nghiệp

0901 081 154

Đỗ Quốc Toàn

Hóa Chất Công Nghiệp

0971 25 29 29

sales12@hoachatcantho.vn

Thuật ngữ “khối lượng thể tích” muốn nói đến “khối lượng của một đơn vị thể tích” và thường được ký hiệu là ρ [ký tự Hy Lạp – rho]. Do đó, thứ nguyên của “khối lượng thể tích” sẽ là [khối lượng]/[thể tích].

Đơn vị đo của khối lượng là g, kg, tấn… Đơn vị đo của thể tích là mm³, cm³, m³… Vậy, đơn vị đo của “khối lượng thể tích” phải là g/cm³, T/m³…

Thuật ngữ “dung trọng tự nhiên” muốn nói đến “trọng lượng của một đơn vị thể tích” và thường được ký hiệu là γ [ký tự Hy Lạp – gamma]. Do đó, thứ nguyên của “dung trọng tự nhiên” sẽ là [trọng lượng]/[thể tích].

Đơn vị đo của trọng lượng là đơn vị đo của lực, ví dụ: N, kN… Vậy, đơn vị đo của “dung trọng tự nhiên” phải là N/m³, kN/m³…

Như vậy, để đảm bảo tính nhất quán thì khi nói đến “khối lượng thể tích” thì phải dùng ký hiệu ρ, đơn vị g/cm³ hoặc kg/m³ hoặc T/m³…; còn khi nói đến “dung trọng tự nhiên” thì phải ký hiệu là γ, dùng đơn vị kN/m³ hoặc N/m³…

Trong khi đó, các báo cáo khảo sát địa chất ở Việt Nam thường pha trộn các cách viết như:

  • Dùng thuật ngữ “dung trọng tự nhiên” với ký hiệu là γ, đơn vị đo là g/cm³. Lẽ ra, để đảm bảo tính nhất quán thì phải dùng đơn vị đo là kN/m³
  • Dùng thuật ngữ “khối lượng thể tích” với ký hiệu là γ, đơn vị đo là g/cm³. Lẽ ra, để đảm bảo tính nhất quán thì phải dùng ký hiệu ρ.
  • Dung trọng tự nhiên thì ký hiệu là γw [w nghĩa là ‘wet’ theo tiếng Anh], nhưng dung trọng khô thì ký hiệu là γk [k nghĩa là ‘khô’ theo tiếng Việt] và dung trọng đẩy nổi thì ký hiệu là γđn [đn nghĩa là ‘đẩy nổi’ theo tiếng Việt]: đúng là Anh-Việt giao duyên !

Giới hạn Atterberg

Giới hạn chảy thì ký hiệu là wch [ch nghĩa là ‘chảy’ theo tiếng Việt] nhưng giới hạn dẻo thì ký hiệu là wp [p nghĩa là ‘plastic’ theo tiếng Anh] hoặc ngược lại, giới hạn chảy thì ký hiệu là wL [L nghĩa là ‘liquid’ theo tiếng Anh] còn giới hạn dẻo thì ký hiệu là wd [d nghĩa là ‘dẻo’ theo tiếng Việt]: đúng là Anh-Việt hòa hợp !

kG/cm² - Kg/cm² - kgf/cm² - KG/cm²

Theo nghị định số 65/2001/NĐ-CP và 134/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị đo lường của áp suất, ứng suất là pascal [Pa]. Trong thí nghiệm địa kỹ thuật, ứng suất thường được biểu diễn theo đơn vị kilôpascal [kPa].

Trước đây, theo hệ thống đo lường cũ, đơn vị đo của áp suất, ứng suất là kG/cm². Tuy nhiên, trong các báo cáo khảo sát địa chất, mọi người thường viết ngẫu hứng: kG/cm² hoặc Kg/cm² hoặc kgf/cm² hoặc KG/cm²… Vậy cách viết nào là đúng?

Thứ nguyên của áp suất, ứng suất là [lực]/[diện tích]. Trong khi đó, vì ‘kg’ là đơn vị đo của khối lượng nên không thể dùng ‘kg’ để biểu diễn đơn vị đo của lực trong biểu thức thứ nguyên của áp suất, ứng suất. Vì vậy, cách viết kg/cm² hoặc KG/cm² hoặc Kg/cm² đều không đúng. Cách viết đúng phải là kG/cm² hoặc kgf/cm². Trong một số tài liệu nước ngoài, đơn vị kgf/cm² cũng được viết gọn là ksc [kilogram-force per square centimeter]

Hỏi: Vì sao viết hoa ký tự 'K' trong đơn vị ‘KG/cm²’ là không đúng?

Đáp: Ký tự 'k' [kilô], là tiền tố chỉ bội thập phân của đơn vị đo lường nên không được viết hoa.

Hỏi: Vì sao ký tự 'G' lại được viết hoa trong đơn vị ‘kG/cm²’?

Đáp: Ký tự 'G' được viết hoa để nhấn mạnh ký hiệu ‘kG’ không phải là đơn vị đo khối lượng [kiôgram] mà là đơn vị đo lực [kilôgram lực].

Hỏi: Vì sao có ký tự f trong đơn vị kgf/cm²?

Đáp: Tương tự như trên, ký tự ‘f’ nhấn mạnh ‘kgf’ là đơn vị đo lực [kilôgram lực] chứ không phải đơn vị đo khối lượng kilôgram.

Hỏi: Vậy có tồn tại đơn vị đo kg/cm² không?

Đáp: Có, nhưng không phải để biểu diễn đơn vị đo áp suất/ứng suất. ‘kg/cm²’ có nghĩa là ‘a surface density measurement unit’

A kí hiệu là gì?

A [ký hiệu a] là một đơn vị đo diện tích, bằng 100 m² [10 m × 10 m/1 dam²], dùng để tính diện tích đất. A được định nghĩa trong các dạng cũ của hệ mét, nhưng hiện nay nó nằm ngoài hệ đo lường quốc tế hiện đại SI.

Diện tích được kí hiệu là gì?

Trong Hệ thống đơn vị quốc tế [SI], đơn vị diện tích tiêu chuẩn mét vuông [viết m²], là diện tích của một hình vuông có cạnh dài một mét.

Điển tích trong vật lý kì hiệu là gì?

Điện tích cơ bản hay điện tích nguyên tố, thường ký hiệu là e, là điện tích mang bởi một proton, hoặc tương đương, điện tích trái dấu mang bởi một electron.

Diện tích có nghĩa là gì?

Diện tích là đại lượng biểu thị phạm vi của hình hoặc hình hai chiều hoặc lamina phẳng, trong mặt phẳng. Diện tích bề mặt tương tự của diện tích trên bề mặt hai chiều của một vật thể ba chiều.

Chủ Đề