Đỏ mắt bao lâu thì khỏi

Giai đoạn 1: Giai đoạn khởi phát

Trong giai đoạn này người bệnh sẽ có những biểu hiện khá đặc trưng như: Cơ thể sốt nhẹ

Trong giai đoạn này người bệnh sẽ có những biểu hiện khá đặc trưng như:

  • Cơ thể sốt nhẹ
  • Mắt rất sợ ánh sáng và không thể nhìn trực tiếp vào ánh sáng
  • Nổi hạch ở khu vực trước tai
  • Họng đau
  • Mỗi khi nuốt nước bọt có xu hướng bị đau

Giai đoạn 2: Giai đoạn toàn phát

Thông thường thì giai đoạn này sẽ kéo dài từ 5 ngày tới 1 tuần và người bệnh có những biểu hiện bệnh cao trào nhất. Biểu hiện đầu tiên ai cũng có đó chính là mắt đỏ, có thể là đau mắt đỏ một bên trước hoặc hai mắt cùng đỏ một lúc.

Bên cạnh dấu hiệu đau mắt đỏ là mắt đỏ quầng thì người bệnh cũng xuất hiện thêm một số triệu chứng như:

  • Khó mở mắt, mắt ra ghèn.
  • Mắt luôn có cảm giác bị cộm, ngứa và có sạn ở trong mắt.
  • Kết mạc của mắt bị sưng và phù lên.
  • Mi mắt sưng nhẹ hơi đau và khó chịu.
  • Một vài người còn gặp phải tình trạng xuất huyết dưới kết mạc hoặc có giả mạc.
  • Một số người bị nổi hạch ở cổ, một số người thì nổi hạch ở tay [trường hợp này rất ít].

Bên cạnh dấu hiệu đau mắt đỏ là mắt đỏ quầng thì người bệnh cũng xuất hiện thêm một số triệu chứng như ra ghèn mắt

Nếu gia đình có trẻ bị mắc bệnh thì nên tránh tình trạng trẻ cho tay vào dụi mắt vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn rất nhiều. Và hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm

Giai đoạn 3: Giai đoạn lui bệnh và phục hồi

Thông thường, giai đoạn phục hồi của dịch đau mắt đỏ sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Trong giai đoạn đau mắt đỏ các triệu chứng bệnh có xu hướng thuyên giảm dần và mắt nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu. Bệnh đau mắt đỏ thường không gây suy giảm thị lực, chỉ một số rất ít người gặp phải tình trạng này nếu điều trị không đúng cách.

Bệnh đau mắt đỏ vốn dĩ là một bệnh lành tính và nó diễn ra khá nhanh chóng.  Chính vì thế chúng ta cần phải nhanh chóng phát hiện ra các giai đoạn đau mắt đỏ để có thể phòng tránh cũng như điều trị sao cho phù hợp giúp mắt có thể phục hồi nhanh nhất, tránh những biến chứng bệnh có thể xảy ra.

2. Bị đau mắt đỏ sau bao lâu thì khỏi hẳn?

Nhỏ nước muối sinh lý giúp loại bỏ nguy cơ bệnh đau mắt đỏ

Bệnh sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng. Nếu điều trị muộn và không đúng, bệnh có thể gây ra một số biến chứng: viêm giác mạc, viêm loét giác mạc và có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh đau mắt đỏ không cần phải điều trị tại bệnh viện hay cách ly. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt nhưng cần chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh lây bệnh cho những thành viên khác trong gia đình và cộng đồng.

Nếu nhiễm bệnh cần đeo kính để hạn chế lây lan bệnh và hạn chế dùng chung khăn mặt và chậu rửa mặt, rửa sạch tay bằng xà phòng ngay sau khi tiếp xúc với mắt bị bệnh [sau khi tra thuốc, lau mắt...]. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh những thức ăn có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất cay... vì có thể làm tăng phản ứng viêm.

Hoàng Dương

Đau mắt đỏ thực chất là tên gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc mắt. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể lây nhiễm từ người này sang người khác khi tiếp xúc và rất dễ bùng phát thành dịch. Trong thời gian nhiễm bệnh, đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ do những triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra như: mắt sưng đỏ, đau, cộm, đổ ghèn… Cũng vì vậy mà bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi là vấn đề được đa số người bệnh quan tâm.



Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ là bao lâu?

Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng về mắt, thường do vi khuẩn, virus, tác nhân dị ứng gây ra. Thời gian ủ bệnh đau mắt đỏ thường kéo dài 2 - 14 ngày, trung bình khoảng 8 ngày. Thời gian phát bệnh có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh.

Bệnh đau mắt đỏ thường bắt đầu ở một mắt và nhanh chóng lan sang mắt còn lại sau vài ngày. Khi bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể bị đau họng và sốt nhẹ, mắt đỏ và ngứa, nước mắt chảy nhiều, có thể tiết ghèn/dử vàng hoặc xanh. Một số người bệnh có thể bị nhạy cảm với ánh sáng.

Diễn biến bệnh ở mỗi người bệnh thường không giống nhau, một số người bệnh chỉ bị đỏ mắt nhẹ và chảy nước mắt trong vài ngày, một số trường hợp có biểu hiện ngứa mắt, mắt nóng rát và tiết nhiều ghèn/dử trong 2 – 3 tuần.

Bị đau mắt đỏ bao lâu sẽ khỏi hẳn?

Theo các chuyên gia, bệnh đau mắt đỏ nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh có thể khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian truyền miệng có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: loét giác mạc, viêm giác mạc, suy giảm thị lực về sau.

Thông thường, đau mắt đỏ có thể khỏi sau 7 - 10 ngày điều trị

Đến đây bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi rồi đúng không? Để nhanh chóng thoát khỏi bệnh đau mắt đỏ, đừng bỏ qua những chia sẻ về biện pháp chữa đau mắt đỏ dưới đây!

Xem thêm : Cách chữa đau mắt đỏ tại nhà nhanh khỏi nhất

Biện pháp chữa bệnh đau mắt đỏ

1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

Đau mắt đỏ thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó sẽ có hướng điều trị thích hợp như:

Đau mắt đỏ do virus: Bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Người bệnh có thể chườm lạnh, rửa mắt bằng nước muối sinh lý để giảm sưng và triệu chứng khó chịu. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh và thuốc nhỏ mắt để phòng bội nhiễm.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Lúc này, người bệnh sẽ dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ.

Đau mắt đỏ do dị ứng: Người bệnh cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa, khó chịu ở mắt. Đồng thời, sử dụng thuốc giảm tình trạng dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng thuốc điều trị đau mắt đỏ phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

2. Đau mắt đỏ lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Như đã chia sẻ ở trên, đau mắt đỏ nếu được thăm khám, chữa trị sớm và đúng cách sẽ khỏi trong vòng 7-10 ngày. Trong trường hợp bệnh kéo dài 3 - 4 tuần được coi là viêm kết mạc mạn tính. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín, chất lượng để thăm khám, tiếp nhận điều trị theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Tuyệt đối không được chủ quan, tự ý điều trị tại nhà, nhỏ bất cứ thuốc gì vào mắt, tránh gây biến chứng không mong muốn ảnh hưởng thị lực về sau.

Có thể bạn cần biết: Thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ và những lưu ý

Chế độ ăn uống và sinh hoạt thế nào để nhanh khỏi bệnh

Theo các chuyên gia, một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm không có lợi, chăm sóc mắt đúng cách khi bị đau mắt đỏ có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Dưới đây là những điều bạn nên lưu ý khi bị đau mắt nếu muốn nhanh khỏi bệnh:

  • Hạn chế thực phẩm có mùi tanh: Chẳng hạn như cá mè, cá chép, tôm, cua, ốc... trong thời gian mắc bệnh. Vì thực phẩm có mùi tanh có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, kéo dài thời gian phục hồi các triệu chứng bệnh.
  • Hạn chế thực phẩm cay nóng: Gia vị có vị cay [hành, tỏi, ớt, tiêu], thịt dê, thức ăn chiên rán...Vì nó có thể làm tăng cảm giác nóng rát ở mắt, khiến tình trạng đỏ mắt nặng hơn.
  • Kiêng ăn rau muống: Theo một số thông tin, rau muống có thể khiến mắt tăng sản sinh ghèn/dử mắt, dẫn đến việc giữ vệ sinh đôi mắt khó khăn hơn.
  • Tránh xa thuốc lá, đồ uống có cồn: Chất nicotin có trong thuốc lá khiến mắt điều tiết nhiều hơn. Trong khi đó, rượu bia làm cho mắt kích ứng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tránh xa rượu bia, thuốc lá trong thời gian bị đau mắt đỏ nếu bạn không muốn bệnh kéo dài

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho việc phục hồi: Thực phẩm giàu vitamin A, C [sữa, trứng, cam, ớt chuông, đu đủ…] để tăng cường sức đề kháng. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa [bông cải xanh, rau bina, lựu, việt quất…] nhằm ngăn chặn chất thải tích tụ dưới võng mạc, cũng như tiền tố beta-carotene [có trong trái cây có màu tươi sáng] giúp mắt sáng và khỏe mạnh.
  • Chăm sóc mắt đúng cách: Không để bụi bẩn bay vào mắt, đeo kính râm khi ra ngoài để bảo vệ mắt. Dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh mắt. Sử dụng khăn mặt, gối nằm riêng để tránh lây nhiễm bệnh cho người thân. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày để mắt có thời gian nghỉ ngơi, tránh để đôi mắt làm việc, điều tiết quá nhiều. Không đi bơi, trang điểm mắt trong những ngày mắt bị bệnh.
  • Bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho mắt: Sau khi đã điều trị khỏi đau mắt đỏ, để giúp tăng cường thị lực, giảm khô mắt, nhức mắt,... Bạn có thể chủ động bổ sung thêm tinh chất Broccophane thiên nhiên chiết xuất từ bông cải xanh [Broccoli] có trong sản phẩm Wit, đã được chứng minh bằng nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ có khả năng giúp gia tăng tổng hợp Thioredoxin - một loại protein đặc biệt cho mắt. Ngoài ra, Wit còn chứa những dưỡng chất có lợi cho mắt khác như: Lutein, Zeaxanthin, Novo Omega, Beta Carotene, Vitamin C, Vitamin E… giúp bảo vệ mắt trước các yếu tố gây hại, nhất là ánh sáng xanh, làm chậm quá trình lão hóa mắt, tăng cường sức đề kháng, giúp mắt sáng khỏe từ bên trong.

Wit chứa tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp mắt khỏe mạnh từ bên trong

Xem chi tiết: Đau mắt đỏ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đau mắt đỏ mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại rất dễ lây lan, thường gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh trong thời gian mắc bệnh. Ngoài ra, có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này. Do đó, mọi người cần có ý thức phòng bệnh, thăm khám điều trị sớm khi có dấu hiệu mắc bệnh.


Video liên quan

Chủ Đề