Tại sao nói chị em gái như trái cau non

QĐND - Mẹ sinh tôi đúng vào mùa thu, khi chị vừa đi khai giảng năm học lớp 7 được một tuần. Hồi đó nhà tôi làm dịch vụ xay xát lúa gạo, công việc bận rộn từ sáng sớm đến tối mịt. Hình ảnh mẹ trong ký ức của tôi là bộ quần áo bảo hộ lao động bám đầy cám gạo, cả mái tóc cũng phủ một lớp bụi trông như đã ngả màu bạc trắng. Không phải bất cứ lúc nào tôi đói, khóc đòi ăn là mẹ có thể sẵn sàng bế ẵm tôi được. Vì thế, người chăm sóc tôi chính là chị chứ không phải mẹ.

Tan học buổi sáng về, chị vội vã lao vào bếp nấu cơm trưa cho cả nhà. Vừa nấu cơm, chị vừa bón bột cho tôi ăn, có khi không vừa ý, tôi còn phun cả thìa bột vào mặt chị. Buổi trưa, tôi thường không chịu ngủ mà cứ ê a đòi bế đi rong khắp trong xóm, chị sợ mẹ mắng vì cho em đi bêu nắng nên phải nghĩ ra trò “đi máy bay” để dỗ tôi ở nhà. Chị nằm ngửa, co hai chân cho tôi nằm ở trên rồi đưa qua đưa lại trên không, mồm kêu ù ù như tiếng máy bay. Mỗi lần chơi trò đó tôi khoái chí cười như nắc nẻ còn chị toát hết cả mồ hôi. Chiều nào chị cũng đun nước nóng pha đầy một chậu to cho tôi tắm. Khi tôi thơm tho sạch sẽ thì người chị ướt sũng nước do phải “vật lộn” với những cơn hứng chí té nước lung tung của tôi…

Tôi học lớp 1, chị bước vào giảng đường đại học. Chị mua tặng tôi một chiếc ba lô xinh xắn và bộ bút 12 màu. Chị dặn tôi ở nhà chăm học để còn viết thư cho chị. Tính tôi vốn ham chơi, thiếu kiên nhẫn nên chữ viết như gà bới, lá thư đầu tiên viết cho chị đầy lỗi chính tả, chữ nghĩa xiêu vẹo trèo lên trèo xuống không đúng dòng kẻ. Thư chị viết cho tôi ngắn gọn, những dòng chữ nghiêng nghiêng đều đặn, chị hỏi thăm chuyện học hành ở lớp, chuyện ở nhà và kể cho tôi nghe những điều mới lạ ở thành phố. Tôi cứ hồn nhiên lười biếng cho đến năm học lớp 7, một hôm vào giờ ra chơi, cô giáo dạy Văn gọi tôi lên bục giảng và hỏi nhỏ: “Em là em của chị P. à?” Tôi trả lời: “Vâng ạ”. Cô tỏ rõ vẻ thất vọng: “Em của chị P. sao lại viết xấu và học môn Văn kém thế?”. Tôi nóng bừng cả người, một nỗi xấu hổ dâng ngập trong lòng. Các thầy cô giáo ở ngôi trường này vẫn luôn nhớ về chị là một học trò ngoan ngoãn, chăm chỉ, đặc biệt chị rất có năng khiếu về môn Văn, năm nào chị cũng đi thi học sinh giỏi và thi đỗ vào lớp chuyên Văn của trường cấp 3 thị xã. Có lẽ cô giáo dạy Văn đã rất hy vọng ở tôi, đứa em út của cô học trò xuất sắc ngày nào… Nhưng ngay từ nhỏ tôi đã chỉ thích thú với những con số, thích làm những phép toán phức tạp, thích cộng trừ tiền nong mỗi khi mẹ tôi mua bán một thứ gì đó. Chị thường hay kể cho tôi nghe những câu chuyện về lẽ thiệt hơn trong cuộc sống để tự tôi rút ra bài học cho mình. Chị bảo: “Khôn ngoan không lại với Trời đâu em ạ. Con người ta sống với nhau quan trọng nhất là sự chân thành chứ không phải những toan tính vụn vặt. Có những cái được trước mắt nhưng lại mất mát về lâu dài…”. Hồi đó còn nhỏ quá, tôi chưa hiểu hết ý nghĩa của những điều này, nhưng đến khi đi học, đi làm tôi mới thấy thật đúng.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tôi chọn thi vào Khoa Kế toán, một chuyên ngành hoàn toàn xa lạ với chị [vì chị là nhà báo hoạt động trong lĩnh vực văn học-nghệ thuật], nhưng chị vẫn rất ủng hộ. Tôi là con út, lại lần đầu tiên đi học xa nhà nên rất bỡ ngỡ trong môi trường mới. Chị xin nghỉ làm mấy hôm đưa tôi đến trường, sắp xếp chỗ ăn ở, mua sắm các đồ dùng cá nhân và dặn dò tôi rất kỹ lưỡng. Chị đi làm theo giờ hành chính, nhưng buổi tối, hằng đêm chị vẫn đọc dịch, viết báo để kiếm thêm tiền phụ giúp mẹ nuôi tôi ăn học.

Tôi lấy chồng lúc còn đang đi học, ngày sinh cu Bo, chị là người đầu tiên lên với mẹ con tôi. Suốt đêm, chị thức trông hai mẹ con, tôi không hiểu chị lấy đâu ra kinh nghiệm chăm sóc bà đẻ và trẻ sơ sinh [trong khi chị chưa lập gia đình] mà làm mọi việc rất thành thạo, chu đáo. Có lẽ xuất phát từ tình yêu thương vô hạn mà chị có sức mạnh để làm được tất cả những điều đó.

Đến khi tôi đi làm lại càng thêm xa chị, vì chi nhánh ngân hàng của tôi ở một thành phố thuộc tỉnh miền núi phía Bắc. Chị vẫn gọi điện, viết thư điện tử mỗi ngày hỏi thăm, dặn dò tôi từ chuyện ăn ở, đi lại, ứng xử trong gia đình và công việc… Hôm nào thời tiết thay đổi hoặc những dịp mưa lũ tràn về, giọng chị lo lắng qua điện thoại khiến tôi ứa nước mắt vì cảm động. Lúc nào chị cũng luôn ở bên tôi, luôn coi tôi là đứa em bé nhỏ, yếu đuối cần bảo ban, che chở.

Với mỗi người con, hình ảnh của bà, của mẹ là những ký ức đẹp đẽ nhất. Tôi cũng vậy, bà và mẹ luôn ngự trị ở một góc thiêng liêng nhất trong trái tim mình. Nhưng với tôi, người gần gũi, gắn bó và chia sẻ được nhiều nhất trong cuộc sống chính là người chị gái thân yêu. Tôi chưa bao giờ nói lên được một lời cảm ơn dành cho chị, mặc dù trong lòng tôi lúc nào cũng tràn ngập tình thương mến, kính trọng đối với chị. Tôi hiểu rằng, trước một tình cảm lớn lao thì mọi lời nói đều trở nên tầm thường, nhạt nhẽo. Chính vì vậy, để xứng đáng với một tấm lòng bao dung, một trái tim cao cả, chỉ có một cách là ta phải sống lương thiện, trung thực và nhân ái mỗi ngày…

Tản văn của PHẠM THỊ LƯƠNG ANH

Bạn có anh chị em không? Nếu có thì chắc chắn sẽ hiểu cảm giác anh chị em trong nhà bày trò chọc phá và bóc mẽ nhau chứ? Nghe thì bất hoà thế thôi nhưng vui lắm, giống như 2 chị em nhà Phương Thảo và Ngọc Linh dưới đây vậy. Cô chị Phương Thảo đã viết hẳn một cái status rất dài "kể xấu" cô em trên Facebook và ngay lập tức gây bão mạng vì cô em quái chiêu cùng những chia sẻ dí dỏm của cô chị.

Dưới đây là câu chuyện đang được chia sẻ trên MXH hôm nay:

Đây là con em gái tớ:

1. Nó là một con max vụng về. Món nó nấungon nhất là mì tôm. Danh sách các món nó biết nấu đếm trên đầu ngón tay. Và đaphần đều là luộc. Đã từng cắt thịt luộc và bị đứt chân.

2. Nó sang tớ chơi gọi hồ hởi bảo em mang xoài cho chị. Sang tới nơi thấy 2 quả xoài bé bằng 3 ngón tay, nó còn mang cả muối sang nữa. Nó bắt tớ đi lấy dao sau đó nó ngồi gọt. Mình nó ngồi ăn hết 1 quả rưỡi. Ăn không hết xách về.

3. Mồm to nhưng rất chết nhát. Từng để phụ huynh sang trường dọa một đứa chỉ vì đứa đó đem chuột dọa nó. Max sợ gián và chuột luôn áo xuống giếng.

4. Nhà gần trường nên rất bố láo. Trước nhà tớ có một con ngõ nhỏ. Ngày nó 4-5 tuổi nó suốt ngày đứng dạng chân canh đường không cho bọn tiểu học đi qua để xin mì tôm sống. Đứa nào cho thì được đi[ngày xưa chúng nó hay mang mì tôm sống đi học để ăn].

5. Thương chó nhưng không biết chăm sóc. Chó mới được vài ngày chưa mở mắt lôi ra uống sữa "bò". Thấy con nào đẹp là suốt ngày lôi ra tắm. Mặc quần áo cho nó. Kết quả: chó chết.

6. Bà mua cá cúng ông Táo. Xong cá chết bà đem lên rán để cúng. Nó thấy thơm nên nó mở tủ ra trộm lên xong bảo tớ cùng ăn. Ăn xong đến lúc bà hỏi đồ cúng thì nó đổ cho tớ vì tớ ăn nhiều hơn.

Chân dung cô em gái quái nhất quả đất.

7. Rất thích làm công chúa nhưng vai ác. Xưa có cái chăn con công nó cứ quấn làm công chúa tóc dài xong bắt tớ làm người hầu cột tóc cho nó. Xong bắt chui vào trong chăn, bật đèn pin lên để làm cung điện. Bao giờ tớ không thở được nó mới cho ra.

8. Nó bàn với tớ gài bẫy bỏ dép với guốc gỗ lên cánh cửa để chỉ cần con bạn tớ mở cửa ra là dép guốc rơi vào đầu. Kết quả: rơi vào đầu ông tớ rồi bị đánh!

9. Sống ảo vô cùng luôn. Cứ hễ tớ bảo chụp ảnh là kiểu gì cũng gào rú lên "Aaaa. Từ từ đợi em tí em đeo cái kính". Nó hay mua kính 0 độ về đeo cho đẹp vì nó không bị cận. Trong ảnh là lúc nó đang tạo dáng với cái kính đó mà bị fail.

Edit: cắt thịt đứt chân là do đứng sợ không đủ lực nên ngồi ra sàn cắt xong chân bỏ vào thớt để giữ thớt cho chắc xong thái luôn vào chân...

Đúng là quá sức mà!

Hai chị em Phương Thảo - Ngọc Linh.

Chia sẻ với chúng tôi, Phương Thảo cho biết mình hiện đang là sinh viên năm 3 ĐH Luật [Hà Nội]. Em gái trong câu chuyện là Ngọc Linh, hiện là sinh viên năm 1 trường ĐH Công Đoàn. Vẫn giọng hài hước, Thảo kể: "Bình thường 2 chị em khá thân nhưng mà nó khoẻ hơn nên hay bắt nạt tớ, kiểu khi ngôn từ bất lực thì vũ lực lên ngôi. Nó... quái lắm. Mình mới kể sơ sơ chứ xưa mẹ mua cho nó cái áo mưa, xách vào nhà vệ sinh mặc rồi múa trong đấy. Mẹ thấy cả tiếng chưa ra nên tưởng bị gì, ai dè đang thấy bả múa với cái áo đó. Em mình khá là năng động, hát hò ổn, nhảy được. Sau post này chắc sẽ có nhiều em rể lắm đây".

Có chị em thế này vui ghê ha?

Video liên quan

Chủ Đề