Đi 1 đường là gì

Phần đường là một thuật ngữ thường gặp nhưng mọi người thường không phân định rõ ràng phần đường là gì? Nếu vi phạm lỗi đi sai phần đường sẽ bị xử phạt thế nào theo Nghị định 100?

Phần đường là gì?

Người tham gia giao thông phải đi đúng phần đường, làn đường quy định; phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

Trong đó, phần đường là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện qua lại [theo khoản 6 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008].

Đồng thời theo QCVN 41:2019/BGTVT, phần đường gồm 02 loại:

- Phần đường dành cho xe cơ giới là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng qua lại;

- Phần đường dành cho xe thô sơ là phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ qua lại.

Một phần đường có thể có một hoặc nhiều làn đường [một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn].

Và sẽ có các dải phân cách để phân chia phần đường thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều.

Phần đường là gì? Lỗi đi sai phần đường phạt bao nhiêu tiền? [Ảnh minh họa]

Đi sai phần đường phạt bao nhiêu?

Như vậy, lỗi đi sai phần đường được hiểu là người điều khiển xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và ngược lại, điều khiển xe thô sơ đi vào phần đường của xe cơ giới.

Lỗi đi sai phần đường sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100 năm 2019, cụ thể như sau:

- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng, tước GPLX từ 01 - 03 tháng [điểm đ khoản 5, điểm b khoản 11 Điều 5];

Đường đôi là gì? Có rất nhiều loại đường theo Bộ Luật Giao thông. Và bạn nên nắm hết các luật này để khi lưu thông không bị phạt. Làm sao để né các lỗi nhỏ và các lỗi không biết là đúng hay sai? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về đường đôi là gì. Cũng như cách thức mà các phương tiện di chuyển trên con đường này như thế nào nhé. 

Nội dung:

Giới thiệu sơ lược về đường đôi

Giới thiệu sơ lược về đường đôi

Đường đôi là đoạn đường có 2 làn đường được chia làm 2 bên lưu thông ngược hướng nhau. Ở giữa có một dải phân cách ngăn 2 làn đường ngược chiều nhau. Trong đó một chiều có thể được chia làm nhiều làn đường khác nhau giành cho cho xe máy và xe ô tô. Mỗi xe chỉ được di chuyển trên con đường quy định. 

Để hiểu chính xác về đường đôi là gì, thì theo Luật của Bộ Giao Thông Vận Tải phân chia như sau: 

  • Đường đôi sẽ có một dải phân cách giữa hai làn đường.
  • Đường một chiều sẽ có từ hai làn xe cơ giới trở lên lưu thông trong đoạn đường đó.
  • Đường hai chiều sẽ ngược lại với đường đôi, là loại đường không có dải phân cách ở giữa
  • Đường một chiều chỉ có một làn xe lưu thông duy nhất trên đoạn đường đó. 

Dựa vào Luật của Bộ Giao Thông Vận Tải, tại khoản 6-điều 3 của Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có chỉ ra rằng “Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách ở giữa, không phải phân biệt bằng vạch kẻ có màu sơn trắng”. Có thể hiểu rằng đường đôi là đường hai chiều và có dải phân cách nhưng không phải là vạch sơn.

Đường đôi là đoạn đường thường dành cho các loại xe có tốc độ cao hơn so với hai loại đường còn lại.

Cách di chuyển đúng luật trên đường đôi là gì? 

Cách di chuyển đúng luật trên đường đôi là gì?

Căn cứ vào điều luật 13 của Luật Giao Thông đường bộ thì xe máy được cho phép đi bất kỳ làn đường nào trên đoạn đường đôi. Nhưng mà, phương tiện giao thông di chuyển ở tốc độ thấp hơn phải đi về phái bên phải của làn đường. Bởi vì khi bạn di chuyển với tốc độ thấp mà lại đang ở bên trái làn đường, tức là bên làn xe ô tô thì cũng bị phạt đó. Vì vậy cần phải cẩn thận hết sức khi di chuyển trên các con đường mà mình mới thấy lần đầu. 

Đặc biệt khi muốn đổi làn đường, bạn cần phải bật xi nhan trước khi chuyển sang làn đường khác. Vì nếu không bật xi nhan bạn có thể cũng sẽ bị phạt luôn. Chưa nói đến phạt mất tiền, mà việc xi nhan sẽ giúp bạn chuyển làn đường được an toàn hơn. Vừa an toàn cho mình mà an toàn cho người tham gia giao thông khác nữa. 

Quy định về tốc độ khi tham gia giao thông trên đường đôi là gì?

Quy định về tốc độ khi tham gia giao thông trên đường đôi là gì?

  • Đối với các phương tiện cơ giới trừ các phương tiện quy định tại điều 8 Thông tư 31/2019-TT-GTVT thì phải di chuyển với vận tốc tối đa 60km/h.
  • Đối với các loại xe ô tô 4 chỗ/7 chỗ và xe ô tô chở từ 30 người trở lên [trừ xe bus] cùng với các xe ô tô có tải trọng tối đa 3.5 tấn thì di chuyển với vận tốc tối đa 90km/h.
  • Đối với các loại xe ô tô từ 30 chỗ trở lên [trừ xe bus] và ô tô có tải trọng trên 3.5 tấn nên đi với vận tốc tối đa 80km/h.
  • Đối với các dòng xe bus, xe ô tô đầu kéo, xe mô tô và xe ô tô chuyên dụng [trừ các dòng xe ô tô có trộn vữa hoặc ô tô trộn bê tông] nên di chuyển với vận tốc tối đa 70km/h.
  • Đối với các loại ô tô kéo rơ mooc và các dòng xe kéo khác, ô tô trộn vữa và bê tông thì nên đi với vận tốc tối đa 60km/h
  • Đối với các dòng xe chuyên dụng, xe gắn máy và với cả xe máy điện, hoặc các dòng xe tương tự khác thì chỉ nên di chuyển với vận tốc tối đa 40km/h.

Các mức phạt cụ thể khi đi sai làn trong đường đôi  

Các mức phạt cụ thể khi đi sai làn trong đường đôi là gì?

Đối với người khi điều khiển phương tiện di chuyển làn đường không cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước. Mức phạt cho trường hợp này là khoảng từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. 

Nếu điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi cho phép; đi không đúng làn đường quy định hoặc di chuyển qua làn đường khác không đúng làn cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc. Mức phạt này sẽ từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng. 

Tương tự các trường hợp vi phạm khác khác về vi phạm làn đường hay không có tín hiệu khi chuyển làn đường đều bị phạt hết. Mức phạt cao nhất là 2.000.0000 – 3.000.000 đồng nếu phạm hết các lỗi nói trên. 

Cần phải cẩn thận khi di chuyển trên làn đường đôi. Nếu không biết đi như thế nào, hay luật di chuyển trên đường đôi là gì. Thì bạn nên đi theo người cùng tham gia với mình. Để tránh tình trạng không biết mà còn tự đi thì sẽ bị phạt tiền đó. 

Lời kết 

Trên đây là một vài thông tin về đường đôi là gì. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này, các bạn có thể hiểu thêm một số luật khi di chuyển trên đường đôi. Cần nắm một số quy định nhất định khi di chuyển để tránh bị phạt oan uổng. Cần cẩn thận bật tín hiệu để chuyển làn đường. Nếu có thắc mắc hay có ý kiến gì, bạn có thể để lại bình luận phía dưới bài viết nhé. 

Chủ Đề