Thay đổi hợp đồng kinh tế là gì

Công ty Luật Thái An chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại và các loại hợp đồng khác trong kinh doanh. Để được bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giao dịch, hãy sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp của chúng tôi để phòng tránh rủi ro.

"Hợp đồng dân sự" là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".

Luật  thương mại năm 2005 thay thế Luật thương mại năm 1997. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Bộ luật Dân sự 2015 thay thế Bộ luật dân sự 2005. Trước đó Bộ luật này thay thế Bộ luật dân sự năm 1995. Đáng lưu ý là kể từ ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực thì Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29 tháng 9 năm 1989 hết hiệu lực.  

Như vậy, đã từ lâu, kể từ ngày Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự có hiệu lực và ngày Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 hết hiệu lực, nhưng đến nay trong quá trình tư vấn pháp lý Công ty luật Thái An vẫn được các rất nhiều câu hỏi từ các doanh nghiệp “Bây giờ, chúng tôi muốn ký kết hợp đồng kinh tế thì căn cứ vào văn bản pháp luật nào?”. Ngoài ra, khi tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, chúng tôi vẫn thấy tồn tại các mẫu hợp đồng căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989.

Trước thực trạng đó, bài viết "Hợp đồng kinh tế hay Hợp đồng thương mại" này giúp các chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát để làm sao ký kết hợp đồng đúng luật, tránh rủi ro pháp lý do hợp đồng vô hiệu. 

1. Căn cứ pháp lý để ký kết hợp đồng là gì?

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, do Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 đã hết hiệu lực, tùy thuộc vào chủ thể ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng và các yếu tố khác cấu thành hợp đồng mà các doanh nghiệp ký kết hợp đồng căn cứ vào Luật Thương Mại 2005 hay Bộ Luật Dân sự 2015 hay luật chuyên ngành.

2. Tên gọi hợp đồng thế nào?

Trước đây, khi ký hợp đồng trong kinh doanh thì hầu như các doanh nghiệp đều đặt tên “Hợp đồng kinh tế”. Giờ đây, khi không còn Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì về mặt pháp lý không thể tồn tại khái niệm hay tên gọi “Hợp đồng kinh tế”. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn “sính” tên gọi “Hợp đồng kinh tế”. Họ cho rằng với tên gọi như vậy hợp đồng có vẻ quan trọng hơn…

Nếu đó chỉ là thói quen trong việc gọi tên thì không vấn đề gì. Dẫu sao, trên hợp đồng chính thức và đặc biệt là căn cứ để áp dụng pháp luật thì cần phải chính xác và đúng quy định pháp luật. Do đó, cùng với việc bỏ căn cứ vào “Pháp lệnh hợp đồng kinh tế”, thì khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp cũng rất nên thôi dùng tên “Hợp đồng kinh tế”.

Hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán là hai loại hợp đồng khá phổ biến và dễ gây nhầm lẫn vì tính tương tự của chúng. Tuy nhiên về bản chất đây là hai loại hợp đồng mang những nét đặc trưng riêng. Sau đây, bài viết: Phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng mua bán sẽ cung cấp thông tin nhằm giúp bạn đọc dễ dàng nhận biết hai loại hợp đồng này,

Nội dung bài viết:

1. Cơ sở pháp lý

+ Luật Thương mại 2005

+ Bộ luật dân sự 2015.

2. Khái niệm

  • Hợp đồng kinh tế: [còn được gọi là hợp đồng thương mại]: là thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên có liên quan, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

  • Mang mục đích kinh doanh lợi nhuận
  • Kiểm soát quyền và nghĩa vụ các bên trong mua bán hàng hóa
  • Cung ứng dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

  • Hợp đồng mua bán: Là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
    • Mang mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.

  • Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự th

ỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”

=> Hợp đồng mua bán : là một hình thức thông dụng nhất của hợp đồng kinh tế nhưng có nội dung đơn giản hơn.

3. Nội dung hợp đồng

+ Hợp đồng kinh tế:

[i] Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ, tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh;

[ii] Đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận;

[iii] Chất lượng, chủng loại, quy sách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;

[iv] Giá cả; [v]Bảo hành; [vi]Điều kiện nghiệm thu, giao nhận; [vii]Phương thức thanh toán; [viii]Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế; [ix]Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế; [x]Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế; [xi]Các thoả thuận khác.

> Xem thêm: //accgroup.vn/hop-dong-kinh-te-la-gi-mau-hop-dong-kinh-te-2022-moi-nhat/

+ Hợp đồng mua bán

:[i] Đối tượng của hợp đồng; 

[ii]Số lượng, chất lượng; 

[iii]phương thức thanh toán; 

[iv]Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

[v] Quyền, nghĩa vụ của các bên; 

[vi]Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 

[vii]Phương thức giải quyết tranh chấp.

4. Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán

  • Điểm giống nhau:

+ Cả hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán đều hình thành trên cơ sở tự nguyện của các bên, quyền tự do lựa chọn chủ thể giao kết, thời điểm giao kết, các điều khoản hợp đồng

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng kinh tế đều là hợp đồng song vụ, tức là mỗi bên trong quan hệ hợp đồng đều có cả quyền và nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau, quyền bên này là nghĩa vụ bên kia và ngược lại.

+ Các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa hay hợp đồng kinh tế phải cam kết bằng tài sản của mình về việc sẽ thực hiện các nghĩa vụ đúng như thỏa thuận từ đầu. Nghĩa vụ bằng tài sản theo góc nhìn của nhà lập pháp được hiểu là các biện pháp bảo đảm để chắc chắn hợp đồng có thể được thực hiện hoặc trường hợp không thể được thực hiện thì sẽ giảm thiểu thiệt hại về lợi ích kinh tế lên bên không có lỗi dẫn đến hợp đồng không thể thực hiện được.

  • Điểm khác nhau:

+ Hợp đồng kinh tế là hợp đồng thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong khi đó, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể chịu sự điều chỉnh của cả Bộ luật dân sự 2015 lẫn Luật thương mại 2005. + Phạm vi áp dụng của hợp đồng kinh tế sẽ rộng hơn hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực tế khi giao kết hợp đồng hay khi giải quyết tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền tài phán thì tên hợp đồng giao kết không gây quá nhiều bận tâm.

+Về đối tượng hợp đông: dù đối tượng của hợp đồng có là hàng hóa hay dịch vụ thì vẫn có thể được thỏa thuận dưới những điều khoản của một hợp đồng kinh tế. Ngược lại, hợp đồng mua bán hàng hóa đã thể hiện rõ đối tượng mà hợp đồng hướng đến là hàng hóa

5. Câu hỏi thường gặp

Hình thức của hợp đồng kinh tế là gì?

Hình thức bằng văn bản. Đối với hợp đồng thương mại có các hình thức như fax, telex và thư điện tử vẫn được xem là hình thức văn bản.

Hình thức của hợp đồng mua bán là gì?

Có thể là văn bản, lời nói, hành vi cụ thể.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của chúng tôi về bài viết: Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng mua bán. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ chúng tôi qua Website: //accgroup.vn

Chủ Đề