Dđịnh nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 2024

Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, có một số điều khoản quan trọng cần được lưu ý để hạn chế tối đa rủi ro. Do vậy, chủ thể tham gia hợp đồng cần nắm những nội dung cơ bản cần biết để đề xuất với đối tác trong quá trình thương thảo hợp đồng. Trong bài viết dưới đây, TNTP sẽ phân tích một số nội dung cơ bản cần biết về loại hợp đồng này.

I. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa

Các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam chưa có định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng dựa trên khái niệm về hợp đồng (Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015), hợp đồng mua bán tài sản (Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015) và khái niệm mua bán hàng hóa (Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005), ta có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

Căn cứ vào yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa được chia thành hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế).

II. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo Điều 24 Luật Thương mại năm 2005, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Các hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

Về nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa trừ những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức cụ thể của hợp đồng.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại năm 2005). Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005).

III. Các nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Trong quá trình soạn thảo, rà soát để chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên cần đảm bảo hợp đồng có các nội dung cơ bản như sau:

– Các bên ký kết trong hợp đồng mua bán hàng hóa; – Đối tượng của hợp đồng; – Giá hàng hóa; – Các điều khoản về thanh toán; – Các điều khoản về giao hàng; – Quyền và nghĩa vụ của các bên; – Bảo hành hàng hóa; – Cam kết, bảo đảm; – Các trường hợp bất khả kháng; – Các trường hợp miễn trách nhiệm; – Thời hạn của hợp đồng mua bán hàng hóa; – Các chế tài áp dụng; – Chấm dứt hợp đồng mua bán hàng hóa; – Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp.

Trên đây là nội dung bài viết “Hợp đồng mua bán hàng hóa – Những nội dung cơ bản cần biết” mà TNTP gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần làm rõ, vui lòng liên hệ với TNTP để được hỗ trợ tốt nhất.

Hợp đồng thương mại quốc tế là gì? Trong hợp đồng thương mại quốc tế cần có những nội dung gì? Rất mong được giải đáp cụ thể về vấn đề này! – Hồng Nhung (Hòa Bình).

1. Hợp đồng thương mại quốc tế là gì?

Hợp đồng thương mại quốc tế là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, sửa đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa các bên thương nhân hoặc chỉ một trong số các bên là thương nhân với mục đích sinh lợi nhuận.

2. Mua bán hàng hoá quốc tế được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 27 Luật Thương mại 2005, mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

3. Các nội dung cần có trong hợp đồng thương mại quốc tế?

Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ giữa các bên các bên trong hợp đồng và sẽ được hình thành trong quá trình trao đổi, thương lượng, thỏa thuận và cuối cùng đi đến ký kết hợp đồng. Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Trong hợp đồng thương mại quốc tế cần có những nội dung cơ bản sau đây:

- Điều khoản về mua hàng: giúp các bên xác nhận được loại hàng mua bán.

- Điều khoản về chất lượng sản phẩm hàng hóa: Nội dung bao gồm cấu tạo, tính năng, quy cách, tính chất…

- Điều khoản về số lượng của hàng hóa: Quy định số lượng hàng hóa thực tế được mua bán.

- Điều khoản về giá cả: Đơn vị tính giá, giá cố định và giá linh hoạt.

Dđịnh nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 2024
11 điều kiện về Incoterms 2020 (Phiên bản mới nhất)

Dđịnh nghĩa hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 2024

Các nội dung cần có trong hợp đồng thương mại quốc tế (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)

- Điều khoản về giao hàng: Bao gồm quy định về thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng, thông báo giao hàng.

- Điều khoản về thanh toán: Thanh toán trước khi giao hàng, thanh toán ngay sau khi nhận hàng, thanh toán trả sau hoặc thanh toán hỗn hợp.

- Điều khoản về bao bì và mã ký hiệu.

- Điều khoản về bảo hành: bao gồm bảo hành chung, bảo hành cơ khí và bảo hành thực hiện.

- Điều khoản về bảo hiểm hàng hóa: Ai là người phải chịu chi phí về bảo hiểm hàng hóa và mức chi phí là bao nhiêu.

- Điều khoản phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: Nếu một trong các bên vi phạm nguyên tắc của hợp đồng thì sẽ phải chịu phạt hợp đồng, mức phạt cụ thể hoặc/và bồi thường thiệt hại.

- Một số điều khoản khác, như là: Điều khoản bất khả kháng, giải quyết tranh chấp…

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh – Luật Thương mại 2005

1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thoả thuận chọn áp dụng Luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này.

3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng – Luật Thương mại 2005

1. Thương nhân hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 1 của Luật này.

2. Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại.

3. Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Luật này đối với cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.