Dâu tây trồng được bao lâu

Trả lời

Dâu tây sau 3 tháng trồng thì cho thu hoạch quanh năm, cứ hai ngày hái quả một lần. Nếu chăm sóc tốt tuổi thọ dâu tây có thể kéo dài đến 7, 8 năm.

Gửi bạn quá trình canh tác dâu tây

1. Đất canh tác

Cây dây tây thích hợp với loại đất thịt nhẹ với hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng phải thoát nước tốt. Đất giàu chất hữu cơ cây dâu phát triển tốt và xanh mướt, kéo dài tuổi thọ cây dâu và kéo dài cả thời gian hái trái. Độ ẩm cần thiết để trồng dâu là 4%. Độ PH giao động từ 6-7.

2. Khí hậu - Dâu tây chỉ thích hợp với khí hậu mát lạnh như ở Đà Lạt (180 – 220). Nhiệt độ ngày cao vào khoảng 200-240 và ban đêm vào khoản 60-100 là điều kiện rất thích hợp cho cây dâu đậu trái. Nhiệt độ vào khoản 150-200 là nhiệt độ lý tưởng để quả chín.

- Cây dâu tây đòi hỏi phải có ánh sáng dồi dào, nếu thiếu sáng thì khả năng ra hoa và đậu trái sẽ giảm. Độ ẩm cao và mưa nhiều kéo dài thường xuyên thì cây dễ sinh bệnh, do đó vào mua mưa ngoài thị trường thường rất ít dâu, trái không ngọt bằng nhưng giá thì cao hơn mùa nắng. Một khi dâu đã bị bệnh thường lây khá nhanh vì vậy khi trồng cẩn chăm sóc và quan sát cây cẩn thận thường xuyên.

3. Chọn giống

a) Tiêu chuẩn chọn giống: Kháng bệnh tốt, Trái chín màu đỏ bóng đẹp, Có hương thơm, Trái chín cứng và ngọt

Hiện nay nông dân Đà Lạt thường trồng giống Dâu Mỹ Hương và giống Dâu Mỹ Đá có mang nhiều đặc điểm tốt của giống đồng thời lại phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện sinh thái địa phương.

b) 2 cách nhân giống cây dâu tây

Cấy mô: cây dâu con sẽ có độ đồng đều cao, phát huy ưu điểm của giống, năng suất thu hoạch cao, sức đề kháng tốt, sạch bệnh

Tách cây con từ “ngó” – Cây con nhảy ra từ thân của cây mẹ: phương pháp này cực kỳ dễ làm và chủ động bằng cách: Khi có ngó nhảy ra từ cây mẹ ta cho ngó này vào ly nhựa (lúc này ngó lấy chất dinh dưỡng từ cây mẹ) để khoản 1 tuần cây con có thể tự lập được thì ta cắt ngó mang trồng ở luống mới. Tuy nhiên phương pháp này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát dục của cây mẹ, cây con cũng không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây mô. Ta chỉ nên cấy cây con từ ngó khi cây mẹ <1 năm tuổi mới đảm bảo chất lượng giống.

4. Làm đất, lên luống

Đất trồng dâu: là đất thịt nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt vì cây dâu là đối tượng của rất nhiều sâu bệnh. Một khi dâu đã bị bệnh thì ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái thu hoạch. Do đó việc chọn đất, làm đất và xử lý đất ban đầu là rất quan trọng để hạn chế nguồn bệnh lây lan từ đất:

- Dọn hết tàn dư của cây trồng vụ trước và cỏ dại

- Bón vôi (100kg/1.000m2)

- Bón lót các loại phân như: phân chuồng, phân cá

- Cày đất tơi lên và đắp luống

- Xịt các loại thuốc sâu và thuốc bệnh.

- Lên luống (luống cao 20-25cm đối với vùng đất thấp và 15-20cm đối với vùng đất cao)

- Trồng dâu trong nhà kính: trồng hàng 3, rò rãnh 1,2m – 1,3m, cây xen kẽ và cây cách cây 35 -40cm.

- Trồng dâu ngoài trời: cũng trồng theo hàng 3 như trồng trong nhà kính rò rãnh vẫn 1,2m – 1,3m nhưng cây xen kẽ và cây cách cây 40 – 45cm. Với điều kiện khí hậu Đà Lạt nếu trồng dày cây rất dễ lây bệnh.

5. Kỹ thuật bón phân

Xem kỹ thuật và cách bón phân cho dâu bài: Dâu tây Đà Lạt – Cách trồng và chăm sóc hiệu quả. Lượng phân đề nghị bón cho 1.000m2 cây dâu bình quân trong năm thứ nhất như sau:

DANH MỤC TỔNG SỐ BÓN LÓT BÓN THÚC

20 Ngày sau trồng Hàng tháng

Phân chuồng, 6 -7 m3 6 -7 m3 phân cá 150 kg 150 kg Vôi 100kg 100kg Phân lân NPK 15-5-20 40kg 40kg

Ure 2kg

6. Chăm sóc hiệu quả

a) Ngắt hoa bói, cắt tỉa ngó:

- Để dâu sinh trưởng mạnh và cho năng suất ổn định thì ta ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

- Trong giai đoạn thu hoạch để trái trên mỗi cây đều nhau nên cân đối khung tán của dâu, khả năng phát triển của cây và số lượng hoa trên cây: nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bớt những nụ hoa, trái bị dị dạng và sâu bệnh.

- Trong quá trình cây dâu phát triển sẽ sinh ra ngó (cây con nhảy ra từ cây mẹ) nếu không sử dụng ngó để nhân giống thì ta cắt bỏ ngó đi để chất dinh dưỡng chỉ nuôi mỗi cây chính. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi cây dâu chưa phủ luống thì nên để mỗi cây khoảng 5,6 ngó để hỗ trợ cây phát triển nhưng chú ý không nên để ngó đâm rễ xuống luống.

b) Tỉa lá

- Cây dâu thường phát triển rất nhanh để đảm bảo độ phân tán của lá ta chỉ để 3-4 thân cây/gốc. Do chế độ chăm sóc, bón phân, thời tiết mà khả năng phân tán lá sẽ khác nhau. Cần phải tỉa bỏ lá già và sâu bệnh, lá bị che khuất tầng dưới. Chú ý không được tỉa quả nhiều sẽ làm cây dâu mất khả năng quang hợp. Lá và ngó bị cắt bỏ không được vứt xuống rãnh mà phải tiêu hủy ở xa luống bởi lẽ cây dâu rất dễ lây bệnh mà khi đã mắc bệnh thì lây khá nhanh.

c) Che phủ đất

Mục đích của việc che phủ đất là:

- Giữ ẩm cho luống trồng

- Gia tăng nhiệt độ cho luống trồng phù hợp cho quá trình sinh trưởng của cây dâu đồng thời hạn chế mầm bệnh tấn công cây

- Cách ly trái tiếp xúc với đât làm bẩn trái và dễ gây thối trái

- Hạn chế cỏ dại và tránh việc phân bón bị trôi

d) Hướng dẫn che phủ: Dùng cỏ khô, tro hay trấu (ngươi dân Đà Lạt hay dùng lá thông khô) để trải trước sau đó dùng màng nhựa PE màu đen phủ lên trên. Có thể dùng màng nhựa màu trắng cũng được.
- Tuy nhiên tại vùng đất thấp thường có nhớt đen và ốc sên xuất hiện do vào buổi sáng và chiều tối do đó cần diệt bỏ. (Kinh nghiệm của nhiều người dân: Trộn tí vani vào thuốc và bỏ ở rãnh luống. Nhớt đen và ốc nghe mùi thơm sẽ đến ăn thuốc)

e) Hướng dẫn tưới nước

Đối với dâu tây nếu ẩm độ của đất và không khí cao đều bất lợi. Do đó tốt nhất nên thiết kế hệ thống tưới ngầm nhỏ giọt. Khi tưới phải sử dụng nguồn nước sạch.

f) Mái che

Hiện nay có 2 phương pháp trồng cây dâu tây là trồng trong nhà kính và trồng ngoài trời. Tuy nhiên nên trồng trong nhà kính vì có các ưu điểm sau:

- Hạn chế sâu bệnh cây trong mùa mưa: Khi trời mưa mà dâu trồng ngoài trời dễ bị bệnh, bị thúi trái và trái dâu ngấm nước sẽ bị nứt. Tuy nhiên nếu nhà kính không đủ độ cao và thông gió tốt thì độ ẩm tăng cao lúc này sâu bệnh đồng loạt tấn công, đồng thời nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa ảnh hưởng đến sinh lý của cây dâu.

- Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mùa mưa kéo dài hay mưa lớn trong mùa hè.

g) Phòng ngừa trái bị dị dạng

- Quy hoạch vùng trồng dâu tập trung: 1hecta dâu nên nuôi 2 thùng ong mật để nâng cao tỉ lệ thụ phấn cho hoa và giảm bớt tỉ lệ trái dị dạng.

- Kỳ trái đầu tiên nếu thấy trái nào dị dạng cần ngắt bỏ ngay và giảm lượng đạm bón cho cây.

- Giai đoạn hoa nở rộ cần tránh phun thuốc trừ sâu bệnh nồng độ cao.

7. Phòng trừ bệnh hại cây dâu

a) Bệnh đốm lá: do 2 loại nấm gây ra

- Đốm lá trắng: Đốm bệnh màu trắng ở phần trung tâm và bao quanh viền lá. Bệnh làm tổn thương thân lá, cuốn hoa, cuốn trái gây chết hoa và chết trái non làm giảm năng suất đậu trái và sức sống của cây dâu.

- Đốm lá đỏ: đốm có hình tam giác hoặc hình quả trứng có màu nâu sáng chuyển dần sang màu đỏ ở các mô bào giữa gân lá.

- Cách phòng ngừa và chữa trị bệnh: Bón cân đối phân NPK, tỉa các lá bệnh và tiêu hủy ở xa luống, sử dụng các loại thuốc hóa học xịt định kỳ như (Rovral 50 WP, Score 250 ND, Toppsin 70 WP, Kasuran 47 WP).

b) Bệnh mốc sương: Bệnh này xuất hiện khi ẩm độ, nhiệt độ cao lây lang nhanh gây thất thu trên sản lượng và chất lượng thu hoạch. Bệnh mốc sương này không chỉ xuất hiện trên trái mà còn xuất hiện trên cả thân và cả lá.
Biện pháp phòng ngừa và chữa trị:

- Thực hiện chế độ luân canh;

- Vệ sinh đất trồng thật sạch sẽ, ngắt tỉa thường xuyên lá bị bệnh và phải tiêu hủy ở xa luống.

- Mái che vườn dâu phải đảm bảo cao ráo và thông gió.

- Nếu trồng vào mua mưa phải lên luống cao đồng thời không trồng ở mật độ dày.

- Tăng cường lượng phân Kali cho cây

- Khi cây bị bệnh phun thuốc: Toppsin 70 WP, Dithane M45-80WP Antracol 70WP

c) Bệnh phấn trắng: Cây phát bệnh khi ẩm độ cao, chế độ thông gió kém. Bệnh thường phát triển ở cuốn lá và trái. Biểu hiện của bệnh có màu mốc nâu xám hay xám.

- Biện pháp phòng ngừa và điều trị: Để phòng ngừa ta thực hiện tốt các biện pháp canh tác như trên. Khi cây bị bệnh sử dụng thuốc để phun: Score 250ND. Anvil 5SC, Daconil 75WP, Derosal 50SC

d) Bệnh thối trái: do 1 loại nấm có tên Botrtis Cinerea gây nên. Biểu hiện của bệnh là những đốm màu nâu sáng sau đó lan rộng ra cả trái đồng thời có phủ một lớp mốc xám khiến cho trái khô đi. Bệnh này lây nhiễm từ giai đoạn quả còn xanh đến cả khi quả chín.

- Ngoài ra bệnh còn do nấm Rhizoctonia gây nên. Biểu hiện của bệnh nhiễm nấm này lúc đầu trái có đốm màu nâu đậm sau đó chuyển sang thối đen trái. Bệnh xuất hiện khi trái chín và lây nhiễm do trái bị tiếp xúc trực tiếp với đất trồng.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị

- Chọn đất trồng tơi xốp thoát nước tốt đồng thời phải làm luống cao.

- Lót rơm, lá thông và sử dụng màn nhựa PE để che phủ luống.

- Bón phân NPK và phân Kali theo hướng dẫn kỹ thuật bón phân bên trên, còn phải tăng cường bón kali trong mùa mưa.

- Khi cây, trái, lá bị bệnh cần ngắt bỏ và tiêu hủy ở xa luống.

8. Phòng trừ sâu hại cây dâu

a) Nhện đỏ: Chích hút nhựa cây làm cho cây thiếu chất dinh duỡng để phát triển gây giảm năng suất. Loài nhện này thường ký sinh ở mặt sau của lá.

Biện pháp phòng ngừa và điều trị:

- Thường xuyên nhỏ cỏ nhặt lá già.

- Khi cây dâu đã bị bệnh sử dụng thuốc để phun xịt: Nissorun 5EC, Comite 73EC

b) Bọ trĩ và rệp: chúng phá hoại búp lá, lá non, thân non. Chúng chích hút nhựa cây làm cho cây suy kiệt gây mất năng suất

Biện pháp phòng ngừa và điều trị:

- Vệ sinh ruộng dâu: nhổ cỏ nhặt bỏ lá già và bệnh đem tiêu hủy ở xa luống

- Kiểm tra quan sát cây dâu phát triển từng ngày, nếu có biểu hiện của bệnh cần điều trị dứt điểm bằng cách phun thuốc: Trebon 10EC – 20WP, Applaud 10WP, Sherpa 25EC

c) Sâu ăn tạp và sâu cuốn lá:

Sâu ăn tạp: ký sinh trong phần gốc, ban đêm chúng mới ăn và thức ăn chủ yếu của chúng là lá cây với phần non của thân.

Sâu cuốn lá: Làm tổ ngay phấn cuốn lá và ngăn không cho cây sinh trưởng cũng như phát triển

Biện pháp phòng ngừa và điều trị:

- Vệ sinh ruộng dâu thường xuyên: Nhổ cỏ, nhặt lá.

- Khi phát hiện dâu bị sâu tấn công thì phun các loại thuốc: Oncol, Mimic 20F, Sumicidin 10EC để diệt sâu

(KHI PHUN XỊT THUỐC KHÔNG ĐƯỢC PHUN NỒNG ĐỘ CAO VÀ TRÁNH PHUN THUỐC KHI HOA ĐANG NỞ RỘ)

Chúc bạn thành công