Đánh giá thông tin và dữ liệu tin học 10

1.1. Khái niệm thông tin và dữ liệu

  • Thông tin là những hiểu biết có thể có được về 1 thực thể nào đó
  • Dữ liệu là thông tin đưa vào máy tính để xử lý

1.2. Đơn vị đo lượng thông tin

  • Đơn vị cơ bản đo thông tin là bit [Binary Digital]
  • Bit là đơn vị nhỏ nhất được lưu trữ trong máy tính để biểu diễn hai trạng thái 0 và 1 [0: không có điện;  1: có điện] ta còn thường gọi là mã nhị phân

Hình 1. Biểu diến thông tin bằng dãy tám bit

  • Ngoài đơn vị bit, ta cũng thường dùng đơn vị đo lượng thông tin là Byte [đọc là bai]
  • 1 byte = 8 bit

Một số đơn vị bội của Byte

Kí hiệu

Đọc

Độ lớn

Byte Bai

8 bit

KB

Ki-lô-bai

1024 byte

MB

Mê-ga-bai

1024 KB

GB

Gi-ga-bai

1024 MB

TB

Tê-ra-bai

1024 GB

PB

Pê-ta-bai

1024 TB

Bảng 1. Một số đơn vị bội của Byte

1.3. Các dạng thông tin

Thông tin có 2 loại: số và phi số

  • Số: Số nguyên, số thực,… 
  • Phi số: Văn bản, hình ảnh, âm thành,…
    • Dạng văn bản: Tờ báo, cuốn sách, tấm bia,…
    • Dạng hình ảnh: Bức tranh vẽ, ảnh chụp, bản đồ, biển báo,…
    • Dạng âm thanh: Tiếng nói con người, tiếng sóng biển, tiếng đàn, tiếng chim hót,… 

1.4. Mã hóa thông tin trong máy tính

  • Để máy tính xử lí được, thông tin cần phải được biến đổi thành dãy bit [biểu diễn bằng các số 0, 1]. Cách biến đổi như thế được gọi là mã hoá thông tin
  • Ví dụ:

Hình 2. Mã hóa thông tin trong máy tính

  • Để mã hoá thông tin dạng văn bản ta dùng bộ mã ASCII để mã hoá các ký tự. Mã ASCII các ký tự đánh số từ: 0 đến 255
  • Bộ mã Unicode: có thể mã hóa 65536 =216 ký tự, có thể mã hóa tất cả các bảng chữ cái trên thế giới

1.5. Biểu diễn thông tin trong máy tính

 a. Thông tin loại số

  • Hệ đếm:
    • Hệ thập phân: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
    • Hệ nhị phân: 0, 1
    • Hệ cơ số mười sáu [hexa]: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F

Biểu diễn số trong các hệ đếm:

  • Hệ thập phân: Mọi số N có thể biểu diễn dưới dạng

\[N = a_{n} 10^{n} + a_{n-1} 10^{n-1} + …+ a_{1} 10^{1} + a_{0} 10^{0} + a_{-1} 10^{-1} +…+ a_{-m} 10^{-m}\]

\[0 \leq a_{i} \leq 9\]

  • Hệ nhị phân: Tương tự như trong hệ thập phân, mọi số N cũng có biểu diễn dạng

\[N = a_{n} 2^{n} + a_{n-1} 2^{n-1} + …+ a_{1} 2^{1} + a_{0} 2^{0} + a_{-1} 2^{-1} +…+ a_{-m} 2^{-m} \]

\[a_{i} = 0, 1 \]

  • Hệ hexa: Biểu diễn số trong hệ hexa cũng tương tự

\[N = a_{n} 16^{n} + a_{n-1} 16^{n-1} + …+ a_{1} 16^{1} + a_{0}16^{0} + a_{-1} 16 ^{-1} +…+ a_{-m} 16^{-m}\]

\[0 \leq a_{i} \leq15\]

Với quy ước:   A = 10,   B = 11,   C = 12, D = 13,   E = 14,   F = 15

Chuyển đổi giữa các hệ đếm:

Đổi số trong hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 2 và hệ cơ số 16

Hình 3. Ví dụ minh họa đổi số trong hệ cơ số 10 sang hệ cơ số 2 và hệ cơ số 16

Biểu diễn số trong máy tính:

  • Biểu diễn số nguyên:

\[ 7_{[10]} = 111_{[2]}\]

Hình 4. Ví dụ minh họa biểu diễn số nguyên

  • Trong đó: 
    • Phần nhỏ nhất của bộ nhớ lưu trữ số 0 hoặc 1: 1 bit
    • Một byte có 8 bit, bit cao nhất thể hiện dấu [bit dấu]
    • Có thể dùng 1 byte, 2 byte, 4 byte… để biểu diễn số nguyên
  • Biểu diễn số thực: 
    • Biểu diễn số thực dưới dạng dấu phẩy động:
      • Ví dụ: 13456,25 = 0.1345625 x 105
      • Dạng tổng quát: ±M x 10±K
      • Trong đó: 
        • M: Là phần định trị [\[0,1\leq M < 1\]]
        • K: Là phần bậc [\[K \leq 0\]]
    • Biểu diễn số thực trong một số máy tính:
      • Ví dụ:     0,007 = 0.7 x 10-2

Hình 5. Ví dụ minh họa biểu diễn số thực

 b. Thông tin loại phi số

Biểu diễn văn bản:

  • Mã hoá thông tin dạng văn bản thông qua việc mã hóa từng kí tự và thường sử dụng:
    • Bộ mã ASCII: Dùng 8 bit để mã hoá kí tự, mã hoá được 256 = 28 kí tự
    • Bộ mã Unicode: Dùng 16 bit để mã hóa kí tự, mã hoá được 65536 = 216 kí tự
  • Trong bảng mã ASCII mỗi kí tự được biểu diễn bằng 1 byte

Các dạng khác: Hình ảnh, âm thanh cũng phải mã hoá thành các dãy bit

*Nguyên lí mã hóa nhị phân:

Thông tin có nhiều dạng khác nhau như số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… Khi đưa vào máy tính, chúng đều biến đổi thành dạng chung - dãy bit. Dãy bit đó là mã nhị phân của thông tin mà nó biểu diễn. 

Chủ Đề