Đánh rắm nhiều có tốt không

Xì hơi [hay còn có một cách gọi "thô thiển" hơn là đánh rắm] là một chức năng hết sức bình thường của cơ thể nhưng lại bị nhiều người cho là hành vi thiếu tế nhị, không lịch sự hay đáng xấu hổ. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, xì hơi lại mang đến những lợi ích không ngờ cho cơ thể đấy!

Giảm đầy bụng

Sau một bữa ăn no nê, bạn rất dễ rơi vào tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Mặc dù hiện tượng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và cũng không có gì đáng lo ngại nhưng nó lại khiến bạn cảm thấy bức bí, khó chịu vì quần áo trở nên chật trội. Thủ phạm ở đây chính là các chất khí dư thừa đang có trong cơ thể và cách nhanh chóng nhất để thoát khỏi tình trạng này chính là nhanh chóng "thả bom" càng sớm càng tốt.

Xì hơi giúp đào thải các hóa chất không lành mạnh ra khỏi cơ thể

Khi chúng ta hít vào, không chỉ có khí oxy mà còn có ni-tơ và carbon dioxide vào theo. Hầu hết khí thải trong cơ thể chúng ta liên tục được tạo ra và sẽ đi ra ngoài bằng một trong hai hình thức: ợ hơi hoặc xì hơi. Điều này thường xuyên xảy ra sau khi bạn vừa uống Coca hay Pepsi. Khi xì hơi, các khí độc cũng theo đó mà ra ngoài. Trong trường hợp bạn "nhịn" xì hơi thì những khí có hại sẽ không được thải ra ngoài, nội mạc ruột sẽ hấp thụ nó ngược trở lại và khiến bạn cảm thấy đầy bụng, tức ngực.

Là dấu hiệu cho thấy bạn có hệ miễn dịch khỏe mạnh

Có một sự thật phũ phàng đó là khi bạn xì hơi càng nặng mùi thì chứng tỏ cơ thể bạn càng khỏe mạnh. Nguyên nhân là bởi nếu thức ăn bạn nạp vào cơ thể có chứa nhiều chất xơ và hệ thống đường ruột chứa nhiều vi khuẩn có lợi thì hơi xì ra sẽ càng thối. Điều này cũng có nghĩa là bạn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Xì hơi giúp bạn sống lâu hơn

Bạn có biết rằng ngửi rắm thực ra lại rất tốt cho sức khỏe? Nghe thì có vẻ lạ lùng nhưng đây lại là kết quả của cuộc nghiên cứu khoa học đấy. Trong một nghiên cứu đăng tải năm 2014 trên tạp chí Medicinal Chemistry Communications, các nhà khoa học đến từ trường Đại học Exeter [Anh] cho biết rằng lượng nhỏ hợp chất hyđro sunfua trong rắm người có thể giúp ngăn chặn tổn thương ty thể.

Trong khi khí hyđro sunfua vẫn được xem là độc hại nếu ngửi quá nhiều thì việc tiếp xúc với một lượng nhỏ hợp chất này thì rất có lợi cho sức khỏe.

Dấu hiệu cảnh báo một số bệnh

Cơ thể con người vốn rất đỏng đảnh và khó hiểu nhưng đôi khi nó vẫn tìm cách để báo cho chúng ta biết nếu gặp phải tình trang không tốt. Chẳng hạn, xì hơi nhiều [quá 30 lần/ngày] và liên tục thì có thể bạn đang có vấn đề về đường ruột và dạ dày như hội chứng kích thích ruột, viêm ruột, rối loạn nhu đọng ruột, đau dạ dày, viêm dạ dày... Nếu bạn cảm thấy đau rát khi xì hơi thì đó là biểu hiện của bệnh trĩ hay bệnh nứt kẻ hậu môn.

Giảm căng thẳng

Đôi khi, chúng ta vẫn thường xì hơi thành tiếng mà không có mùi. Điều này chắc hẳn khiến "thủ phạm" cảm thấy xấu hổ nhưng lại giúp những người xung quanh được một tràng cười sảng khoái, xua tan không khí căng thẳng.

Cuối cùng, nên nhớ rằng: Xì hơi không hề xấu, đó không chỉ là cách mà cơ thể thực hiện chức năng của mình mà còn đem đến rất nhiều lợi ích. Nếu bạn đang muốn xì hơi nhưng lại ở nơi đông người thì có thể tạm lánh đi chỗ khác chứ không cần thiết phải nhịn xì hơi đâu nhé.

“Tôi thường hay bị... “xì hơi” [đánh rắm] liên tục, trung bình mỗi ngày cũng phải 15 lần, thậm chí có ngày kỉ lục, tôi đếm được tới hơn 20 lần. Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?

Thực sự, tôi rất xấu hổ và mặc cảm. Nhiều lúc ngượng chín mặt vì khi ở giữa đám đông mà mình thì cứ phát ra tiếng “ít, ít.. ủm, ủm”, rồi sau đó là thứ mùi kì dị bốc ra. Nhiều khi tôi cũng cố nhịn nhưng khốn nỗi, càng nhịn thì lúc hơi xì ra, tiếng kêu càng dài, càng to hơn.

 

Vì thế, mỗi khi đến cơ quan hay chỗ đông người, tôi không bao giờ dám ngồi gần ai. Hiện tượng này có thể là tôi có từ lúc còn nhỏ, nhưng khi đó, tôi không để tâm lắm.

 

Liệu có phải là tôi bị bệnh gì không? Nếu là bệnh thì tôi phải chữa thế nào?

 

[Độc giả Trung Hòa ở Thanh Trì, Hà Nội]

 


Ăn nhiều các loại ngũ cốc, chất bột, dầu mỡ cũng dễ xì hơi nhiều

 

BS Cao Đức Hy, Nguyên trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội chia sẻ:

 

“Xì hơi” hay còn gọi là trung tiện, là do nguồn thức ăn khi chưa tiêu hóa hết ở dạ dày xuống đại tràng được các vi khuẩn tiếp tục phân hủy và bài tiết ra khí thải, chúng tích tụ đến một lúc nào đó quá nhiều và phải thoát ra ngoài qua hậu môn.

 

Ở một số người, do thiếu một số men phân hủy alpha - galactosides [là một loại đường có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc] nên khi chất đường này xuống tới ruột già thì bị các vi khuẩn phân hủy và sinh ra nhiều hơi, dẫn đến tình trạng xì hơi liên tục... vì hơi bị nhiều hơn người khác.

 

Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của hiện tượng “xì hơi” quá nhiều phần lớn là do thói quen ăn uống.

 

Hằng ngày, nếu ăn quá nhiều chất bột, dầu mỡ và ít chất xơ, rau xanh, trái cây, đặc biệt là những ai thường xuyên ăn khoai lang, khoai tây, mì tôm thì thường dễ “xì hơi” nhiều hơn.

 

Một số trường hợp do ăn quá nhanh, đường ruột sẽ chứa nhiều không khí thì cũng dẫn tới tình trạng “xì hơi” nhiều lần.

 

Thực tế, ai cũng phải “xì hơi”. Vì nó chứng tỏ quá trình tiêu hóa hoạt động tốt.

 

Về bản chất thì “xì hơi” nhiều không phải là bệnh. Tuy nhiên, với một số người thì “xì hơi” nhiều, liên tục lại là biểu hiện của một số bệnh về đường ruột như: Rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm ruột, rối loạn nhu động ruột, hội chứng kích thích ruột...

Trong trường hợp bị viêm ruột già thì thường kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy có khi đi cầu ra máu, nóng sốt.

 

Hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây nhiều hơi nhưng cũng kèm theo các triệu chứng khác như: đau hay khó chịu ở bụng, táo bón hay tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa bị táo bón.

 

Nếu bạn Hòa bị xì hơi thường xuyên, liên tục, thậm chí tới 20 lần/ngày thì nên tới bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị. Vì dấu hiệu xì hơi của bạn đã thành bệnh.

Chủ Đề