Mẹ bầu an đu đủ chín có tốt không

Phụ nữ mang thai nên lựa chọn đu đủ chín để ăn, không tiêu thụ loại quả này khi chưa chín kỹ. Các chuyên gia nhận định mẹ bầu ăn đu đủ xanh có thể dẫn đến những cơn co thắt nhẹ. Tuy nhiên, bác sĩ Yen H. Tran, Đại học California [Mỹ], cho hay: "Không có bằng chứng chắc chắn cho thấy xuất hiện những cơn co thắt ở phụ nữ mang thai sau khi ăn đu đủ chưa chín có thể dẫn đến sẩy thai nhưng để tránh gặp những tác động không mong muốn, mẹ bầu nên tránh ăn đu đủ xanh".

Đu đủ chín là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Trung bình một quả đu đủ nhỏ cung cấp khoảng 95 mg vitamin C, vitamin A, magie, kali... Đây là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng trong thai kỳ của phụ nữ. Theo các chuyên gia, đu đủ có nhiều lợi ích như sau.

Phòng bệnh tim: Đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa vitamin A, vitamin C và vitamin E. Chế độ ăn uống nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp một người giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol.

Phòng táo bón: Đu đủ chứa nhiều chất xơ giúp mẹ bầu phòng nguy cơ táo bón khi mang thai.

Hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm: Trong quả đu đủ có chứa hai loại enzym [papain và chymopapain] giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả; giảm viêm, đau cấp tính.

Cải thiện hệ thống miễn dịch: Ăn trái cây, thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp mẹ bầu tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Với nhiều chất chống oxy hóa, đu đủ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trái cây này cũng là một nguồn cung cấp Vitamin A dồi dào.

Giảm nguy cơ mắc ung thư: Lycopene là một sắc tố tự nhiên có trong thực phẩm màu đỏ hoặc cam như đu đủ, cà chua, dưa hấu... Một số chuyên gia cho rằng ăn nhiều lycopene có thể giảm nguy cơ ung thư.

Phụ nữ mang thai có thể ăn đu đủ chín. Ảnh: Freepik

Bác sĩ Kate White, Đại học Y khoa Boston [Mỹ] nhận định mẹ bầu có thể thêm đu đủ vào chế độ ăn uống nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Đu đủ không ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ và thai nhi sau khi sinh.

Nếu lo lắng khi ăn đu đủ, thai phụ có thể lựa chọn các loại quả khác như dưa hấu, cam, táo. Theo đó, trong dưa hấu chứa nhiều vitamin C, chất xơ, kali. Tương tự, cam là loại quả giúp bổ sung nhiều vitamin C cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Trong thai kỳ, phụ nữ nên ăn một quả cam mỗi ngày nhằm cung cấp thêm vitamin, dưỡng chất cho cơ thể. Còn táo là một loại quả ngọt, thanh, vi giòn cung cấp nhiều chất xơ phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Chế độ ăn uống khi mang thai vô cùng quan trọng. Vì người mẹ cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài những thực phẩm như thịt, rau củ và hải sản, trái cây là loại đồ ăn không thể thiếu trong thực đơn của mẹ bầu. Thế nhưng, không phải loại trái cây nào cũng thích hợp với phụ nữ mang thai.

Như chúng ta đã biết, đu đủ vốn là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Đu đủ giúp thanh nhiệt và trở thành bữa tráng miệng tuyệt vời. Tuy nhiên nhiều mẹ bầu thường thắc mắc “ăn đu đủ khi mang thai có nguy hiểm không?” Trong bài viết này, AVAKids sẽ đồng hành cùng mẹ bầu làm sáng tỏ vấn đề trên, đồng thời tìm hiểu thêm về việc ăn đu đủ khi mang thai như nào cho đúng. 

Phụ nữ khi mang thai cần thận trọng khi ăn đu đủ. Nguồn ảnh canva

1Ăn đu đủ khi mang thai

Các mẹ bầu ăn đu đủ có nguy hiểm không? Nhiều người cho rằng ăn đu đủ khi mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Thực chất cần phải xem đấy là đu đủ đã chín hoàn toàn hay đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn. Bởi vì phụ nữ mang thai ăn đu đủ chín sẽ tốt cho cả mẹ và thai nhi, nhưng đu đủ xanh hoặc chưa chín thì ngược lại.

Đu đủ chín là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Trung bình một quả đu đủ chín có thể cung cấp khoảng 95 mg vitamin C. Bên cạnh đó đu đủ cũng chứa chất xơ, giúp tránh hoặc giảm tình trạng táo bón khi mang thai. 

Ngược lại, đu đủ xanh hoặc chưa chín hoàn toàn mới là vấn đề đáng lo ngại đối với phụ nữ mang thai. Mặc dù những căn cứ khoa học liên quan vấn đề này còn hạn chế, nhưng đu đủ chưa chín chứa nhựa mủ, có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của thai nhi. 

Bác sĩ sản phụ khoa Yen H. Tran [làm việc tại trung tâm y tế MemorialCare Orange ở California] từng có cuộc thí nghiệm trên chuột đang mang thai. Bà cho biết với những con chuột mang thai khi ăn đu đủ chưa chín sẽ gây ra hiện tượng co thắt tử cung sớm [nguy cơ sảy thai]. Vì chất latex tìm thấy trong nhựa đu đủ có thể là một nguyên nhân gây ra vấn đề. 

2Mẹ bầu ăn đu đủ, thai nhi có an toàn không? 

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra chính xác sự ảnh hưởng của đu đủ đối với sự phát triển của thai nhi, nhiều chuyên gia vẫn khuyến cáo những phụ nữ mang thai cần thận trọng và tránh ăn đu đủ xanh dựa vào những thí nghiệm trên động vật. 

Đu đủ chín cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Nguồn ảnh Freepik

Trái lại, đu đủ chín lại an toàn và bổ dưỡng, có thể tăng cường bổ sung trong khẩu phần ăn lành mạnh của bà bầu. Nếu bạn muốn ăn đu đủ, hãy ăn đu đủ đã chín để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

3Tại sao mẹ bầu nên thận trọng khi ăn đu đủ?

Ăn đu đủ chín trong khi mang thai hoàn toàn có lợi cho mẹ và bé. Mẹ bầu chỉ cần thận trọng với đu đủ xanh. Vì nhựa đu đủ xanh có thể gây hại.  

Bác sĩ Tran lưu ý rằng, không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy những cơn co thắt do ăn đu đủ chưa chín có thể dẫn đến sảy thai. Nhưng cô có một lời khuyên chân thành dành cho các mẹ bầu, "nếu bạn thực sự muốn ăn đu đủ trong thai kỳ, hãy ăn những quả đã chín hoàn toàn.”

Bài viết liên quan: Mẹ nên bổ sung loại thực phẩm này vào bữa ăn để ổn định đường huyết trong thai kỳ

4Cách nhận biết đu đủ chín, an toàn với bà bầu

Các mẹ bầu cần cẩn thận khâu lựa chọn đu đủ chín. Vì nếu đu đủ mới chín tới, lớp vỏ vẫn còn nhựa mủ không an toàn cho thai nhi. Do đó, khi bạn đi mua trái cây, hãy chỉ tìm những quả đu đủ chín. Độ chín của đu đủ có thể được kiểm tra bằng hương thơm đặc trưng. 

Đu đủ chín không gây hại cho bà bầu và thai nhi. Nguồn ảnh Freepik

Nếu không ngửi thấy mùi thơm tức là chưa chín. Với đu đủ chín hoàn toàn, vỏ sẽ có màu vàng sẫm. Ngoài ra, bạn có thể dùng tay ấn nhẹ để cảm nhận.

Thực ra, nếu bạn không tin tưởng vào khả năng chọn đu đủ chín của bản thân, bạn có thể cân nhắc những loại trái cây khác thay thế mà vẫn giàu giá trị dinh dưỡng. 

5Các lựa chọn thay thế đu đủ bạn có thể ăn khi mang thai

Mặc dù ăn đu đủ chín có thể an toàn trong thai kỳ, nhưng nếu bạn muốn thận trọng hơn và đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn có thể tham khảo một số trái cây khác dưới đây:  

Dưa hấu

Bác sĩ sản phụ khoa tại Mỹ - Kim Langdon, khuyến nghị dưa hấu có thể thay thế đu đủ vì nó có kết cấu tương tự, mang lại sự cảm nhận vị giác giống nhau. 

Đặc biệt, dưa hấu là một nguồn cung cấp vitamin C, kali và chất xơ tuyệt vời. Một cốc sinh tố dưa hấu sẽ chứa khoảng 250 mg kali và 1 g chất xơ.

Cam

Nếu mục tiêu chính của bạn là muốn bổ sung vitamin C mà lại không yên tâm ăn đu đủ, bạn có thể cân nhắc đến cam. Một quả cam có khoảng 82 mg vitamin C. Bằng cách ăn một quả cam mỗi ngày, bạn đang bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển răng và xương của trẻ.

Táo

Thành phần đường trong táo lành mạnh hơn đường kính từ bánh kẹo. Một quả táo có thể thay thế đu đủ sau bữa ăn để tráng miệng hoặc khi thèm ngọt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Hơn nữa, táo được biết đến là loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất. Táo cung cấp vitamin C và chất xơ cho cơ thể.

Khi mang thai, mẹ bầu nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, trái cây để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

6Khi nào mẹ bầu có thể yên tâm ăn đu đủ?

Tiến sĩ Kate White - phó giáo sư Sản phụ khoa tại Đại học Y khoa Boston nói rằng, mẹ bầu có thể yên tâm ăn đu đủ trở lại nếu đang ở giai đoạn gần sinh và được sự đồng ý từ bác sĩ. Vì khi bác sĩ nhận định thai phụ sắp chuyển dạ, họ có thể ăn bất cứ loại đu đủ nào như mong muốn. 

Bác sĩ Tran cho biết thêm, hầu hết các vấn đề tiềm ẩn với đu đủ chỉ đáng lo ngại trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi ăn đu đủ nếu trước đó bạn đã tránh ăn.

Lời kết 

Xem thêm:

  • Cha mẹ cần tập cho bé thói quen này trước khi bé vào lớp 1
  • Đừng tùy tiện cho trẻ dùng men vi sinh nếu mẹ chưa đọc bài viết này!
  • Ngộ độc thực phẩm trong thai kỳ, làm thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

Đu đủ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, loại vitamin quan trọng trong suốt quá trình mang thai, cần thiết cho thai nhi phát triển. Vì vậy, nếu là “fan” của đu đủ bạn vẫn có thể tiếp tục ăn. Bạn nên chọn những quả đã chín để đảm bảo an toàn cho thai nhi. 

Ngoài ra, bạn nên thảo luận về chế độ ăn uống khi mang thai với bác sĩ để đảm bảo sức khỏe trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ.  

Hoài Thương tổng hợp từ Verywellfamily

Nguồn tham khảo:

1. Fooddata central. Papayas, raw.

2. National Institutes of Health Office of Dietary Supplements. Vitamin C.

3. Adebiyi A, Adaikan PG, Prasad RN. Papaya [Carica papaya] consumption is unsafe in pregnancy: fact or fable? Scientific evaluation of a common belief in some parts of Asia using a rat model. Br J Nutr. 2002 Aug;88[2]:199-203. doi: 10.1079/BJNBJN2002598. PMID: 12144723.

Chủ Đề