Đánh giá đề thi môn hóa lý 2023

Trao đổi với VietNamNet, cô Lê Thị Ngà - Giáo viên Sinh học Trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội), cho biết: “Đề thi Sinh dài (6 trang), với đề thi này, tôi cho rằng phổ điểm 5 là chủ yếu. Đề Sinh năm nay cũng có độ phân hóa cao, 20 câu đầu học sinh sẽ dễ lấy điểm.

Câu hỏi về phần kiến thức sinh thái rất hay và có khả năng phân loại tốt. Nội dung phân hóa chủ yếu ở 20 câu sau, nhất là 8 câu cuối đòi hỏi học sinh phải có lực học chắc mới có thể giải quyết tốt”.

Thầy Phạm Ngọc Hà - Giáo viên Sinh học Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội), cho hay: “Với mã đề 210, từ câu 81 đến 110 là những câu cơ bản học sinh dễ đạt được 7 điểm. Đề thi bắt đầu từ câu 111-120 các câu ở mức độ vận dụng trong đó đề thi hỏi thiên nhiều về sinh thái (3 câu), phần quy luật di truyền khó được giảm thiểu, câu khó chỉ có 1 câu (mọi năm 4-5 câu).

Ngoài ra trong đề thi năm nay, câu vận dụng cao phân bố đều ở các phân môn trừ phần sinh học lớp 11 là thiếu câu vận dụng.

Về bố cục, nhìn chung đề thi có sự phân hóa ở câu vận dụng, việc tính toán trong đề thi cũng giảm thiểu, đòi hỏi học sinh có kỹ năng phân tích số liệu và đồ thị.

Tôi dự đoán nhiều mức điểm 7-8 còn từ 9-10 khó vì số câu vận dụng rất đa dạng, học sinh đạt điểm trung bình không quá khó khăn”.

Môn Hóa: Phổ điểm dao động từ 6 tới 7 điểm

Thầy Nguyễn Đình Độ - Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân (TP.HCM), nhận định: “Đề Hoá 30 câu đầu thuộc mức độ đơn giản, học sinh có thể tìm kết quả rất nhanh.

Còn lại, trong đề 10 câu đòi hỏi có sự tư duy gồm vận dụng và vận dụng cao, trong đó, mức độ vận dụng có câu liên quan tới tái chế phù hợp với xu hướng hiện tại.

Năm nay, đề không có câu điện phân nên mức độ khó giảm đi so với năm trước, câu đồ thị cũng có phần nhẹ nhàng hơn mọi năm. Nhìn chung, phổ điểm dao động từ 6 tới 7 điểm. Học sinh khá có thể làm được 8 điểm. Điểm 10 không đến mức khó vì vậy theo tôi điểm 10 sẽ xuất hiện nhiều hơn năm trước”.

Đề Vật lý: Khá "dễ thở"

Cô Trần Thị Kim Ngân, giáo viên dạy Vật lý, Trường THPT Kim Liên (Hà Nội), nhận định đề Vật lý thi tốt nghiệp THPT năm 2023 về cơ bản không có nhiều sự thay đổi khác biệt so với năm ngoái về cấu trúc cũng như mức độ khó dễ và thể loại câu hỏi.

“Nói chung đề khá dễ thở với học sinh. Đề chỉ có sự thay đổi một chút khi các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, có nhiều câu đi sâu về bản chất hơn, đòi hỏi học sinh hiểu sâu lí thuyết hơn (đọc nhiều phần mở rộng). Các câu từ 30-35, học sinh chắc kiến thức có thể vượt qua dễ dàng. Các câu từ 36-40, không quá lạ và các học sinh giỏi hoàn toàn có thể làm”, cô Ngân phân tích.

Với đề thi này, cô Ngân dự đoán phổ điểm trung bình ở ngưỡng 6,5-7. Mức điểm 8 đến 8,5 có thể sẽ nhiều hơn năm ngoái.

Đánh giá đề thi môn hóa lý 2023

Đề tổ hợp các môn Khoa học tự nhiên thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, số thí sinh đăng ký dự thi bài thi Khoa học Tự nhiên là trên 323.000 em, chiếm tỷ lệ 31,52%. Sáng nay, các thí sinh đã hoàn thành phần thi này.

Đánh giá đề thi môn hóa lý 2023

Bài tổ hợp Khoa học xã hội: Môn Lịch sử sẽ hiếm điểm liệt

Gần 567.000 thí sinh đã hoàn thành bài thi Khoa học Xã hội, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023. Theo nhận định của giáo viên và học sinh, đề thi các môn Địa Lý, Lịch sử và Giáo dục công dân 'dễ thở'.

Đánh giá đề thi môn hóa lý 2023

Đề tổ hợp các môn Khoa học xã hội thi tốt nghiệp THPT năm 2023

Số thí sinh đăng ký dự thi bài thi Khoa học Xã hội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là gần 567.000 em, chiếm tỷ lệ 55,3%. Sáng nay, các em đã hoàn thành phần thi của mình.

Các giáo viên dự đoán điểm thi môn Lý, Hóa năm nay phổ biến ở mức 5-7, 7-8, thấp hơn năm ngoái, riêng Sinh học ngược lại, tăng khoảng 1-2 điểm.

Sáng nay, hơn 330.000 trên tổng một triệu thí sinh thi bài tổ hợp Khoa học tự nhiên. Bài thi này gồm ba môn Vật lý, Hóa học và Sinh học, mỗi môn có 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút.

Với môn Vật lý, cô Nguyễn Thị Nhung, Phó hiệu trưởng trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp, nhận xét đề thi giữ cấu trúc tương tự mọi năm, bám sát đề tham khảo đã công bố.

Theo cô Nhung, 90% câu hỏi thuộc chương trình lớp 12, còn lại lớp 11, tập trung ở các nội dung như dao động cơ, sóng cơ và sóng âm, dòng điện xoay chiều. Số câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, vận dụng cao chiếm 20%, không xuất hiện câu hỏi thuộc dạng bài mới. Cô Nhung đánh giá đề dễ thở với học sinh có mục tiêu tốt nghiệp, phân loại tốt với nhóm dùng kết quả này để xét tuyển đại học.

Cụ thể, các câu hỏi mang tính phân loại cao gồm kiến thức thực tế, ứng dụng, câu hỏi khai thác đồ thị về dao động cơ và dòng điện xoay chiều, câu hỏi thí nghiệm. Những câu này sẽ khiến thí sinh mất khá nhiều thời gian để tư duy hiện tượng và tìm đáp án.

"Mức điểm mà nhiều thí sinh đạt được dao động 5-7, ít điểm 9-9,5 và rất hiếm 10", cô Nhung nói. So với phổ điểm 2022 có đỉnh rơi vào mức 7,25, điểm trung bình 6,72, dự đoán của cô Nhung cho thấy điểm thi môn Lý năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái.

Đánh giá đề thi môn hóa lý 2023

Thí sinh TP HCM trước khi thi môn Toán, chiều 28/6. Ảnh: Quỳnh Trần

Nhận xét môn Hóa học, thầy Trần Đình Hương, Tổ trưởng Hóa học, trường THPT Bùi Thị Xuân, TP HCM, thấy rằng đề năm nay khó hơn, mức độ phân hóa cũng rõ ràng.

Theo thầy Hương, cả 20 câu hỏi lý thuyết ở mức nhận biết và thông hiểu, chủ yếu thuộc chương trình lớp 12. Số còn lại thuộc nhóm vận dụng, vận dụng cao, trong đó có hai câu "rất khó". Đề thi giảm số lượng các bài toán phi thực tế, những bài xuất hiện trong đề đều quen thuộc, nhưng tăng dần câu hỏi "có bản chất hóa học".

Thầy Hương cho rằng học sinh có thể bất ngờ vì đề chính thức không có hai bài tập thực tế và câu thí nghiệm về Hóa học vô cơ. Song, nếu được thầy cô chuẩn bị tâm lý và đã ôn luyện tốt, các em sẽ không bị làm khó.

Đánh giá chung, thầy Hương dự đoán học sinh dễ đạt 6 điểm, mức 7-8 cũng sẽ nhiều. Nhưng để đạt từ 9 điểm trở lên, các em cần có học lực giỏi, chắc kiến thức. Năm ngoái, đỉnh của phổ điểm môn Hóa là 8, điểm trung bình 6,7.

Ở môn Sinh học, cô Võ Thị Hải, giáo viên trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội, cho rằng đề thi có tính phân loại cao, đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp và đại học.

Cô Hải đánh giá học sinh trung bình dễ dàng làm được 15 câu hỏi đầu tiên - thuộc mức nhận biết, thông hiểu. 15 câu kế tiếp đòi hỏi học sinh có tư duy tốt hơn, còn 10 câu cuối đề thi dành cho những em có kiến thức chắn chắn, biết tư duy và vận dụng kiến thức logic. Theo cô Hải, học sinh xét tốt nghiệp có thể làm được 30 câu đầu.

Xét phạm vi kiến thức, cô Hải thấy nội dung về cơ chế di truyền và biến dị xuất hiện ở 8 câu hỏi, tính quy luật của hiện tượng di truyền 7, di truyền học quần thể 3, ứng dụng di truyền học 2, di truyền học ở người 2, tiến hóa 4, sinh thái học 10. Những phần này đều là chương trình lớp 12, còn lại 4 câu thuộc lớp 11. Đề thi có một số câu hỏi đề cập tới thông tin thực tế như bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.

Nhận xét chung, cô Hải dự đoán thí sinh sẽ đạt được điểm cao hơn năm ngoái khi đỉnh của phổ điểm dưới trung bình, chỉ 4,5. Đồng quan điểm, các giáo viên của Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng sẽ nhiều điểm 6-7, nhưng 10 rất hiếm.

Năm ngoái, cả nước có hơn 322.000 thí sinh dự thi môn Sinh. Điểm trung bình của thí sinh là 5,02, điểm nhiều thí sinh đạt nhất là 4,5; gần 50,8% bài thi dưới điểm trung bình.

Đề và gợi ý đáp án môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân

Đề thi, gợi ý đáp án môn Toán, Ngữ văn

Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào ngày 28-29/6 với hơn một triệu thí sinh. Trong đó, hơn 943.300 thí sinh sử dụng kết quả vừa để xét công nhận tốt nghiệp, vừa để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.

Hôm qua, thí sinh đã làm bài thi Ngữ văn và Toán. Sáng nay, các em thi một trong hai tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Tổng thời gian làm bài 150 phút. Chiều nay, thí sinh thi Ngoại ngữ trong 60 phút, cũng là môn cuối cùng.