Đánh giá chỉ số quỹ mở năm 2024

Review quỹ mở Manulife, quỹ ENF và DFVN của công ty quản lý quỹ nhóm bảo hiểm. So sánh hiệu quả đầu tư của 26 quỹ mở và quan điểm đầu tư của tác giả.

Tiếp tục về nội dung review quỹ mở, bài này mình chọn review 5 quỹ mở của 3 công ty quản lý quỹ thuộc nhóm bảo hiểm.

Ngoài các quỹ đầu tư liên kết với sản phẩm bảo hiểm (quỹ liên kết chung, quỹ liên kết đơn vị), các công ty quản lý quỹ nhóm bảo hiểm còn thành lập và quản lý các quỹ mở sau:

Công ty TNHH Quản lý quỹ Manulife Investment Việt Nam: Quỹ Đầu Tư Cổ Phiếu Manulife, Quỹ Đầu Tư Cân Bằng Manulife

Công ty TNHH Quản lý quỹ Eastspring Investments (thuộc Prudential Việt Nam): Quỹ Đầu tư Năng động Eastspring Investments Việt Nam

Công ty TNHH Một thành viên Quản lý Quỹ Dai-ichi Life Việt Nam: Quỹ đầu tư tăng trưởng DFVN, Quỹ đầu tư trái phiếu DFVN review quỹ mở manulife

Đối với quỹ cổ phiếu và quỹ cân bằng, chúng ta lấy tăng trưởng VNIndex làm chỉ số tham chiếu. Theo đó, so với tăng trưởng VNIndex từ đầu năm, chỉ có quỹ MAFEQI của Manulife có mức tăng trưởng vượt thị trường.

Về dài hạn thì quỹ ENF của Eastspring lại đạt mức tăng trưởng tốt hơn, 3 năm bình quân tăng trưởng mỗi năm đạt 16%. Tuy nhiên giá trị tài sản ròng 1 chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ) của quỹ ENF đạt mốc 3x, là mức giá tương đối cao so với mặt bằng chung các quỹ.

Sau đây mình tổng hợp review lại toàn bộ 26 quỹ mở của 9 công ty quản lý quỹ. Bao gồm các quỹ đã review ở loạt bài trước để các bạn tiện theo dõi. Số liệu tăng trưởng từ đầu năm đến 31/10/2021 và tăng trưởng bình quân mỗi năm trong 3 năm (từ 2019-2021).

11 Quỹ cổ phiếu

Đánh giá chỉ số quỹ mở năm 2024

6 Quỹ cân bằng

Đánh giá chỉ số quỹ mở năm 2024

9 Quỹ trái phiếu

Đánh giá chỉ số quỹ mở năm 2024

Quan điểm đầu tư quỹ mở của tác giả

Không quan trọng danh mục đầu tư

Có thể nhiều bạn thắc mắc vì sao mình ít đi vào phân tích danh mục đầu tư của quỹ mở. Theo mình thì khi đầu tư quỹ mở, danh mục hoàn toàn không quan trọng. Vì danh mục luôn được các chuyên gia chủ động đánh giá và thay đổi thường xuyên để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Về bản chất, khi đầu tư vào quỹ mở là bạn đã ủy thác tài sản cho chuyên gia quản lý. Do đó, cái chúng ta cần quan tâm chính là mức sinh lời của quỹ qua các năm, chứ không phải danh mục.

Không quan tâm đến phí quản lý

Bạn không phải trả phí quản lý khi mua hoặc bán chứng chỉ quỹ. Vì phí quản lý đã được tính vào giá trị tài sản ròng của 1 chứng chỉ quỹ (NAV/CCQ).

Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) = Tổng tài sản quỹ – Chi phí hoạt động bao gồm phí quản lý

Theo quy định của Bộ tài chính, mức phí quản lý quỹ tối đa là 2% giá trị tài sản ròng. Theo mình, nếu một quỹ hoạt động tốt như VESAF chẳng hạn, thì 2% cũng là xứng đáng.

Các yếu tố cần quan tâm

Các loại phí giao dịch

Điều đầu tiên mình quan tâm khi đầu tư quỹ mở là phí mua (phí phát hành), phí bán (phí mua lại), phí chuyển đổi quỹ. Mức phí này khác nhau tùy theo chính sách từng công ty quản lý quỹ. Mình luôn ưu tiên quỹ có phí mua thấp vì mình đầu tư thường xuyên, định kỳ để phát huy lãi kép.

Thời gian hoạt động và NAV

Khi đầu tư mình luôn chọn quỹ có thời gian hoạt động từ 3 năm trở lên, tăng trưởng ổn định và mức lợi suất phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình. Thông thường các quỹ có thời gian hoạt động lâu năm, tăng trưởng tốt thì quy mô tài sản ròng (NAV) cũng lớn hơn. Do đó, nếu 2 quỹ chỉ số tương tự nhau, mình sẽ chọn quỹ nào có NAV lớn hơn.

Nhà đầu tư đa dạng

Điều cuối cùng là sự đa dạng của nhà đầu tư vào quỹ. Ví dụ một quỹ A có 20 nhà đầu tư góp vốn vào, trong đó có 5 nhà đầu tư nắm giữ đến 90% tài sản quỹ. 15 nhà đầu tư còn lại chỉ nắm giữ 10% tài sản. Cơ cấu như vậy sẽ gây rủi ro cho 15 nhà đầu tư nhỏ nếu 5 nhà đầu tư lớn bất ngờ rút tiền khỏi quỹ.

Để biết cơ cấu nhà đầu tư của một quỹ, mình xem ở báo cáo tháng mà quỹ công bố trên website. Trong đó có nội dung “Tỷ lệ nắm giữ chứng chỉ quỹ của 10 nhà đầu tư lớn nhất”.

Kết

Với mình, đầu tư vào quỹ mở khá an toàn và mang lại hiệu quả cao trong dài hạn. Nếu bạn muốn tham gia thị trường chứng khoán nhưng không đủ thời gian nghiên cứu, thì quỹ mở là một lựa chọn tốt. Hy vọng qua loạt bài review quỹ mở của mình đã giúp ích cho bạn trong quyết định đầu tư.

Nếu thấy nội dung có giá trị với bạn, hãy chia sẻ với bạn bè và theo dõi trang Phụ nữ đầu tư tài chính để cập nhật nội dung mới nhất từ 35 Plus Life nhé! Cảm ơn bạn.