Đảng Việt Tân trung bẫy Hà Nội

việt tân

Cập nhập tin tức việt tân

Đảng Việt Tân trung bẫy Hà Nội

Thủ đoạn quyên tiền, kích động gây rối tại Đồng Tâm

Một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội để xuyên tạc, kêu gọi quyên tiền, nhận tài trợ nhằm ủng hộ nhóm chống đối ở xã Đồng Tâm, những đối tượng như vậy cần xử lý nghiêm.

Đảng Việt Tân trung bẫy Hà Nội

Đi tù vì đả kích chính quyền trên Facebook

Cho rằng việc bồi thường đất đai và giải quyết việc Fomosa xả thải ra biển gây ảnh hưởng môi trường không triệt để, có sự bao che nên Bùi Hiếu Võ đã lên Facebook chửi bới, xuyên tạc, chống chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đảng Việt Tân trung bẫy Hà Nội

Nguyễn Quốc Quân (Ảnh do cơ quan ANĐT Bộ Công an phía Nam cung cấp).

Theo cơ quan An ninh Điều tra, vào ngày 17-4, Nguyễn Quốc Quân nhập cảnh Việt Nam thông qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM) với tên Richard Nguyen, số hộ chiếu 469267405 để thực hiện kế hoạch kích động biểu tình, khủng bố, phá hoại lễ kỷ niệm 30-4 và 1-5 tại TPHCM và một số tỉnh, thành khác thì bị bắt. Tang vật cơ quan ANĐT thu được là một laptop bên trong chứa những thông tin, tài liệu về hoạt động khủng bố.

Trước đó, vào tháng 6-1986, Nguyễn Quốc Quân đã tham gia tổ chức “Việt Tân” tại Mỹ và được giao nhiều nhiệm vụ như: xây dựng phần mềm tin học quản trị đoàn viên và hồ sơ nhân sự, tham gia thành lập “Hội chuyên gia Việt Nam” do Vũ Quý Kỳ làm chủ tịch, huấn luyện phương pháp đấu tranh bất bạo động, phát triển người cho tổ chức thông qua giảng dạy kỹ năng phần mềm…

Vào tháng 8-2006, Nguyễn Quốc Quân được phân công tham gia kế hoạch “sang sông”, lấy tên giả là Ly Seng, trực tiếp thâm nhập Việt Nam từ Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) để chỉ đạo Nguyễn Thị Thanh Vân, Trương Leon, Nguyễn Hải cùng đồng bọn phát tán truyền đơn của “Việt Tân”. Sau đó, Quân bị bắt tại tỉnh Tây Ninh khi đang trốn chạy sang Campuchia.

Ngày 13-5-2008, TAND TPHCM xử Nguyễn Quốc Quân 6 tháng tù giam về tội khủng bố, sau đó đối tượng này bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Từ cuối năm 2008 đến 2011, Nguyễn Quốc Quân thường xuyên sang Malaysia, Thái Lan để tập huấn cho thành viên “Việt Tân” về kỹ năng bảo mật thông tin và phương pháp đấu tranh bất bạo động tại Việt Nam.

Theo cơ quan ANĐT, Nguyễn Quốc Quân là ủy viên trung ương của đảng "Việt Tân". Sau khi bị bắt, Quân có thái độ thành khẩn, cộng tác với cơ quan ANĐT và thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

Theo tài liệu của cơ quan ANĐT, tiền thân của tổ chức “Việt Tân” là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” do Hoàng Cơ Minh (nguyên Phó Đô đốc Hải quân chế độ cũ), thành lập vào năm 1980 tại California  Mỹ, hoạt động nhằm lật đổ nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Tháng 6-1981, Hoàng Cơ Minh tiếp tục lập “căn cứ kháng chiến” tại Udon, thu nạp số thanh niên vượt biên đang ở các trại tị nạn Thái Lan, Indonesia… để huấn luyện vũ trang nhằm đưa về Việt Nam hoạt động phá hoại.

Đến tháng 9-1982, Hoàng Cơ Minh tổ chức đại hội lập ra cơ quan trung ương đầu não, chỉ huy mọi hoạt động của “mặt trận” với tên gọi “Việt Nam canh tân cách mạng đảng” gọi tắt là “Việt Tân”.


Đảng Việt Tân - một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ và được xem là đối lập chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam - vừa kết thúc Đại Hội Đảng lần thứ 9 tại miền Bắc California và giới thiệu tân trung ương và tân lãnh đạo đảng nhiệm kỳ 2022 – 2025 vào ngày 21/9, với phần lớn nhân sự được xem là “trẻ, tài năng đa dạng, có suy nghĩ đột phá, sáng tạo và có tâm”, theo lời tân phát ngôn nhân của đảng nói với VOA.

Có tâm có tầm và không dễ bỏ cuộc

“Để cho một tổ chức có thể phát triển và trưởng thành với thời gian thì nhân sự sẽ cần đa dạng hơn và cần phải có những cái tạm gọi là ‘máu mới’ để có sự sáng tạo và suy nghĩ mới, đột phá. Trong tuyển cử tân trung ương lần này, yếu tố những người có khả năng tham mưu, có sự sáng tạo và có những khả năng có những suy nghĩ đột phá rất là quan trọng, và quan trọng hơn là những người có tâm, có những giá trị sống nhân bản, dân chủ, hiểu được tầm quan trọng của sự tự do, công bình, và quan trọng nữa là nhìn ra vấn đề gần gũi với nhân dân, đồng bào Việt Nam của mình”, Tiến sĩ Đông Xuyến - tân phát ngôn nhân của Đảng Việt Tân – nói với VOA.

Theo lời bà Đông Xuyến, số nhân sự sinh ra vào thập niên 1970, 1980, 1990 chiếm khoảng 2/3 trong tân trung ương của Đảng Việt Tân. Trong số này có những gương mặt mà vì lý do an ninh bà không muốn nêu tên, nhưng cho biết từng có nhiều kinh nghiệp “cọ xát, lăn lộn” ở Việt Nam, làm việc ngày đêm với Việt Nam nên hiểu được tình hình và tâm tư, nguyện vọng của người dân đang sinh sống tại Việt Nam.

Thành phần tân lãnh đạo Đảng Việt Tân nhiệm kỳ 2022 – 2025 được giới thiệu bao gồm: Ông Lý Thái Hùng giữ chức vụ Chủ tịch Đảng, ông Hoàng Tứ Duy giữ chức Tổng Bí thư Đảng và tiến sĩ Đông Xuyến làm Phát ngôn nhân.

Cựu Chủ tịch Đảng - ông Đỗ Hoàng Điềm - vẫn tiếp tục nằm trong bộ phận lãnh đạo trung ương của Việt Tân.

Ngoài các tiêu chí về khả năng, “có tâm có tầm”, các ứng viên được đề cử vào trung ương của Việt Tân còn đặc biệt đòi hỏi phải có “độ lì”, kiên trì, không dễ bỏ cuộc, vì theo lời phát ngôn viên Đông Xuyến, con đường các thành viên đảng đang đi “là một con đường nhỏ và khó”, giữa bối cảnh đảng này luôn bị tấn công, cô lập và bị “stigmatize” (bêu xấu).

Ngoài việc bầu ban lãnh đạo mới, Đại hội của Đảng Việt Tân cũng lượng duyệt tình hình đấu tranh và những nỗ lực của đảng trong công cuộc “dân chủ hóa” Việt Nam nhằm chống lại tình trạng độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó thông qua các chính sách và kế hoạch công tác với mục tiêu “phát huy sức mạnh đối kháng của người dân”.

Bị gán là “tổ chức khủng bố”, Việt Tân nói gì?

Đảng Cộng sản cầm quyền duy nhất tại Việt Nam lâu nay vẫn liệt kê Đảng Việt Tân là một “tổ chức khủng bố”. Trong khi đó, Việt Tân tự giới thiệu mình là “một tập hợp những người Việt yêu dân chủ với khát vọng Canh Tân con người và Canh Tân Việt Nam qua các hoạt động đấu tranh bất bạo động”.

“Không ai muốn hy sinh hay phí thêm những gì mà đồng bào mình đang có, và về sinh mạng con người, ngày hôm nay thế giới văn minh không còn đấu tranh trong tình trạng phải bạo động súng ống, vì thực sự nếu bạo động súng ống thì nhà cầm quyền mạnh hơn người dân thì làm sao có thể thay đổi được. Thành ra phương pháp đấu tranh bất bạo động của người dân và của số đông vẫn là phương pháp ôn hoà, ít có sự thiệt hại nhất và xác suất mà nó thay đổi cũng rất cao. Thành ra, Việt Tân vẫn tiếp tục phát huy điều này", phát ngôn nhân Đông Xuyến khẳng định với VOA.

“Mình phục vụ người dân nên nhà cầm quyền họ nói gì thì nói, họ tiếp tục nói như vậy để cô lập mình thôi. Họ không phải là mũi nhọn duy nhất của mình để mình phải dồn quá nhiều năng lượng vô đó. Cái mà mình cần dùng năng lượng ở đây là làm sao để cho người dân, mình hỗ trợ và mình đồng hành với người dân để có sức mạnh số đông, sức mạnh chung để tạo thay đổi cho chính họ”, đại diện của Việt Tân nói thêm.

Chính vì vậy, Việt Tân trong kỳ đại hội vừa qua đã chú trọng không ít đến việc tăng cường công tác tin vận nhằm giúp cho người dân tiếp cận nhiều hơn với nguồn thông tin đa chiều, tạo cơ hội cho nhiều thành phần hơn để họ đóng góp và đồng hành cùng với Việt Tân, và xây dựng nền tảng ở trong nước mạnh mẽ hơn để góp phần “tạo sự thay đổi”, bà Xuyến cho biết.

“Thực sự ra tất cả mọi người đều muốn thấy đất nước Việt Nam mình không còn độc tài nữa, dù là Đảng Cộng sản hay bất cứ một đảng nào khác. Vấn đề chính là không còn độc tài nữa, vì nó sẽ đưa đất nước mình đáng lý ra là tiến rất xa, dân mình rất thông minh, nhưng vì sự độc tài đó nó kìm hãm, làm hư hoại tài nguyên cũng như trí tuệ của người Việt Nam”, phát ngôn nhân Đông Xuyến nói thêm.

Trong khi đó, các nhà phân tích chính trị và báo chí quốc tế thường xem Việt Tân là một trong những tổ chức chính trị đối lập của Đảng Cộng sản và có tầm ảnh hưởng nhất định đối với xã hội và người dân tại Việt Nam.