Dàn ý bài văn nghị luận văn học và tình thương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý nghị luận về Văn học và Tình thương
 

I. Dàn ý Nghị luận về Văn học và Tình thương [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: Văn học và tình thương

2. Thân bài

· Giải thích khái niệm:· Văn học: Là một bộ môn nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh bằng nhiều phương thức khác nhau để thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm của người viết· Tình thương: Là một trong những khía cạnh tình cảm của con người, biểu hiện của sự giao cảm giữa con người với con người và con người với thế giới xung quanh· Mối quan hệ giữa văn học và tình thương· Văn học hướng đến cái đích tình thương: Một tác phẩm văn học chân chính là phải hướng đến con người, phục vụ đời sống tình cảm của con người

· Tình thương chính là nguồn cảm hứng cho văn học: Mọi khía cạnh của tình thương đều được văn học khai thác triệt để để có thể gắn kết con người, đưa con người gần lại với nhau và thấu hiểu nhau hơn.

3. Kết bài

Tổng kết vấn đề: Có thể khẳng định mối quan hệ giữa văn học và tình thương là một mối quan hệ gắn bó chặt chẽ không thể tách rời, trên cơ sở tình thương văn học ngày càng phát triển đa dạng cả về chiều rộng và chiều sâu, tình thương của con người nhờ có văn học mà ngày càng sâu sắc và vươn tới những giá trị cao cả.
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về Văn học và Tình thương [Chuẩn]

Văn chương là một sản phẩm tinh thần mang tính sáng tạo cao, phản ánh những tâm tư tình cảm, quan điểm, tư tưởng của một con người về thế giới và xã hội xung quanh, đồng thời nhân đó bộc lộ cả tam quan, tâm hồn của một con người. Từ ngàn đời nay văn chương đã xuất hiện như là một phần thiết yếu của lịch sử loài người, phản ánh nền văn minh của nhân loại, nhưng cho dù là văn học của bất kỳ nền văn hóa, chế độ, thể loại, hay thời kỳ lịch sử nào văn học vẫn luôn mang trong mình một đặc điểm chung nhất ấy là gắn liền với tình thương của cá nhân theo những mức độ khác nhau.

Văn học ở đây chỉ một phạm trù rộng lớn bao gồm các tác phẩm văn chương ở nhiều thể loại ứng với từng thời kỳ và sự phát triển của nhân loại như thơ, từ, ca, phú, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện dài, văn chính luận, biền ngẫu, sử thi, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, thành ngữ,… do một cá nhân hay tập thể sáng tạo ra với mục đích chính là để bộc lộ các khía cạnh của tâm hồn cá nhân, mang những ý nghĩa nhân văn, đạo đức, giáo dục con người, phục vụ cho hoạt động chính trị, quân sự, hoặc đơn thuần là thú vui tao nhã của bậc cao nhân mặc khách...[Còn tiếp]

>> Xem bài mẫu đầy đủ  Nghị luận về Văn học và Tình thương tại đây.

Nếu em chưa biết cách lập dàn ý nghị luận về Văn học và Tình thương, vậy em có thể tham khảo bài viết mẫu của chúng tôi để học hỏi thêm cách chọn lọc, triển khai và sắp xếp các ý chính sao cho khoa học, đầy đủ và theo trình tự nhất định.

Dàn ý nghị luận Tình thương là hạnh phúc con người Dàn ý nghị luận xã hội về mái ấm tình thương Dàn ý bàn về hành trang của thanh niên trong thời đại mới Soạn bài Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học Dàn ý phân tích bài thơ Thương Vợ Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần tự học

Từ khi xa xưa con người biết phản ánh tâm tư tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những trang giấy, văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích lại gần nhau hơn. Văn học giúp cho con người chung sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông. Vì thế ngay từ khi sinh ra, văn học và tình thương đã có mối quan hệ chặt chẽ. lingocard.vn mời bạn tham khảo: Lập dàn ý bài Văn học và tình thương giúp các bạn có thêm tài liệu hoàn thành tốt bài Văn mẫu lớp 8 số 7 đề 1.

Đang xem: Dàn ý chi tiết bài văn nghị luận văn học và tình thương

Mời các bạn cùng tham khảo

Bài văn mẫu lớp 8 số 7 đề 1: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước

Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 1: Vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

Bài văn mẫu lớp 8 số 6 đề 2: Mối quan hệ giữa học và hành

Lập dàn ý bài Văn học và tình thương

Mở bài:

Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận.

Thân bài:

– Mối quan hệ giữa văn học và tình thương.

– Các tác phẩm văn học thường ca ngợi, trân trọng những con người biết “thương người như thể thương thân”, giàu lòng yêu thương và nhân ái:

+ Tình yêu với những người thân.

+ Tình yêu với những gì gần gũi, bình dị xung quanh.

+ Tình yêu quê hương đất nước…

[Mỗi ý đều có dẫn chứng, phân tích, chứng minh.]

– Các tác phẩm văn học cũng luôn lên án, phê phán những kẻ sống thiếu tình thương. [Tương tự như ở phần trên, lấy dẫn chứng, phân tích, chứng minh.]

Kết bài:

Vai trò của các tác phẩm văn chương trong việc bồi đắp tình yêu thương trong tâm hồn mỗi người.

Dàn ý bài Văn học và tình thương mẫu 2

Mở bài:

– Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta và nhiều dân tộc khác trên thế giới.

– Văn học, với chức năng cao cả của nó, luôn luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái “thương người như thê thương thân”, đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.

Thân bài:

a] Mối quan hệ giữa văn học và tình thương

– Theo Hoài Thanh [ý nghĩa văn chương] thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người…]

– Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người…].

b] Văn học ca ngợi lòng nhân ái

– Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình:

+ Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái.

+ Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ.

+ Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau.

[Dẫn chứng]:

+ Người mẹ trong Cổng trường mở ra, Mẹ tôi…

+ Người cha trong Lão Hạc, Mẹ tôi…

+ Hai anh em Thành – Thủy trong [Cuộc chia tay của những con búp bê].

– Tình làng nghĩa xóm.

[Dẫn chứng: Ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu…]

– Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò…

[Dẫn chứng: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng, cô giáo và các bạn của Thủy trong Cuộc chia tay của những con búp bê…].

Xem thêm: Vì Sao Nên Làm Đồ Án Về Pin Năng Lượng Mặt Trời Chọn Lọc, Đồ Án Hệ Thống Điện Năng Lượng Mặt Trời

c] Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người

– Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.

[Dẫn chứng: Bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..].

– Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội.

[Dẫn chứng: Vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cô bé bán diêm..].

3. Kết bài:

Liên hệ thực tế và mong ước của em.

Dàn ý bài Văn học và tình thương mẫu 3

1. Mở bài:

Văn học là nghệ thuật sáng tạo mà nhà thơ nhà văn dùng ngôn từ của mình để diễn đạt và thể hiện quan điểm, tư tưởng, tình cảm. Một đặc điểm chung mà bất kì tác phẩm nào cũng có chính là văn học luôn gắn với tình thương.

2. Thân bài:

a] Tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc:

Có nhiều tác phẩm thể hiện tình yêu quê hương đất nước và tinh thần tự hào dân tộc rất cao của tác giả cũng như của chính độc giả. Đó là tình cảm mà mỗi người khi sinh ra đều có được.

Dẫn chứng: Bình Ngô đại cáo [Nguyễn Trãi], Từ ấy [Tố Hữu], Bến quê [Nguyễn Minh Châu], Làng [Kim Lân], Quê hương [Tế Hanh]…

b] Tình cảm gia đình:

Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên trong mái ấm gia đình đều cảm nhận được tình yêu mà mọi người dành cho mình cũng như của mình với mọi người trong gia đình. Một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Ngoài ra tình cảm vợ chồng cũng là thứ tình cảm rất gắn bó.

Dẫn chứng: Nói với con [Y Phương], Hai đứa trẻ [Thạch Lam], Những đứa con trong gia đình [ Nguyễn Thi], Vợ nhặt [Kim Lân], Con cò [Chế Lan Viên]

c]Tình nhân ái giữa con người với con người:

Con người khác con vật ở chỗ biết tư duy, suy nghĩ và yêu thương nhau. Dù có khác biệt nhau về màu da, chủng tộc hay không cùng ngôn ngữ, không cùng gia đình, dòng họ nhưng đã là người thì phải sống yêu thương, chan hòa, một tình yêu không bó gọn trong phạm vi nhất định mà nó mở rộng ra toàn nhân loại, yêu tất cả con người. Ngoài ra còn có sự thương xót của tác giả với từng số phận, từng nhân vật, là tiếng kêu thống thiết cho những con người đáng được thương cảm.

Dẫn chứng: Chí phèo [Nam Cao], Lão Hạc [Nam Cao], Truyện Kiều [Nguyễn Du], Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Đời thừa [Nam Cao]…

3. Kết bài: Tổng kết nội dung, khẳng định lần nữa, nêu ý nghĩa trong cuộc sống.

Dàn ý bài Văn học và tình thương mẫu 4

Mở bài:

Giới thiệu truyền thống đạo lí “lá lành đùm lá rách của dân tộc việt nam”.

Thân bài:

1] Tình thương thể hiển qua các thể loại văn học dân gian qua các câu tục ngữ-ca dao mà ông cha ta đã thực hiện và dạy cho thế hệ sau này.

2] Văn học hiện đại – ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh,

Dẫn chứng: Qua các tác phẩm văn chương đã học, tình thương đã cảm hóa được tất cả mọi đối tượng.

3] Trong cuộc sống đời thường

Đảng chính phủ kêu gọi mọi người chung tay góp sức, giúp đỡ những người có cuộc sống bất hạnh quanh ta để họ có thêm niềm tin trong cuộc sống qua các phong trào.

Xem thêm: Tìm Hiểu Diện Tích Trồng Chè Ở Việt Nam Năm 2018, Tìm Hiểu Diện Tích Trồng Chè Ở Việt Nam Năm 2020

– Ngôi nhà mơ ước; nhà tình thương

– Vượt lên chính mình

Kết bài: Khẳng định vấn đề, suy nghĩ và hành động của bản thân.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Bài văn mẫu lớp 8 số 7 đề 2: Văn học và tình thương

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn

Video liên quan

Chủ Đề