Đại từ là gì ngữ văn lớp 7

Đại từ là một từ loại trong Tiếng Việt mà học sinh đã được làm quen trong chương trình Tiểu học. Bước lên THCS, học sinh sẽ tiếp cận lại từ loại này nhưng ở góc độ rộng và sâu hơn. Để nắm chắc kiến thức về đại từ, học sinh hãy tham khảo bài giảng của thầy Nguyễn Phi Hùng – Giáo viên Ngữ văn tại HOCMAI.

Khái niệm và vai trò của đại từ

Đại từ xét theo tiếng Hán Việt: “Đại” ở đây không phải là to, nhiều mà là thay thế. Chúng ta gặp nghĩa này ở từ “đại điện” [thay mặt]. Vậy đại từ là những từ có chức năng thay thế. 

Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay để trỏ người, trỏ vật, trỏ sự việc, hoạt động mà nghĩa của nó được xác định trong một ngữ cảnh nhất định, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần, hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc có thể làm phụ ngữ trong cụm từ. 

Ví dụ: 

  • Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.

=> Đại từ “Nó” trỏ người, là chủ ngữ trong câu

  • “Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra”. Vừa nghe thấy thế, em tôi run lên bần bật.

=> Đại từ “thế” trỏ sự việc, hoạt động, là phụ ngữ cho cụm danh từ “nghe thấy”

  • Ai làm cho bể kia đầy 

Cho ao kia cạn cho gầy cò con?

=> Đại từ “Ai” dùng để hỏi [cho người], là chủ ngữ trong câu

Như vậy, để xác định ý nghĩa và vai trò của đại từ trong câu, ta phải căn cứ vào ngữ cảnh. 

Phân loại đại từ

Đại từ để trỏ

  • Đại từ trỏ người [đại từ xưng hô]: 

Ví dụ: tôi, tớ, ta, tao, mày, nó, họ… Đây là đại từ hiển rất hiển nhiên, xác định dễ dàng.

Tuy nhiên đại từ nhân xưng của tiếng Việt cực kỳ phức tạp. Có một số từ ngữ vốn để dùng quan hệ thân tộc hoặc để dùng để chỉ các cương vị công tác lại được dùng như một đại từ.

Ví dụ: Ông, bà, cô, bác, mẹ, con; Đồng chí, ngài, giám đốc…

Thầy Hùng lưu ý: Những từ này thông thường là danh từ, nhưng khi nó được dùng để xưng hô trong giao tiếp thì nó đã trở thành đại từ xưng hô. Đây là điểm hay, thú vị nhưng cũng là điểm khó trong tiếng Việt.

  • Đại từ trỏ số lượng:

Ví dụ: bấy, bấy nhiêu…

  • Đại từ trỏ đặc điểm, tính chất, hoạt động:

Ví dụ: vậy, thế…

Đại từ để hỏi

  • Hỏi người: ai, gì…
  • Hỏi số lượng: mấy, bao nhiêu…
  • Hỏi về hoạt động, tính chất: sao, thế nào…

Như vậy, đại từ được phân thành hai nhóm là: đại từ để trỏ và đại từ để hỏi. Trong mỗi nhóm, chúng ta phân loại theo đối tượng mà đại từ thay thế.

Qua phần kiến thức về đại từ, ta thấy được phần nào sự giàu có của tiếng Việt. Trên đây là bài giảng của thầy Nguyễn Phi Hùng về những kiến thức cần nhớ về đại từ. Sau những chia sẻ trên, thầy Hùng và HOCMAI hy vọng các bạn nắm chắc kiến thức về đại từ để sử dụng đúng cách và đạt điểm cao môn Ngữ văn!

Bài giảng về đại từ nằm trong khóa học online Ngữ văn 7 do thầy Nguyễn Phi Hùng trực tiếp giảng dạy, thuộc Chương trình Học Tốt 2020 – 2021. Khóa học bám sát chương trình sách giáo khoa hiện hành, giúp học sinh trang bị kiến thức toàn diện, ôn luyện đầy đủ và kiểm tra đánh giá định kỳ. Khóa học giúp học sinh thay thế hoàn toàn học thêm, chuẩn bị sớm kiến thức tại nhà. 

>> Phụ huynh, học sinh đăng ký thông tin để được HỌC THỬ MIỄN PHÍ và tư vấn khóa học phù hợp tại: //hocmai.link/Hoc-tot-kien-thuc-ve-dai-tu

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021 

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Đại từ là loại từ vựng Tiếng Việt được người nói, người viết sử dụng để xưng hô hoặc dùng để thay thế cho danh từ [cụm danh từ], tính từ [cụm tính từ], động từ [cụm động từ] để tránh lặp lại từ ngữ nhiều lần.

Đại từ còn có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ trong câu.

II. Phân loại đại từ trong tiếng Việt

1. Đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng là đại từ dùng để chỉ ngôi thứ, có tác dụng đại diện hoặc thay thế danh từ, có tác dụng chỉ mình hoặc người khác trong quá trình giao tiếp.

Đại từ nhân xưng có ba ngôi:

  • Ngôi thứ nhất: Được người nói/người viết dùng để chỉ bản thân mình.

Ví dụ: Tớ, tôi, tao, ta, chúng tôi, chúng ta,…

  • Ngôi thứ hai: Được người nói/người viết dùng để chỉ người đối diện, đối phương trong cuộc hội thoại [người nghe]

Ví dụ: cậu, mày, các cậu, bạn, các bạn, chúng mày,…

  • Ngôi thứ ba: Là đối tượng được người ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai đề cập tới, người ngôi thứ ba không trực tiếp tham gia vào cuộc đối thoại.

Ví dụ: nó, chúng nó, bọn nó, hắn, bọn chúng, anh ấy, cô ấy,…

Ngoài ra, trong tiếng Việt có một số danh từ được sử dụng như đại từ xưng hô:

  • Đại từ xưng hô là những danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp như: thầy giáo, cô giáo, bộ trưởng, lớp trưởng, hiệu trưởng, luật sư, sếp,…
  • Đại từ xưng hô là danh từ chỉ quan hệ gia đình như: ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,con, cháu, cô, dì, chú, bác,…

2. Đại từ nghi vấn

Đại từ nghi vấn là đại từ dùng để hỏi, nghi vấn. Nội dung hỏi có thể về người, vật [ai?, cái gì?], hỏi về thời gian, nơi chốn, số lượng, tính chất của sự vật. [khi nào?, ở đâu?, bao nhiêu?, như thế nào?, ra sao?]

3. Đại từ thay thế

Đại từ thay thế là những đại từ dùng để thay thế các từ hoặc cụm từ trong câu để hạn chế sự lặp từ của người nói/người viết hoặc không muốn nhắc tới đối tượng một cách trực tiếp.

Đại từ thay thế được chia làm ba loại:

  • Loại 1: Đại từ thay thế cho danh từ: 

Ví dụ: chúng tôi, bọn họ, bọn chúng, bọn nó, chúng nó, nó, chúng,…

  • Loại 2: Đại từ thay thế cho tính từ, động từ:

Ví dụ: như thế, như vậy, thế, vậy, thế này,…

  • Loại 3: Đại từ thay thế cho số từ:

Ví dụ: bao, bao nhiêu,…

III. Vai trò, chức năng của đại từ trong câu là gì?

Trong một câu, đại từ thường đảm nhận những vai trò sau đây:

  • Các đại từ trong câu có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ bổ trợ cho danh từ, động từ, tính từ.
  • Bổ ngữ có thể đảm nhận thành phần chính trong câu.
  • Phần lớn các đại từ có chức năng để thay thế, hỏi, trỏ và KHÔNG có nhiệm vụ định danh.

Một số bài tập về đại từ

Bài tập 1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ “tôi” trong những câu sau đây:

  1. Tôi đang đá bóng với các bạn thì mẹ gọi về học bài.
  2. Người được cô giáo khen thưởng trong buổi học hôm nay là tôi.
  3. Mọi người trong lớp đều yêu quý tôi.
  4. Bố mẹ tôi luôn nghiêm khắc với hai anh em tôi.
  5. Trong mắt tôi, mẹ là người hiền dịu nhất.

Hướng dẫn làm bài:

  1. Đại từ “tôi” là thành phần chủ ngữ.
  2. Đại từ “tôi” là thành phần vị ngữ.
  3. Đại từ “tôi” là thành phần bổ ngữ.
  4. Đại từ “tôi” là thành phần định ngữ.
  5. Đại từ “tôi” là thành phần trạng ngữ.

Bài tập 2: Tìm đại từ xuất hiện trong các câu dưới đây:

Trong buổi học ngày hôm nay, cô Linh đặt câu hỏi cho các em học sinh.

Các em ơi, ai có thể cho cô biết khái niệm đại từ là gì nào?

Minh trả lời: “Em thưa cô, trong câu thì đại từ là từ dùng để xưng hô ạ”

Cô giáo mỉm cười và đáp lại: “Câu trả lời của em đúng rồi, nhưng chưa đủ em ạ.”

Hướng dẫn làm bài:

Trong buổi học ngày hôm nay, cô Linh đặt câu hỏi cho các em học sinh.

Các em ơi, ai có thể cho cô biết khái niệm đại từ là gì nào?

Minh trả lời: “Em thưa , trong câu thì đại từ là từ dùng để xưng hô ạ”

Cô giáo mỉm cười và đáp lại: “Câu trả lời của em đúng rồi, nhưng chưa đủ em ạ.”

Trong đoạn, đại từ “cô” được dùng để thay thế cho “cô Linh”, đại từ “em” thay thế cho “Minh”

Bài tập 3: Thay thế những từ hoặc cụm từ dưới đây bằng những đại từ thích hợp:

  1. Những con ong bay lượn khắp nơi để tìm hoa lấy mật, ở đâu có hoa ở đó có những chú ong.
  2. Tiến rất thích đá bóng và Tiến thường xuyên đá bóng với em.

3.- Long ơi, hôm qua mấy giờ cậu làm bài xong?

– Hôm qua 10 giờ tớ mới làm hết bài tập, nhiều bài quá.

– Tớ cũng 10 giờ mới làm hết bài tập.

Hướng dẫn làm bài:

  1. Những chú ong bay lượn khắp nơi để tìm hoa lấy mật, ở đâu có hoa ở đó có bọn chúng.

2. Tiến rất thích đá bóng và bạn ấy thường xuyên đá bóng với em.

3.- Long ơi, hôm qua mấy giờ cậu làm bài xong?

– Hôm qua 10 giờ tớ mới làm hết bài tập, nhiều bài quá.

– Tớ cũng thế.

Bài tập 4: Trong đoạn văn sau có những đại từ nhân xưng nào? Gạch chân và xếp những từ đó vào bảng dưới đây.

Hùng và Mạnh là hai người bạn hàng xóm. Sáng nay, Hùng chạy sang nhà Mạnh, đứng ở tầng một nói vọng lên trên:

– Sao giờ này cậu còn chưa dậy? Dậy nhanh rồi còn đi sinh nhật Tuấn.

– Ơ tớ tưởng 8 giờ mới bắt đầu tiệc? – Mạnh hỏi.

– Trời ạ, cậu với tớ còn phải đi mua quà cho nó nữa mà – Hùng nói to.

Nghe nói vậy, Mạnh vội bật dậy đi vệ sinh cá nhân và thay quần áo, vừa đi vừa nói vọng xuống:

– Cậu chờ tớ chút rồi chúng mình cùng đi nhé!

Đại từ chỉ ngôi thứ nhấtĐại từ chỉ ngôi thứ haiĐại từ chỉ ngôi thứ ba

Hướng dẫn làm bài:

Hùng và Mạnh là hai người bạn hàng xóm. Sáng nay, Hùng chạy sang nhà Mạnh, đứng ở tầng một nói vọng lên trên:

– Sao giờ này cậu còn chưa dậy? Dậy nhanh rồi còn đi sinh nhật Tuấn.

– Ơ tớ tưởng 8 giờ mới bắt đầu tiệc? – Mạnh hỏi.

– Trời ạ, cậu với tớ còn phải đi mua quà cho nữa mà – Hùng nói to.

Nghe nói vậy, Mạnh vội bật dậy đi vệ sinh cá nhân và thay quần áo, vừa đi vừa nói vọng xuống:

Cậu chờ tớ chút rồi chúng mình cùng đi nhé!

Đại từ chỉ ngôi thứ nhấtĐại từ chỉ ngôi thứ haiĐại từ chỉ ngôi thứ baTớ, chúng mìnhcậu

Bài tập 5: Gạch chân dưới các đại từ và cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào trong câu:

  1. Buổi sáng, bạn Dũng sang nhà ông ngoại chơi, đến tối bạn ấy về nhà để học bài.
  2. Con chó đang hì hục tìm cục xương mà nó đã chôn ở góc vườn tối hôm qua.
  3. Cô Hai đang nấu nồi canh chua cho hai đứa con của mình vì cô đã hứa với chùng sẽ nấu món này ngày hôm qua.
  4. Ngọc và Linh cùng nhau đi mua một món quà, rồi họ tới dự bữa tiệc sinh nhật của bạn Trang.

Hướng dẫn làm bài:

  1. Đại từ “bạn ấy” thay thế cho Dũng.
  2. Đại từ “nó” thay thế cho con chó.
  3. Đại từ chúng” thay thế cho hai đứa con của cô Hai.
  4. Đại từ “họ” thay thế cho Ngọc và Linh.

Bài tập 6: Để tránh lỗi lặp từ, hãy thay thế những từ gạch chân trong đoạn dưới đây bằng đại từ.

  1. Hôm qua, mẹ em đã dọn nhà nhưng hôm nay mẹ em lại dọn nhà tiếp.
  2. Ban sáng, Bà Lan mua một chiếc lọ, rồi bây giờ bà Lan đang đi mua bó hoa để cắm.
  3. Chú chó khoái chí vẫy đuôi khi nhìn thấy hình ảnh chú chó trong gương.
  4. Thằng Nam vừa mới từ trường về, nhưng lát sau thằng Nam đã chạy đi chơi.

Hướng dẫn làm bài:

  1. Hôm qua, mẹ em đã dọn nhà nhưng hôm nay mẹ lại dọn nhà tiếp.
  2. Ban sáng, Bà Lan mua một chiếc lọ, rồi bây giờ đang đi mua bó hoa để cắm.
  3. Chú chó khoái chí vẫy đuôi khi nhìn thấy hình ảnh trong gương.
  4. Thằng Nam vừa mới từ trường về, nhưng lát sau đã chạy đi chơi.

Kiến thức liên quan các em học sinh có thể tham khảo:

  • Động từ là gì?
  • Tính từ là gì?

Cuối cùng, chúng ta đã hoàn thành bài đại từ, các em học sinh đã nắm rõ hiểu rõ về khái niệm, phân loại và cách vận dụng của đại từ chưa nhỉ? Chúng ta hãy cùng nhau chăm chỉ luyện tập nhiều hơn, tìm nhiều dạng bài thêm để nắm vững bài giảng này nhé. Các em đừng quên truy cập

Đại từ có nghĩa là gì?

Được biết, đại từ chính là những từ mà người viết, người nói dùng để xưng hô hoặc được sử dụng để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ hay cụm động từ, cụm danh từ hay cụm tính từ trong câu để tránh tình trạng lặp lại từ ngữ với tần suất quá dày hoặc đa dạng cách nói và viết thú vị hơn.

Ai là đại từ chỉ gì?

Đại từ để hỏi dùng để: – Hỏi về người, sự vật: ai, , … Ví dụ: Từai” được sử dụng trong câu ca dao là đại từ dùng để hỏi.

Đại từ là từ dùng để làm gì?

Đại từ nhân xưng Là đại từ xưng hô dùng để chỉ đại diện, ngôi thứ và dùng để thế chỗ cho danh từ. Đại từ nhân xưng có 3 ngôi đó : Ngôi thứ nhất [được người nói/người viết sử dụng để xưng hô về bản thân mình]: chúng ta, chúng tôi, tôi, tớ, ta…

Danh từ là gì đại từ là gì?

Đại từ là loại từ vựng Tiếng Việt được người nói, người viết sử dụng để xưng hô hoặc dùng để thay thế cho danh từ [cụm danh từ], tính từ [cụm tính từ], động từ [cụm động từ] để tránh lặp lại từ ngữ nhiều lần.

Chủ Đề