Đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam á ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội như thế nào

Khu vực  Đông Nam Á gồm hai khu vực chính là phần lục địa được gọi là Indo-China [Đông Dương] và phần hải đảo gọi là thế giới Mã Lai. Từ xa xưa, khu vực này được người Trung Quốc gọi là Nam Dương, người Nhật Bản gọi là Nan Yo, người Ấn Độ gọi là Suvarnabhum, là khu vực giữ vai trò biệt trên con đường buôn bán Đông – Tây, nơi gặp gỡ, giao thoa của các nền văn hoá lớn trên thế giới. Tuy vậy, từ trước thế kỷ XIX Đông Nam Á vẫn chưa được nhìn nhận rõ rệt và đầy đủ như một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa - chính trị riêng biệt. Bởi nó đã bị lu mờ giữa hai nền văn minh phát triển rất rực rở là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.

 Nhưng kể Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, khái niệm Đông Nam Á xuất hiện, chỉ một khu vực riêng biệt nằm ở phía đông nam của châu Á và có tầm quan trọng đặc biệt về địa chính trị trên bản đồ thế giới. Một đặc điểm tiêu biểu và đặc sắc của văn hóa khu vực Đông Nam Á là tính thống nhất trong đa dạng.

Mặc dù trong văn hóa của các nước Đông Nam Á ngày nay có những điểm tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ song các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định rằng trước khi tiếp xúc với các văn hóa khác, cư dân Đông Nam Á đã có một nền văn hóa bản địa khá phát triển với những đặc trưng của khu vực.

Nông nghiệp - nền tảng văn hóa Đông Nam Á

Văn hóa nông nghiệp là một trong những yếu tố gốc của văn hóa Đông Nam Á. Do Sinh sống trong khu vực bị chi phối bởi hệ thống khí hậu nhiệt đới, gió mùa, các cư dân Đông Nam Á đã  sáng tạo nên những nền văn hoá tộc người và địa phương đa dạng, phong phú trên cơ tầng chung của văn hoá nông nghiệp. Người dân khu vực sống chủ yếu bằng lúa gạo với 02 hình thức canh tác: ruộng nước và nương rẫy, người dân thuần dưỡng trâu bò lấy sức kéo, chế tạo công cụ lao động và xây dựng hệ thống thủy lợi. Do làm nông nghiệp nên cư dân tập trung sinh sống tại các khu vực có nguồn nước, tạo nên đặc điểm quần cư thành những làng xóm. Giá trị gia đình, tinh thần kính trọng người già được đề cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bền chặt.

 Nông nghiệp buổi sơ khai phụ thuộc vào tự nhiên nên quan điểm vạn vật hữu linh và tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên là tính ngưỡng phổ biến trong khu vực. Lễ hội thường xuyên được tổ chức vào thời điểm đầu mùa vụ mới hoặc sau các vụ thu hoạch trước hết để tế lễ thần linh phù hộ cho các mùa vụ bội thu, sau đó là để người dân vui chơi sau những ngày lao động vất vả. Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rối nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần gũi với thiên nhiên; văn hóa ẩm thực đa dạng và độc đáo.

Nền văn hóa uyển chuyển, thích nghi với những thay đổi

Tìm hiểu văn hóa của các nước Đông Nam Á sẽ thấy nhiều nét tương đồng với văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, ví dụ như ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo, đạo Hindu,… Những ảnh hưởng này được thể hiện trong cả hệ tư tưởng, lối sinh hoạt, các phong tục thờ cúng, kiến trúc và diễn xướng dân gian,… Ngoài ra khu vực Đông Nam Á còn chịu tác động mạnh từ văn hóa Ả rập, văn hóa Âu, Mỹ.

Mặc dù khu vực đã có nền tảng văn hóa vững chắc song vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác là do đây là khu vực có vị trí gần với các quốc gia có nền văn hóa lớn, thuận lợi giao thương, lịch sử các nước trải qua nhiều giai đoạn bị xâm chiếm, đô hộ bởi các cường quốc. Tiến trình tiếp biến văn hóa diễn ra một cách chủ động [thông qua hoạt động trao đổi, buôn bán, học hỏi của cư dân Đông Nam Á với cư dân các nền văn hóa khác] và bị động [qua quá trình bị đô hộ].

Quá trình tiếp biến xảy ra mạnh mẽ song nền văn hóa các nước Đông Nam Á có sự tiếp thu chọn lọc, kết hợp hài hòa giữa văn hóa bản địa và văn hóa du nhập, tạo nên những bản sắc riêng. Do đó chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa Phật giáo ở Thái Lan, Myanmar, Lào với Phật giáo Ấn Độ; Nho giáo của Việt Nam khác với Nho giáo của Trung Quốc,…Nhờ sự giao lưu này, văn hóa Đông Nam Á đã đạt được những thành tựu mới mẻ trong quá trình phát triển của mình.

Một khu vực văn hóa thống nhất trong đa dạng

Từ nền tảng văn hóa và sự tiếp biến văn hóa đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa khu vực.

Tính thống nhất của văn hóa khu vực Đông Nam Á trước hết được thể hiện ở chủ thể của văn hóa Đông Nam Á. Đông Nam Á là một trong những cái nôi của loài người, đây là địa bàn hình thành của đại chủng phương Nam [Australoid] với nước da ngăm đen, tóc quăn dợn sóng, nhỏ, thấp. Từ đặc điểm chủng tộc tạo nên sự thống nhất cao độ của khu vực văn hóa Đông Nam Á.

Dù tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á hết sức đa dạng nhưng vẫn thuộc về ba loại chính: Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Cái chung đó xuất phát từ thuyết vạn vật hữu linh, tức thuyết mọi vật đều có hồn.

Các quốc gia Đông Nam Á hiện tồn tại hàng chục, hàng trăm ngôn ngữ khác nhau. Như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc cùng tồn tại; ở Philippin củng có tới 80 ngôn ngữ dân tộc...Tuy nhiên, các ngôn ngữ này thuộc về một trong số 4 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, Thái, Hán – Tạng. Và xa hơn nữa, chúng đều bắt nguồn từ một nguồn gốc chung là ngôn ngữ Đông Nam Á tiền sử. Về chữ viết, từ đầu công nguyên, dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ Hán [như ở Việt Nam] và chữ Pali – Sanskrit [ở các nước khác] để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình. Từ thế kỷ XIII, các quốc gia Nam Đảo Malaysia, Indonesia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ viết Ả Rập. Từ thế kỷ XVI, do ảnh hưởng của phương Tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng La tinh hóa [chữ viết Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam] được sử dụng ngày nay.

Về phong tục tập quán: Cũng như chữ viết, khu vực Đông Nam Á có hàng trăm dân tộc khác nhau, nên phong tục, tập quán đa dạng, đặc sắc. Tuy nhiên, những phong tục lại có nét gần gũi, tương đồng nhau, có sự quy tụ, giao thoa trên nền tảng văn hóa bản địa Đông Nam Á. Đó là điểm tương đồng trong trang phục truyền thống [váy, khố, vòng đeo tai, vòng đeo cổ]; mô hình bữa ăn [thức ăn chính là cơm, rau, cá và hoa quả]; tục ăn hỏi trước khi tổ chức đám cưới linh đình; nghi lễ đám tang [chôn vật dụng theo người chết]; tục nhuộm răng, ăn trầu; trò chơi dân gian [thả diều, thi chọi gà, bơi thuyền…]. Trong cách ăn ở, ngôi nhà chung của các dân tộc Đông Nam Á là nhà sàn “cao cẳng” thích hợp với mọi địa hình của khu vực và phù hợp với khí hậu nóng ẩm của khu vực Đông Nam Á.

 Đông Nam Á có một bản sắc văn hóa riêng, thường xuyên tiếp nhận có chọn lọc những tinh hoa văn hóa khác để làm phong phú văn hóa khu vực. Cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực, những giá trị văn hóa truyền thống tiến bộ của các nước Đông Nam Á càng được chú trọng, phát huy, trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia và của các khu vực.

                                                                              Hồng Nhung

HUYỆN ĐỒNG HỶ

      I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN

      1. Vị trí địa lí

      Đồng Hỷ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 5 km về phía đông bắc. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’độ vĩ  bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, phía Nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Đồng Hỷ có vị trí thuận lợi nằm sát với thành phố Thái Nguyên, trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh Thái Nguyên.

      2. Đặc điểm tự nhiên

     - Đồng Hỷ có địa hình phức tạp, chia thành hai vùng rõ rệt: Phía Bắc, Đông Bắc [xã Văn Lăng, Tân Long, Văn Hán, Cây Thị…] là vùng núi thấp, độ cao trung bình 500 - 600m; phía nam và tây nam [xã Hóa Thượng, Nam Hòa, Tân Lợi…] là vùng trung du có địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 100m.

     - Khí hậu được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với địa hình đã tạo nên khí hậu nóng ẩm, mưa mùa, có mùa đông lạnh và thất thường trong năm.

     + Nhiệt độ trung bình hàng năm 220C. Vào mùa hè, tiết trời nóng bức, nhiệt độ trung bình từ 25-270C, mùa đông chịu ảnh hưởng của hơn 20 đợt gió mùa đông bắc, mỗi đợt kéo dài 2-5 ngày, tiết trời giá lạnh, ít mưa, nhiệt độ dao động từ 12-150C, có năm thấp xuống dưới 100C, xuất hiện sương muối. Ba tháng nhiệt độ lạnh nhất trong năm là tháng 12, 1, 2 nhiệt độ trung bình dưới 170C.

     + Lượng mưa trung bình năm từ 1500mm đến 2200mm; chế độ mưa chủ yếu phụ thuộc vào hoàn lưu mùa. Mùa mưa trùng với mùa nóng kéo dài từ tháng IV đến tháng X chiếm 85-90% lượng mưa trong năm. Mùa ít mưa trùng với mùa lạnh, từ tháng XI đến tháng III với lượng mưa từ 200-400mm, bằng 10-15% lượng mưa cả năm.

     - Thủy văn: Trên địa bàn huyện có hai con sông lớn. Sông Cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ phía bắc Tam Tao [Chợ Đồn, Bắc Kạn] ở độ cao trên 1200m, qua vùng Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai. Đến địa phận huyện Đồng Hỷ, sông chảy qua các xã Văn Lăng, Hòa Bình, Minh Lập, Hóa Thượng, qua thành phố Thái Nguyên, huyện Phú Bình, thị xã Phổ Yên sang Bắc Ninh. Sông Cầu có lưu lượng nước lớn, trung bình khoảng 135m3/năm, chế độ nước phù hợp với chế độ mưa. Mùa mưa đồng thời là mùa lũ kéo dài từ tháng V đến tháng X. Mùa kiệt phù hợp với mùa khô, từ tháng XI đến tháng IV. Sông Linh Nham là sông nhỏ, chảy từ Khe Mo, Hóa Trung, hợp lưu với sông Cầu ở thành phố Thái Nguyên.

     II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI

     1. Kinh tế

     Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, huyện Đồng Hỷ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra hằng năm, do vậy tình hình kinh tế, xã hội về cơ bản ổn định; các nguồn lực được tập trung để thực hiện các công trình, dự án trọng điểm; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh; môi trường sản xuất kinh doanh được củng cố; các nguồn thu được khai thác có hiệu quả…

     - Năm 2018 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu đạt 14,46% [công nghiệp - xây dựng: 22,9%; nông, lâm nghiệp, thủy sản: 3,66%; thương mại - dịch vụ: 4,9%].

     + Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng được quan tâm đầu tư phát triển. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng [theo giá cố định năm 2010] đạt 2.215 tỷ đồng. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp Trung ương đạt 505 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN địa phương đạt 720 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành Xây dựng đạt 990 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh của địa phương như khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng tiếp tục được quan tâm, phát triển; một số dự án mới đã và đang được đầu tư như: Dây chuyền luyện gang 100.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất phôi thép công suất 165.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên; các nhà máy sản xuất gạch với công suất 20-35 triệu viên/năm ở xã Khe Mo, Hóa Trung; 02 nhà máy thời trang với quy mô gần 1.000 lao động ở xã Hóa Thượng, Nam Hòa. Năm 2018, toàn huyện có trên 170 doanh nghiệp đang hoạt động; 28 làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.

     + Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt nhiều kết quả do triển khai tốt các dự án, chương trình hỗ trợ sản xuất. Công tác khuyến nông, chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật  được đẩy mạnh và phát huy hiệu quả. Năm 2018 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản [theo giá so sánh năm 2010] đạt 1.231 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỉ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu mùa vụ, cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm và giá trị trên một đơn vị diện tích; từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung như sản xuất lương thực, trồng rau, cây ăn quả và vùng chè chất lượng cao… toàn huyện hiện có 3.010 ha chè, trong đó trên 1.000 ha được sản xuất theo quy trình VietGap; giá trị thu nhập bình quân đạt trên 250 triệu đồng/năm/01 ha; sản lượng chè búp tươi đạt trên 38.000 tấn/năm; sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt trên 46.000 tấn/năm; trồng rừng mới đạt trên 1.200 ha/năm, nâng độ che phủ rừng đạt trên 50%. Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, toàn huyện hiện có 89 trang trại chăn nuôi, trong đó có 76 trang trại chăn nuôi gia cầm, 13 trang trại chăn nuôi lợn. Nhiều trang trại có quy mô lớn như trang trại chăn nuôi lợn quy mô trên 1.000 con ở thị trấn Sông Cầu, trang trại gà đẻ trứng với quy mô từ 30.000 - 40.000 con tại xã Khe Mo và thị trấn Trại Cau…

     Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện tốt, phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong quá trình tổ chức thực hiện. Năm 2018 thực hiện rà soát, bổ sung kế hoạch 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới [xã Văn Hán và Nam Hòa]; đồng thời chỉ đạo các xã còn lại tăng từ 02 tiêu chí trở lên. Năm 2018 hoàn thành 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới [nâng tổng số xã đạt nông thôn mới lên 08 xã: Hòa Bình, Minh Lập, Hóa Thượng, Khe Mo, Quang Sơn, Hóa Trung, Văn Hán, Nam Hòa]; xã Minh Lập nâng cao chất lượng các tiêu chí để xây dựng dựng xóm Cà Phê 1 đạt xóm nông thôn mới kiểu mẫu năm 2018 và xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2020.
Các hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ như: Bưu chính, viễn thông, văn hóa, y tế, giáo dục, vận tải, dịch vụ phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp… cơ bản đáp ứng nhu cầu nhân dân. Mạng lưới hệ thống chợ, cửa hàng thương mại dịch vụ được quy hoạch và từng bước đầu tư nâng cấp, cải tạo phục vụ nhu cầu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn.

     Hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn bám sát vào mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đảm bảo nguồn vốn vay cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và thực hiện chính sách xã hội. Hằng năm, nguồn vốn tín dụng và dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tăng bình quân trên 15%.

     + Giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ kinh tế chủ yếu [năm 2018] đạt 257 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 719 tỷ đồng.

     Thu ngân sách có mức tăng trưởng khá, năm 2018 đạt 119,7 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách hằng năm [không kể thu cấp quyền sử dụng đất] tăng bình quân 18%.

     Năm 2018, trên địa bàn huyện đã thu hút nguồn vốn đầu tư được trên 1.400 tỷ đồng. Trong đó: Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do tỉnh Thái Nguyên tổ chức, có 02 dự án đầu tư vào huyện được cấp giấy chứng nhận đầu gồm: Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái văn hóa Đá Thiên tại thị trấn Trại Cau do Công ty TNHH Xây dựng Mỹ thuật Thiên Phúc thực hiện với số vốn đầu tư khoảng trên 700 tỷ đồng; dự án xây dựng Khu tổ hợp dịch vụ và công viên văn hóa thể thao Hồng Thái tại xã Hóa Thượng do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị công nghiệp BCD thực hiện, với số vốn đầu tư dự kiến là trên 320 tỷ đồng; ngoài ra dự án mở rộng sản xuất của Công ty Cổ phần Luyện kim đen Thái Nguyên [đầu tư dây chuyền sản xuất phôi thép] với số vốn đầu tư 370 tỷ đồng; dự án Trung tâm dịch vụ sản xuất và giới thiệu sản phẩm thời trang may Phú Hưng, với số vốn đầu tư gần 10 tỷ đồng và thu hút đầu tư các dự án khác như: Dự án mở rộng nhà máy may TNG Đồng Hỷ tại xã Nam Hòa; dự án Xây dựng trang trại lợn tập trung Trọng Khôi tại xã Minh Lập [quy mô 300 ha] và khảo sát thực hiện các dự án thủy điện tại xã Minh Lập; dự án phát triển du lịch hang núi đá vôi tại xã Quang Sơn...

     2. Văn hóa - xã hội

     - Công tác giáo dục - y tế được quan tâm thực hiện tốt; tính từ năm 2015 đến năm 2018 đã xây dựng thêm 12 trường đạt chuẩn Quốc gia, nâng tổng số trường đạt chuẩn Quốc gia toàn huyện 47/53 trường học, bằng 88,6% số trường đạt chuẩn [trong đó 06 trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2], 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn đạt 81%. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục THCS và xóa mù chữ mức độ 2 tại 15/15 xã thị trấn; chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hằng năm đạt trên 99%; học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Hiện nay, 100% Trạm y tế các xã, thị trấn đều có bác sỹ và đạt chuẩn quốc gia theo bộ tiêu chí mới. Các chương trình mục tiêu y tế - dân số và phòng chống dịch bệnh được triển khai thực hiện đồng bộ, không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn; công tác khám chữa bệnh được thực hiện theo đúng quy chế chuyên môn tại các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo theo Luật khám chữa bệnh; chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh được củng cố và nâng lên; công tác tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế được đẩy mạnh; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến nay đạt 98,5%.

     - Các hoạt động văn hóa thông tin tuyên truyền có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của huyện và nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân; phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển sâu rộng; thiết chế văn hóa tiếp tục được củng cố, hoàn thiện; đến nay 201/205 xóm, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, trong đó có 113 nhà văn hóa đạt tiêu chí nông thôn mới; giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể như: Di tích lịch sử và lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số [đồng bào dân tộc H’Mông, Sán dìu]... được quan tâm giữ gìn và phát huy; công tác quản lý nhà nước nhà nước về lĩnh vực văn hóa, thông tin được tăng cường đảm bảo đúng định hướng. 

     - Các chính sách xã hội được triển khai thực hiện tốt, nhất là chính sách đối với người có công, giảm nghèo, an sinh xã hội, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động; bình quân hằng năm số lao động được tạo việc làm mới đạt trên 2.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo bình quân hằng năm giảm trên 3%; công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện đạt kết quả tích cực, giảm trên 3% số người nghiện ma tuý mỗi năm./.

BAN BIÊN TẬP

Video liên quan

Chủ Đề