Cụm danh từ là gì ngữ văn lớp 6

- Cụm danh từ [còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ] là một tập hợp tự do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành [Từ ngữ phụ thuộc được gọi là phụ ngữ].

- So với danh từ, cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể hơn, chi tiết hơn và có cấu tạo phức tạp hơn. Cụm danh từ đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp giống như danh từ [làm chủ ngữ, phụ ngữ động từ...].

- Quan hệ giữa dành từ trung tâm với các phụ ngữ đứng trước hoặc đứng sau danh từ trung tâm ấy là quan hệ chính phụ.

Ví dụ: học sinh [danh từ] —> tất cả học sinh lóp 6A [cụm danh từ].

2. Cấu tạo của cụm danh từ

- Về cấu tạo, cụm danh từ có thể có cấu tạo đầy đủ hoặc không đầy đủ

+ Dạng cấu tạo dẩy dủ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

một

ngôi nhà

vững chãi

+ Dạng cấu tạo đầy đủ:

Phần trước Phần trung tâm một ngôi nhà Phần trung tâm Phần sau ngôi nhà vững chãi

- Chú ý:

+ Phần trung tâm còn được gọi là: chính tố, danh từ trung tâm, danh từ chính,...

+ Phụ ngữ trước còn được gọi là: phụ tố trước, phụ ngữ trước,...

+ Phụ ngữ sau còn được gọi là: phụ tố sau, phụ ngữ sau,...

II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc kĩ từng câu, gạch dưới các danh từ trong từng câu đó. Sau đó, xem danh từ nào có những từ ngữ phụ thuộc nó đi kèm [đứng trước và sau nó]. Tập hợp từ gồm danh từ và các từ ngữ đi kèm đó chính là cụm danh từ. Cụ thể như sau:

  1. Vua cha yêu thương Mi Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Như vây : một người chồng thật xứng đáng là cụm danh từ.

  1. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.

Cụm danh từ : một lưỡi búa của cha để lại

  1. Đai bàng nguyên là một con vêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.

Cụm danh từ: một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ

2. - Ở từng cụm danh từ tìm được, em xác định đâu là phần trung tâm, đâu là phần trước, phần sau. Sau đó, dựa vào mô hình cụm danh từ trong SGK, trang 118, em điền từng cụm danh từ tìm được vào vị trí thích hợp trong mô hình.

- Cụ thể, các cụm danh từ này được điền vào mô hình như sau:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

t2

t1

T1

T2

s1

s2

một

người

chồng

thật xứng đáng

một

lưỡi

búa

của cha để lại

một

con

yêu tinh

ở trên núi, có nhiều phép lạ

3. - Phần trích trong đề bài có ba chỗ trống, Ở mỗi chỗ trống, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ chính. [Danh từ chính ở cả ba trường hợp này đều là từ thanh sắt. Như vậy, em cần tìm phụ ngữ đứng sau danh từ thanh sắt, sao cho phù hợp với nội dung câu vãn, đoạn văn; nhất là phù hợp với logic phát triển nội dung câu chuyện].

Lý thuyết Ngữ văn 6: Cụm danh từ gồm các phần lý thuyết và bài tập vận dụng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 6. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Nội dung bài Cụm danh từ

- Danh từ khi sử dụng thường kết hợp với các từ khác tạo thành cụm danh từ

VD: Tất cả các em học sinh tiên tiến ấy đều được nhà trường khen thưởng.

- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm các phần như sau:

Phần trước [Phụ ngữ trước]Phần trung tâmPhần sau [Phụ ngữ sau]t2t1T1T2s1s2Tổng lượngSố lượngDanh từ đơn vịDanh từ vật thểTừ nêu đặc điểmTừ xác định vị trí của vậtTất cảcácemhọc sinhtiên tiếnấy

B. Bài tập bài Cụm danh từ

Bài 1: Điền vào bảng sau để tạo thành cụm danh từ

Phần trướcPhần trung tâmPhần saucon đườngtia nắngkỉ niệmhoa hồngquạt nantờ lịch

Gợi ý:

Phần trướcPhần trung tâmPhần sauMộtcon đườngnhỏNhữngtia nắngsớm maiNhữngkỉ niệmấu thơTất cảhoa hồngtrong vườnTất cảquạt nanmàu tímNhữngtờ lịchđó

Bài 2: Tìm các cụm danh từ trong các câu sau và xếp vào mô hình cụm danh từ?

1. Mấy kẻ mách lẻo đến tố giác nhà vua.

2. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.

3. Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần.

4. Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

5. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Gợi ý:

Cụm danh từPhần trướcPhần trung tâmPhần sauMấyKẻmách lẻoMộtCáiMộtTráng sĩVùngnúi caophương BắcNàngÂu CơDòng họThần NôngMộtCon dông tốkinh hoàngMộtNămnọNướctrong giếng

3. Trắc nghiệm bài Cụm danh từ

Câu 1: Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

  1. "Sáng le lói dưới mặt hồ xanh".
  1. "Đã chìm đáy nước".
  1. "Một con rùa lớn".
  1. "Đi chậm lại".

Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?

  1. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp
  1. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm
  1. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau
  1. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau

Câu 3: Tổ hợp từ nào không là cụm danh từ?

  1. Một buổi chiều.
  1. Nhà lão Miệng.
  1. Trung thu ấy.
  1. Rất tuyệt vời.

Câu 4: Cụm danh từ là gì?

  1. Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
  1. Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  1. Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
  1. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?

  1. 2
  1. 3
  1. 4
  1. Không xác định được

Câu 6: Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một cảm giác riêng” có mấy cụm danh từ?

  1. 2
  1. 3
  1. 4
  1. 5

Câu 7: Tìm cụm danh từ, cụm nào đủ cấu trúc ba phần

  1. Một em học sinh lớp 6
  1. Tất cả lớp
  1. Con trâu
  1. Cô gái mắt biếc

Câu 8: Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

  1. Hai
  1. Ba
  1. Bốn
  1. Năm

Câu 9: Cụm danh từ gồm mấy phần

  1. 2 phần
  1. 3 phần
  1. 4 phần
  1. 5 phần

Câu 10: Cụm từ nào không phải là cụm danh từ?

  1. Cây bút thần.
  1. Truyện Thánh Gióng.
  1. Tre ngà bên lăng Bác.
  1. Đeo nhạc cho mèo.

Câu 11: Trong các cụm danh từ sau, cụm danh từ nào chỉ có thành phần trung tâm và phụ sau

  1. Các bạn học sinh
  1. Hoa hồng
  1. Chàng trai khôi ngô
  1. Chiếc thuyền buồm khổng lồ màu đỏ

Câu 12: Trong cụm danh từ "mọi phép thần thông", từ nào là từ trung tâm?

  1. Mọi.
  1. Thần thông.
  1. Thần.
  1. Phép.

Câu 13: Trong cụm danh từ "Tất cả những bạn học sinh lớp 6A trường Trần Phú", bộ phận nào là phần trung tâm của cụm danh từ?

  1. Học sinh lớp 6A.
  1. Học sinh.
  1. Những bạn học sinh lớp 6A.
  1. Bạn học sinh.

Câu 14: Cụm danh từ nào có đủ cấu trúc ba phần?

  1. Tất cả các bạn học sinh lớp 6.
  1. Chiếc thuyền cắm cờ đuôi nheo.
  1. Một lưỡi búa.
  1. Chàng trai khôi ngô tuấn tú ấy.

Đáp án

1 - C2 - D3 - D4 - D5 - B6 - B7 - A8 - C9 - B10 - D11 - C12 - D13 - D14 - A

------

Với nội dung bài Cụm danh từ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức khái niệm về cụm danh từ, cấu tạo của cụm danh từ, ý nghĩa của cụm danh từ trong văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 6: Cụm danh từ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 6, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 6, Soạn bài lớp 6, Văn mẫu lớp 6, Trắc nghiệm Ngữ văn 6, Soạn văn 6 siêu ngắn. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Cụm danh từ trong tiếng Việt là gì?

Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ kết với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một danh từ, nhưng lại hoạt động trong câu giống như một danh từ.

Cụm danh từ là gì cho ví dụ minh họa?

Cụm danh từ thường được sử dụng để miêu tả chi tiết hơn về một đối tượng, một sự việc hoặc một người. Ví dụ về cụm danh từ: “A big black cat” [một con mèo đen lớn] – Trong đó, “a big black cat” là cụm danh từ bao gồm danh từ chính “cat” và các từ bổ nghĩa “big” [lớn] và “black” [đen].

Thế nào là danh từ lớp 6?

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị. Đây là loại từ mà được sử dụng phổ biến nhất trong cuộc sống của chúng ta. Bất cứ những gì chúng ta nhìn thấy đều có những tên gọi để xác định và phân biệt cái này với các khác.

Cụm danh từ có nghĩa là gì?

Cụm danh từ [noun phrase] là một nhóm từ đóng vai trò như một danh từ trong câu, dùng để diễn đạt ý nghĩa về đối tượng, người hoặc khái niệm trong một ngữ cảnh cụ thể. Cụm này thường bao gồm một danh từ chính và các từ bổ sung như tính từ, giới từ, đại từ, và cả mạo từ nếu cần.

Chủ Đề