Suy giáp cận lâm sàng là gì

Suy cận giáp là bệnh không thường gặp, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ để lại ảnh hương đến sức khoẻ thậm chí là tính mạng của người bệnh. Để có thể có những hiểu biết nhiều hơn về căn bệnh này, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé

Suy cận giáp là bệnh không thường gặp, tuy nhiên nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ để lại ảnh hương đến sức khoẻ

- Bình thường mỗi người chúng ta đều có bốn tuyến cận giáp, nằm ngay sát phía mặt sau tuyến giáp, được chia thành 2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới, kích thước rất nhỏ chỉ vào khoảng 6 x2 x3 mm - tương đương hạt đậu.

- Tuyến cận giáp ở người trưởng thành bao gồm 2 loại tế bào là tế bào chính và tế bào ưa oxy. Tế bào chính là thành phần cấu tạo chủ yếu của tuyến cận giáp, chúng có vai trò bài tiết hormon PTH – đóng vai trò quan trọng trong điều hoà nồng độ ion calci máu. Dưới tác dụng của PTH, nồng độ calci máu tăng nhưng ngược lại nồng độ phosphat lại giảm, nhờ các tác động trên xương, thận và ruột. Chức năng của tế bào oxy đến nay vẫn chưa có những hiểu biết rõ ràng.

- Trong quá trình phẫu thuật tuyến giáp, rất khó phân biệt tuyến giáp và tuyến cận giáp bằng mắt thường do màu sắc của mô tuyến khá giống nhau, vì vậy biến chứng cắt bỏ hoàn toàn cả 4 tuyến cận giáp rất hay gặp, dẫn đến bệnh suy giảm hormon của tuyến cận giáp. Nhưng chỉ cần còn lại một phần nhỏ 1 của tuyến cận giáp thì chúng sẽ tăng sinh và có thể đảm bảo chức năng toàn bộ tuyến.

- Suy cận giáp là tình trạng thiếu hụt hormon tuyến cận giáp [PTH] do tổn thương tuyến cận giáp[ thường do phẫu thuật] hoặc do dị tật bẩm sinh tuyến cận giáp.

Triệu chứng Suy cận giáp

Để biết được suy cận giáp gây ra các biểu hiện lâm sàng như thế nào, chúng ta cần phải hiểu tác động của hormon tuyến cận giáp PTH tác động đến cơ thể như thế nào!

Parathormon [PTH] dạng hoạt động tồn tại trong máu là một polypeptid có 84 acid amin, trọng lượng phân tử 9.500

  • Trên xương: PTH kích thích vừa làm tăng tạo tế bào huỷ xương mới, vừa làm tăng hoạt động huỷ xương để giải phóng calci vào máu nhiều hơn
  • Trên thận: hormon PTH có tác dụng làm tăng tái hấp thu calci và magie, giảm đào thải chúng qua nước tiểu nên được giữ lại trong máu nhiều hơn. Tác dụng ngược lại với phosphat
  • Trên ruột: PTH làm tăng chuyển hoá vitamin D3 giúp làm tăng hấp thu calci và phospho từ ruột vào máu.

Chính vì vậy hormon PTH sẽ làm tăng lượng calci, giảm lượng phospho trong máu; đồng thời giảm lượng calci, tăng lượng phospho trong nước tiểu.

Suy cận giáp - nghĩa là giảm hoặc mất hormon PTH thường biểu hiện các triệu chứng của hạ calci máu và tăng phospho máu. Nồng độ calci máu rất quan trọng cần thiết để cho hệ thần kinh cơ hoạt động bình thường. Bình thường nồng độ calci trong dịch kẽ lớn hơn trong tế bào khoảng 10000 lần. Khi nồng độ calci máu giảm xuống, tế bào thần kinh - cơ dễ bị kích thích hơn, dẫn đến các triệu chứng khác nhau tuỳ theo mức độ giảm calci máu:

- Thể nhẹ thoáng qua: bệnh nhân có thể chỉ thấy dị cảm ở các ngón tay và quanh môi. Khi khám bệnh, bác sĩ có thể gặp các dấu hiệu sau:

  • Dấu hiệu Chvosteck: gõ vào điểm giữa của đường nối tai ngoài với mép [dưới gò má 2cm], nếu nồng độ ion calci trong máu hạ do thiếu PTH ta sẽ thấy cơ mặt co làm giật môi trên.
  • Dấu hiệu Trouseau [nghiệm pháp bàn tay người đỡ đẻ]: đo HA đến số tối đa, sau đó bóp trên số tối đa, giữ khoảng 3 phút à xuất hiện dấu hiệu bàn tay người đỡ đẻ.

- Thể nặng: xuất hiện cơn co cứng cơ [cơn Tetani]:

  • Khởi đầu bằng cảm giác kiến bò ở đầu chi, quanh miệng.
  • Co rút cơ gian đốt ngón tay

Co rút cơ gian đốt ngón tay

  • Hình ảnh miệng cá chép
  • Bàn chân duỗi mạnh
  • Nặng hơn có thể co thắt thanh quản gây khó thở thậm chí ngừng thở, co thắt dạ dày gây đau bụng giống như khi bạn bị loét dạ dày.
  • Thời gian: có thể kéo dài vài phút hoặc hơn

- Ngoài ra có thể có các rối loạn về thần kinh khác như : múa vờn, động kinh; rối loạn về tâm thần như trầm cảm, lo âu, kích thích. Đây là các rối loạn có thể gặp trong các bệnh lý khác, do đó cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác tính trạng bệnh.

- Các biểu hiện tại các cơ quan khác: rụng tóc, bong da, đốm trắng ở móng, vôi hoá hạch, đục thuỷ tinh thể.

  1. Suy cận giáp thực sự: có biểu hiện lâm sàng và sinh hoá điển hình.

- Thường do một số nguyên nhân như sau:

+ Suy cận giáp sau phẫu thuật tuyến giáp và tuyến cận giáp

+ Có thể gặp suy cận giáp vô căn

+ SCG trong hội chứng DiGeorge’s: do bất thường bẩm sinh trong thời kỳ phôi thai dẫn đến giảm sản tuyến ức và không có tuyến cận giáp.

SCG trong hội chứng DiGeorge’s

+ Có thể gặp suy cận giáp do lắng động sắt gây phá huỷ trực tiếp tuyến cận giáp ở bệnh nhân truyền máu nhiều lần, lắng đọng đồng trong bệnh Wilson, lắng đọng nhôm ở bệnh nhân lọc máu.

- XN hormon cận giáp PTH thường thấp.

  1. Giả suy cận giáp: tình trạng kháng hormon PTH, giảm đáp ứng của cơ quan đích với PTH. Trường hợp này XN cũng thấy calci máu giảm, phospho máu tăng, tuy nhiên lượng PTH tăng cao.

Phòng ngừa Suy cận giáp

+ Ăn uống lưu ý bổ sung các thực phẩm nhiều canxi:

- Sữa: 1 cốc sữa mỗi ngày, đặc biệt là sữa tách béo chứa hàm lượng calci cao sẽ giúp bạn bổ sung calci mỗi ngày, chắc khoẻ xương.

- Sữa chua: sữa chua cũng là một trong những nguồn cung cấp calci tuyệt vời cho cơ thể, ngoài ra sữa chua cũng là một món ăn ngon, cân bằng vi khuẩn đường ruột, tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.

- Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu tương, đậu phụ cũng chứa làm lượng calci cao, ngoài ra còn có nhiều thành phần dinh dưỡng khác, đặc biệt là protein.

- Các loại hải sản: như tôm tép, cua, cá cũng là những món ăn giúp bạn bổ sung calci mỗi ngày.

- Các loại rau củ như súp lơ xanh, rau cải chíp, rau bina, cải bó xôi cũng chứa nhiều calci.

Các loại rau củ như súp lơ xanh, rau cải chíp, rau bina, cải bó xôi cũng chứa nhiều calci

- Khi bổ sung calci cần lưu ý uống nhiều nước hàng ngày, hạn chế dư thừa dẫn đến các bệnh lý như sỏi thận, suy thận, cần kiểm tra chức năng thận định kỳ trong khi điều trị suy cận giáp.

- Đồng thời tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngoài trời để tăng cường hấp thu vitamin D. Duy trì lối sống lành mạnh, không sử dụng bia rượu và thuốc lá, không thức khuya.

Các biện pháp chẩn đoán Suy cận giáp

Các bác sĩ sẽ khai thác các tiền sử bệnh [như phẫu thuật tuyến giáp] và triệu chứng của bạn, sau đó có thể cho làm một số các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết để có thể chẩn đoán bệnh:

- Xét nghiệm máu:

  • Calci máu thấp: 1,87-2mmol/l
  • Calci ion giảm 1,44 mmo/l
  • PTH giảm

Chủ Đề