Công văn hướng dẫn chi hội tổ chức hội nghị năm 2024

Thực hiện kế hoạch của Hội LHPN Thành phố về tổ chức Đại hội phụ nữ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố lần thứ XV.

Ngày 19/12/2015, Hội LHPN quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tổ chức đại hội cơ sở và tổ chức hội nghị chi hội nhiệm kỳ 2016 -2021. Tham dự tập huấn có trên 300 đồng chí là Chủ tịch, phó chủ tịch Hội LHPN cơ sở và các đồng chí chi hội trưởng chi hội phụ nữ. Tại buổi tập huấn, đ/c Nguyễn Thị Hảo, UVBTV Hội LHPN TP Hà Nội, Quận ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN quận Hà Đông đã triển khai và hướng dẫn các văn bản chỉ đạo tổ chức Đại hội, công tác chuẩn bị nhân sự, các bước tiến hành hội nghị chi hội và quy trình chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu phụ nữ cơ sở...

Lớp tập huấn có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho việc tổ chức hội nghị tại cá chi hội; Đại hội đại biểu phụ nữ quận và cơ sở đảm bảo tính thiết thực, dân chủ, trí tuệ, phát huy trách nhiệm của tổ chức Hội, của cán bộ, hội viên phụ nữ và đảm bảo đúng hướng dẫn của Hội LHPN cấp trên; đúng quy định của Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.

Hội nghị hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số CB, CC, VC, NLĐ của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của Hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự Hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội.

Thành phần tham dự Hội nghị ở cơ quan, đơn vị cấp tỉnh là toàn thể CB, CC, VC, NLĐ hoặc đại biểu CB, CC, VC, NLĐ. Đoàn Chủ tịch gồm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị. Tùy theo tính chất, yêu cầu cần thiết mà Đoàn Chủ tịch có Bí thư cấp ủy cơ quan, đơn vị. Thư ký Hội nghị do Đoàn Chủ tịch cử và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Đoàn Chủ tịch.

Thành phần tham dự Hội nghị liên cơ quan, đơn vị ở các cơ quan, đơn vị cấp huyện là toàn thể CB, CC, VC, NLĐ của các cơ quan thành viên hoặc đại biểu CB, CC, VC, NLĐ của từng cơ quan, đơn vị được bầu từ các cơ quan thành viên; Hội nghị riêng biệt từng cơ quan, đơn vị: Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đoàn Chủ tịch đối với Tổ chức Hội nghị liên cơ quan là Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch công đoàn, tùy theo tính chất, yêu cầu cần thiết mà Đoàn Chủ tịch có Bí thư cấp ủy cơ quan, đơn vị; Hội nghị từng cơ quan riêng biệt gồm: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở.

Thư ký Hội nghị do Đoàn Chủ tịch cử và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Đoàn Chủ tịch.

Nội dung Hội nghị: Kiểm điểm việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ; kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết Hội nghị CB, CC, VC, NLĐ trước đó và những quy định về thực hiện dân chủ; đánh giá, tổng kết và kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch công tác hằng năm; tổng kết phong trào thi đua, xét khen thưởng và bàn, thống nhất nội dung thi đua năm tiếp theo; thống nhất nội dung giao ước thi đua; thảo luận và quyết định những nội dung CB, CC, VC, NLĐ bàn và quyết định; thực hiện các nội dung về công khai thông tin; lấy ý kiến của CB, CC, VC, NLĐ; thực hiện các công việc khác theo quyết định của Hội nghị.

Thời gian tổ chức Hội nghị đối với cấp cơ sở (đơn vị trực thuộc): 1/2 ngày; cấp cơ quan chủ quản: Từ 1/2 ngày đến 01 ngày.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức, sửa đổi bổ sung năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 01/2016/TT-BNV ngày 13/1/2016 của Bộ Nội vụ Về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

Căn cứ Nghị định 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân; Hướng dẫn số 1271/HD-TLĐ ngày 7/8/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về hướng dẫn công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân theo quy định tại Nghị định số 159/2016/NĐ-CP;

Căn cứ Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 434/QĐ-KHXH ngày 20/3/2017 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Để thống nhất việc tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), Ban Thường vụ Công đoàn Viện Hàn lâm hướng dẫn cụ thể một số nội dung về tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thường kỳ hàng năm như sau:

1. Nguyên tắc tổ chức

1.1. Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (sau đây gọi tắt là hội nghị) là hình thức dân chủ trực tiếp để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ) tham gia quản lý, xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh.

1.2. Hội nghị được tổ chức dân chủ, thiết thực, bảo đảm các nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP.

1.3. Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất 2/3 CBCCVCNLĐ của đơn vị hoặc ít nhất 2/3 đại biểu được triệu tập có mặt dự hội nghị. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật.

2. Thời gian tổ chức hội nghị thường kỳ hàng năm

Công đoàn phối hợp với người đứng đầu đơn vị chủ trì, phối hợp với tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động mỗi năm một lần vào cuối năm (cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ). Các đơn vị hoàn thành việc tổ chức hội nghị CBCCVCNLĐ thường kỳ trước ngày 31/12 hằng năm theo đúng quy định.

3. Đối tượng, thành phần tham dự hội nghị

3.1. Đối tượng:

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm (cụ thể, theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP).

3.2. Thành phần tham dự:

  1. Đối với đơn vị có tổng số CBCCVCNLĐ từ 200 người trở xuống: Toàn thể CBCCVCNLĐ tham dự hội nghị.
  1. Đối với đơn vị có tổng số CBCCVCNLĐ trên 200 người; hoặc có từ 200 người trở xuống nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc: Người đứng đầu đơn vị thống nhất với công đoàn quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể CBCCVCNLĐ hoặc đại biểu cho phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị.

4. Chuẩn bị tổ chức hội nghị

Theo Điều 6 Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/1/2016 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ và khoản 5, Điều 9 Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 434/QĐ-KHXH ngày 20/3/2017 của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

5. Tổ chức hội nghị

5.1. Khánh tiết:

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

HỘI NGHỊ (*)

NĂM ....

Địa điểm, ngày ... tháng ... năm ....

(*) Tên gọi: Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức là tên gọi chung. Có thể xác định, quyết định cụ thể tên gọi phù hợp đảm bảo thể hiện đầy đủ các thành phần tham dự hội nghị. Ví dụ: Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; Hội nghị công chức, viên chức, người lao động; Hội nghị viên chức, người lao động.

5.2. Chương trình hội nghị:

  • Chào cờ;
  • Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
  • Giới thiệu đoàn chủ tịch lên điều hành hội nghị, cử thư ký hội nghị;
  • Thông qua chương trình hội nghị;
  • Trình bày các văn bản báo cáo, quy chế theo nội dung đã chuẩn bị;
  • Đại biểu tham dự thảo luận;
  • Thủ trưởng và chủ tịch công đoàn cơ sở giải đáp thắc mắc, kiến nghị;
  • Trưởng ban thanh tra nhân dân báo cáo;
  • Bầu ban thanh tra (nếu hết nhiệm kỳ, hoặc bổ sung nếu khuyết);
  • Thông qua sửa đổi quy chế chi tiêu nội bộ và các quy chế (nếu có);
  • Tổ chức khen thưởng; Phát động thi đua, ký giao ước thi đua;
  • Thông qua nghị quyết và kết thúc hội nghị.

5.3. Đoàn chủ tịch và thư ký hội nghị:

  1. Đoàn chủ tịch gồm người đứng đầu đơn vị và Chủ tịch công đoàn đơn vị. Tùy theo tính chất, yêu cầu cần thiết mà Đoàn chủ tịch có Bí thư cấp ủy đơn vị.

Trường hợp người đứng đầu đơn vị hoặc Chủ tịch công đoàn đơn vị đang trong thời gian thi hành kỷ luật hình thức từ khiển trách trở lên, tập thể lãnh đạo đơn vị hoặc Ban chấp hành công đoàn cử đại diện tham gia Đoàn chủ tịch.

  1. Thư ký hội nghị do Đoàn chủ tịch cử và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Đoàn chủ tịch.

5.4. Nội dung hội nghị:

  1. Người đứng đầu đơn vị, Chủ tịch công đoàn đơn vị trình bày các văn bản, báo cáo theo phân công.
  1. CBCCVCNLĐ dự hội nghị thảo luận các văn bản, báo cáo; đề xuất, kiến nghị (nếu có).
  1. Người đứng đầu, Chủ tịch công đoàn giải đáp thắc mắc, kiến nghị của CBCCVCNLĐ đối với các nội dung thuộc thẩm quyền, bàn các biện pháp cải tiến điều kiện làm việc, nâng cao đời sống của CBCCVCNLĐ trong đơn vị.
  1. Trưởng ban Thanh tra nhân dân trình bày báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân trong năm và chương trình công tác năm tiếp theo.

đ) Bầu mới hoặc kiện toàn Ban Thanh tra nhân dân (nếu có).

  1. Thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị (nếu có).
  1. Tổ chức khen thưởng cá nhân, tập thể của đơn vị có thành tích trong công tác; phát động phong trào thi đua.

h)Ký kết giao ước thi đua giữa người đứng đầu đơn vị với tổ chức công đoàn.

  1. Thông qua nghị quyết hội nghị.

5.5. Kinh phí tổ chức hội nghị được bố trí từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

III. Tổ chức thực hiện

1. Đối với Công đoàn Viện Hàn lâm

  • Chỉ đạo các công đoàn trực thuộc thực hiện tổ chức hội nghị; tổ chức và hoạt động Ban Thanh tra nhân dân theo quy định.
  • Chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn trực thuộc tiến hành các bước tổ chức hội nghị đảm bảo công khai, dân chủ.
  • Tổng hợp kết quả tổ chức hội nghị và đối thoại tại nơi làm việc của các công đoàn trực thuộc, hàng năm báo cáo kết quả về Công đoàn Viên chức Việt Nam theo thời gian quy định.

2. Đối với công đoàn đơn vị

  • Công đoàn đơn vị chủ động phối hợp với lãnh đạo đơn vị xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị CBCCVCNLĐ, đối thoại theo đúng quy định hiện hành; phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện nghị quyết hội nghị; cử đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.
  • Định kỳ 6 tháng một lần, công đoàn phối hợp với Lãnh đạo đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết hội nghị; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể CBCCVCNLĐ trong đơn vị.
  • Trong trường hợp bất khả kháng, không thể tổ chức trước ngày 31/12, các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm hoàn thành việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước ngày 31/01 năm tiếp theo.
  • Thực hiện nghiêm túc quy định về hoạt động của Thanh tra nhân dân.
  • Tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của CBCCVCNLĐ, người lao động góp ý để sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế của đơn vị; tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc; tổ chức trao giải thưởng “Gương mặt của năm” (nếu có).
  • Hàng năm, căn cứ hướng dẫn của Công đoàn Viện Hàn lâm, Công đoàn đơn vị tổng họp, báo cáo kết quả theo yêu cầu.

Trên đây là hướng dẫn tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đề nghị công đoàn các đơn vị báo cáo cấp ủy đảng đồng cấp, chủ động phối họp với Lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện.