Công văn đề nghị in sao kê ngân hàng vietcombank năm 2024

thông qua tài khoản lập tại tổ chức là nhu cầu phổ biến, mục đích nhằm trình báo, khai báo hoặc chứng minh cho bên thứ ba. Tại bài viết này, Toplist sẽ giới thiệu đến các bạn những mẫu công văn đề nghị in sao kê chuẩn xác và thông dụng nhất hiện nay.

  1. Mẫu đề nghị in sao kê ngân hàng là mẫu văn bản được công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân soạn thảo và gửi đến ngân hàng, tổ chức tín dụng mà mình mở tài khoản để đề nghị in sao kê tài khoản ngân hàng. Công văn đề nghị được in sao kê các hoạt động của mình thông qua tài khoản lập tại tổ chức là nhu cầu phổ biến, mục đích nhằm trình báo, khai báo hoặc chứng minh cho bên thứ ba. Văn bản có thể được lập cho tổ chức hoặc cá nhân. Tại mẫu này chúng ta có thể sử dụng dành cho các tổ chức, đơn vị, đoàn thể xác lập. Download cong-van-de-nghi-in-sao-ke-t... (566)
  2. Mẫu đơn xin in sao kê sổ phụ ngân hàng là mẫu đơn được lập ra để xin được in sao kê sổ phụ ngân hàng khi một cá nhân có nhu cầu. Mẫu đơn phải được trình bày rõ lý do cần được in sao kê cũng như cung cấp đủ thông tin tài khoản cho bên ngân hàng để họ kịp thời giải quyết và giúp bạn có được những phương án giải quyết vấn đề chuẩn xác nhất. Mẫu đơn xin in sao kê sổ phụ ngân hàng nên là người chủ tài khoản đứng ra viết đơn để thuận tiện cũng như mang tính minh bạch hơn. Download mau-don-xin-in-sao-ke-so-phu... (271)
  3. Đơn xin sao kê tài khoản ngân hàng được lập ra nhằm ghi nhận những thông tin của cá nhân cùng với việc đề nghị Ngân hàng nơi mình mở tài khoản giao lại bản in sao kê. Đồng thời đơn xin sao kê ngân hàng cũng là căn cứ để Ngân hàng nơi cá nhân đó mở tài khoản xem xét và thực hiện việc in sao kê theo quy định của pháp luật. Mẫu đơn này nên được chính cá nhân có nhu cầu trình bày để nhằm dễ dàng xác thực thông tin cũng như trao đổi những vấn đề phát Download mau-don-in-sao-ke-ngan-hang-... (104)

Trên đây là những mẫu công văn đề nghị in sao kê thông dụng nhất hiện nay mà Toplist tổng hợp được. Hãy tải file để tham khảo và sử dụng nhé!

Sao kê ngân hàng là hình thức lập bảng thống kê lịch sử giao dịch của cá nhân hay tổ chức. Theo đó, bảng thông kế bao gồm chi tiết những biến động số dư tài khoản trong khoảng thời gian được yêu cầu truy vấn.

Trên thực tế, việc sao kê ngân hàng nhằm các mục đích như sau:

- Chứng minh tài chính nhằm xin visa, du học,...

- Quản lý dòng tiền.

- Thủ tục vay tín chấp.

- Mở thẻ tín dụng.

Công văn đề nghị in sao kê ngân hàng vietcombank năm 2024

Hướng dẫn thực hiện thủ tục sao kê ngân hàng năm 2023? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn thực hiện thủ tục sao kê ngân hàng?

Về nguyên tắc, ngân hàng sẽ không tự ý cấp bảng sao kê khi chủ tài khoản không yêu cầu. Tuy nhiên, đối với thẻ tín dụng thì bảng sao kê sẽ được gửi về khách hàng mỗi tháng thông qua Email.

Chính vì vậy, việc hướng dẫn thực hiện thủ tục sao kê ngân hàng dưới đây là áp dụng đối với sao kê tài khoản thanh toán.

Thực hiện thủ tục sao kê ngân hàng được hướng dẫn như sau:

Có 02 cách sao kê phổ biến, an toàn và nhanh chóng như sau:

Cách 1: Sao kê trực tiếp tại ngân hàng

Bước 1: Khách hàng đến ngân hàng nơi đã đăng ký tài khoản thanh toán (bất cứ chi nhánh hay văn phòng giao dịch nào).

Khách hàng cần đem theo: CCCD/CMND.

Bước 2: Yêu cầu Ngân hàng thực hiện sao kê tài khoản theo thời gian yêu cầu

- Xuất trình giấy tờ tùy thân như CCCD/CMND.

- Điền thông tin vào mẫu mà nhân viên ngân hàng cung cấp

Bước 3: In bảng sao kê ngân hàng.

Khách hàng lưu ý Bảng sao kê ngân hàng chỉ có giá trị pháp lý khi có dấu mộc tròn của ngân hàng. Khách hàng vui lòng kiểm tra giấy tờ cẩn thận

Thực tế, Bảng sao kê ngân hàng sẽ bao gồm các nội dung như sau:

Các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt và các khoản lãi, phí. Hiện tại, Ngân hàng chưa có thông tin quy định về việc khách hàng chỉ được yêu cầu in sao kê bao nhiêu bản và bao nhiêu lần.

Do vậy, việc thu phí khi có yêu cầu sao kê của ngân hàng là không giới hạn tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Phí sao kê tại do các ngân hàng quy định và sẽ có giá khác nhau.

Cách 2: Sao kê tài khoản ngân hàng online.

Để thực hiện thủ tục sao kê ngân hàng online, khách hàng phải đăng ký và sử dụng dịch vụ ứng dụng trực tuyến của các ngân hàng giao dịch như: VCB-iB@nking, Agribank Internet Banking, VietinBank iPay, Internet Banking MBBank,.....

Nhằm giúp khách hàng dễ dàng thao tác, bài viết xin đưa ra ví dụ về thực hiện Sao kê tài khoản online của ngân hàng Vietcombank như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng VCB-iB@nking tại AppStore hoặc GooglePlay

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản đã được ngân hàng cung cấp.

Bước 3: Chọn Thông tin tài khoản/Thẻ, sau đó chọn Danh sách tài khoản nhấn vào “Xem chi tiết” để kiểm tra lịch sử giao dịch của mình bao gồm: Số tiền trong tài khoản, lãi suất, lãi cộng dồn, tên tài khoản và số tài khoản.

Bước 4: Chọn chi tiết giao dịch trong khoảng thời gian nhất định và nhấn "Xem sao kê" để biết thông tin chi tiết về các giao dịch đó.

Lưu ý: Nội dung hướng dẫn trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Ai được quyền yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản ngân hàng của người khác?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ký văn bản yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.

Theo đó, bảng sao kê tài khoản ngân hàng của khách hàng là thông tin được bảo mật. Do vậy, người khác sẽ không có quyền yêu cầu ngân hàng sao kê tài khoản, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của chủ tài khoản hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp bảng sao kê tài khoản bao gồm:

(1) Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra bộ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.

(2) Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.

(3) Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp theo quy định của pháp luật về kiểm sát nhân dân.

(4) Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực theo quy định của pháp luật về tòa án.

(5) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên các cơ quan điều tra trong hệ thống cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về cơ quan điều tra hình sự.

(6) Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị nghiệp vụ trong công an nhân dân, quân đội nhân dân theo thẩm quyền quy định của pháp luật về công an nhân dân, quân đội nhân dân.

(7) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan thi hành án, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án.

(8) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

(9) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

(10) Cá nhân khác của cơ quan nhà nước được pháp luật có liên quan quy định có thẩm quyền ký văn bản của cơ quan nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng.

Sao kê ngân hàng Vietcombank mất bao nhiêu tiền?

Chi phí dịch vụ sao kê tại Vietcombank 5.000VNĐ/trang hoặc theo thỏa thuận, tối thiểu 30.000 VNĐ/lần. 0.5 USD/trang hoặc theo thỏa thuận, tối thiểu 2 USD/lần. 5.000VNĐ/trang hoặc theo thỏa thuận, tối thiểu 50.000 VNĐ/lần.null04 cách xem lịch sử giao dịch Vietcombank nhanh chóng nhất 2023fptshop.com.vn › thu-thuat › xem-lich-su-giao-dich-vietcombank-157027null

Sao kê tài khoản Vietcombank được bao lâu?

Sao kê tài khoản 03 tháng gần nhất. Trường hợp Quý khách muốn lấy sao kê tài khoản trong khoảng thời gian lấu hơn, Quý khách vui lòng liên hệ chi nhánh Vietcombank nơi mở tài khoản để được hỗ trợ.nullHƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VCB – [email protected] › upload › hdsd_tcnull

Sao kê ngân hàng Vietcombank ở đâu?

Đăng nhập tài khoản vào ứng dụng Vietcombank trên điện thoại..

Chọn phần Quản lý tài khoản..

Chọn Tài khoản của bạn để xem chi tiết..

Chọn Sao kê để kiểm tra các thông tin về lịch sử giao dịch của tài khoản..

Vietcombank sao kê ngày nào?

Thẻ tín dụng Vietcombank Visa Platinum có hiệu lực tối đa 5 năm, số lượng thẻ phụ tối đa là 3 thẻ, ngày sao kê là ngày 20 hàng tháng và ngày đề nghị thanh toán là ngày mùng 5 hàng tháng.nullThẻ Vietcombank Visa Platinum là gì? - VTC Newsvtcnews.vn › the-vietcombank-visa-platinum-la-gi-ar823710null