Công ty xuyên quốc gia là gì

-     Các công ty xuyên quốc gia [TNC] là các công ty tư bản độc quyền, bành trướng thế lực ra nước ngoài dưới hình thức cài cắm nhánh. Hiện tại, các TNC được nhà nước ở các nước tư bản chủ nghĩa nâng đỡ, thông qua đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên quy mô lớn, các công ty xuyên quốc gia mua và thôn tính các tài sản ở nước ngoài, không ngừng tăng cường thực lực, mở rộng thị phần.

-    Dựa vào thực lực hùng hậu của bản thân, các công ty xuyên quốc gia đã trở thành lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế và chủ nghĩa tư bản độc quyền liên quốc gia phát triển.

Do có thực lực kinh tế, chính trị hùng mạnh, hệ thống sản xuất, tiêu thụ, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, thông tin toàn cầu hoá, các TNC đã có tác động lớn đến các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và thế lực của họ đã thâm nhập các lĩnh vực trên toàn thế giới. Thể hiện ở những điểm sau đây:

+ Các công ty xuyên quốc gia đã thúc đẩy toàn cầu hoá sản xuất và nguồn vốn, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động quốc tế sâu sắc hơn, dựa vào nhau trong đời sống kinh tế, thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển nhanh.

+ Truyền bá khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý trên phạm vi toàn cầu, tạo không gian rộng lớn để phát triển lực lượng sản xuất và điều chỉnh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên quy mô quốc tế.

+ Chiếm đoạt thị trường toàn cầu, xuất khẩu vốn và hàng hoá trên quy mô lớn, thu về nhiều ngoại tệ, phát triển thực lực trong nước, tăng cường kiểm soát của tư bản độc quyền trên phạm vi toàn cầu. Nhưng mặt khác, trong quá trình xuất khẩu vốn và kỹ thuật ra thị trường thế giới cũng có khả năng làm cho kinh tế trong nước "trống rỗng", khiến nạn thất nghiệp thêm trầm trọng, cũng có khả năng bùng nổ mâu thuẫn và xung đột với các nước sở tại.

+ Tạo cơ hội và cả những thách thức to lớn cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, để độc lập tự chủ trong phát triển kinh tế dân tộc, trong khi lợi dụng những cơ hội mà các TNC đưa đến, các nước đang phát triển cũng cần có biện pháp đối phó với những thách thức đang gặp phải; giảm bớt tình trạng dựa dẫm vào các TNC; đề phòng các công ty đó thâm nhập về chính trị và kiểm soát về kinh tế, bảo vệ nền độc lập chính trị và lợi ích căn bản của nhà nước dân tộc.

+ Ảnh hưởng lớn tới lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Các TNC thao túng nguồn vổn tín dụng quốc tế khổng lồ, hình thành thị trường tiền tệ lớn, trở thành các nhà kinh doanh ngoại tệ lớn nhất và là lực lượng chủ yếu thúc đẩy lưu thông vốn trên toàn thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đến việc ổn định thị trường tiền tệ và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Loigiaihay.com

Công ty xuyên quốc gia [tiếng Anh: Transational Corporations, viết tắt: TNCs] là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn, có cơ cấu tổ chức gồm công ty mẹ và hệ thống công ty chi nhánh ở nước ngoài, theo nguyên tắc công ty mẹ kiểm soát tài sản của công ty chi nhánh thông qua góp vốn cổ phần.

Theo đó, một công ty xuyên quốc gia là một doanh nghiệp được cấu thành bởi các thực thể ở ít nhất 2 nước, các thực thể này hoạt động dưới một hệ thống ra quyết định chung và định hướng chiến lược phát triển chung.

Cùng VNtoWorld tìm hiểu về 25 công ty xuyên quốc gia có sức ảnh hưởng và lớn nhất thế giới.

1. Walmart:

Lĩnh vực kinh doanh: bán lẻ. Doanh thu năm 2015: 488 tỷ USD. Hãng bán lẻ lớn nhất thế giới có 2,2 nhân viên đang làm việc, lớn hơn dân số của Slovenia với 2,1 triệu dân.

Các công ty đa quốc gia trên thế giới

2. Exxonmobile:

Lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu. Doanh thu năm 2015: 269 tỷ USD. Được thành lập vào năm 1859 tại Mỹ, ngày nay Exxonmobile phát triển với đội ngũ 75.300 nhân viên khai thác dầu ở khắp 6 châu lục.

                             

3. Royal Dutch Shell:

Lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu. Doanh thu năm 2015: 265 tỷ USD. Royal Dutch Shell có lợi nhuận kinh doanh dầu từ khắp nơi trên thế giới – tại hơn 70 quốc gia. Tuy nhiên, công ty này để lại dấu ấn lớn nhất ở Nigeria với hơn hơn 50 mỏ dầu đang khai thác cùng mạng lưới đường ống dẫn dầu và gas với tổng chiều dài lên tới 3.107 dặm, hai kho cảng xuất khẩu dầu và 5 nhà máy gas.

                               

4. Apple:

Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ. Doanh thu năm 2015: 234 tỷ USD. Sản lượng kinh tế của Apple trong năm 2014 là 87 tỷ USD, cao hơn GDP của Oman [82 tỷ USD].

                         

5. Glencore:

Lĩnh vực kinh doanh: giao dịch hàng hóa và khai thác mỏ. Doanh thu năm 2015: 221 tỷ USD. Với phần lớn lợi nhuận kinh doanh đến từ châu Phi, ảnh hưởng của Glencore ở đây lớn đến mức có thể khiến một số nền kinh tế sụp đổ. Vào tháng 9 năm 2015, công ty đã giáng một đòn mạnh vào Cộng hòa dân chủ Congo khi tạm thời đóng cửa một khủ mỏ không mang lại lợi nhuận, sản lượng khai thác của khu mở chiếm 20% sản lượng đồng của Congo.

                   

6. Samsung:

Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ. Doanh thu năm 2015: 163 tỷ USD. Giá trị thương hiệu của Samsung ở mức 45 tỷ USD trong khi giá trị thương hiệu quốc gia của Croatia chỉ có 32 tỷ USD.

               

7. Amazon:

Lĩnh vực kinh doanh: thương mại điện tử. Doanh thu năm 2015: 107 tỷ USD. Amazon có 244 triệu thành viên đăng ký trong khi dân số của Brazil chỉ có 204 triệu người.

                   

8. Microsoft:

Lĩnh vực kinh doanh: công nghệ. Doanh thu năm 2015: 84 tỷ USD. Microsoft Office có 1,2 tỷ người dùng với 107 ngôn ngữ. Đặt cạnh dân số 1,2 triệu dân của đảo Síp và 2 ngôn ngữ được sử dụng [Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ], điều này đã đủ nói lên quyền lực của Microsoft.

                 

Lĩnh vực kinh doanh: thực phẩm và đồ uống. Doanh thu năm 2014: 93 tỷ USD. Với 333 nghìn nhân viên và 447 nhà máy ở 86 quốc gia, Nestle là nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất thế giới, sản phẩm được bán tại 196 quốc gia.

                       

10. Alphabet:

Lĩnh vực kinh doanh: tổ hợp công nghệ. Doanh thu năm 2015: 75 tỷ USD. Được thành lập vào năm ngoái và trở thành công ty mẹ của Google, tổ hợp công nghệ đa quốc gia này có mức vốn hóa thị trường 547 tỷ USD và trở thành công ty đại chúng có giá trị lớn nhất.

11. Uber:

Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ đi nhờ xe. Doanh thu năm 2015: 62,5 tỷ USD. Uber có 1,1 triệu xe đăng ký trong khi chính phủ Mỹ chỉ sở hữu 633.851 xe.

                         

12. Huawei:

Lĩnh vực kinh doanh:.viễn thông. Doanh thu năm 2015: 60 tỷ USD. Cung cấp công nghệ viễn thông giá rẻ cho các nước đang phát triển, dịch vụ và sản phẩm của Huwei hiện diện ở 170 quốc gia.

                           

13. Vodafone:

Lĩnh vực kinh doanh:viễn thông. Doanh thu năm 2015: 60 tỷ USD. Có 461 triệu khách hàng sử dụng điện thoại di động của Vodafone, nhiều hơn dân số Mỹ 323 triệu dân.

                       

14. Anheuser-Busch Inbev:

Lĩnh vực kinh doanh:.đồ uống. Doanh thu năm 2015:47 tỷ USD. Hãng sản xuất đồ uống lớn nhất thế giới chiếm 46% thị phần ở Mỹ.

15. Maersk:

Lĩnh vực kinh doanh: logistics. Doanh thu năm 2015: 40 tỷ USD. Mỗi năm, Maersk giao 11 triệu container đến gần như tất cả những cảng biển trên thế giới. Nếu xếp tất cả những kiện hàng lại với nhau, sẽ tương đương với 8.550 tháp Effel xếp chồng lên nhau.

16. Goldman Sachs:

Lĩnh vực kinh doanh: ngân hàng đầu tư. Doanh thu năm 2015: 34 tỷ USD. Tổng giá trị tài sản được Goldman Sachs quản lý trong năm 2015 là 1,2 nghìn tỷ USD trong khi dự trữ quốc tế của Nga trong cùng năm chỉ đứng ở mức 368 tỷ USD.

17. Halliburton:

Lĩnh vực kinh doanh: tổ hợp đa quốc gia. Doanh thu năm 2015: 33 tỷ USD. Chi phí vốn của Halliburton trong năm 2014 là 3,3 tỷ USD, còn lớn hơn cả chi quốc phòng Cộng hoà Séc trong cùng năm với 2 tỷ USD.

18. Accenture:

Lĩnh vực kinh doanh: tư vấn. Doanh thu năm 2015: 31 tỷ USD. Accenture cung cấp dịch vụ tự động hoá doanh nghiệp trên toàn cầu với các nhân viên làm việc trên hơn 200 thành phố thuộc 55 quốc gia.

19. McDonald’s:

Lĩnh vực kinh doanh: chuỗi nhà hàng ăn nhanh. Doanh thu năm 2015: 25 tỷ USD. McDonald’s có hơn 36 nghìn nhà hàng hiện diện ở hơn 100 nước. Quân đội Mỹ chỉ có 4.855 căn cứ đóng quân trên toàn thế giới.

                 

20. Emirates:

Lĩnh vực kinh doanh: hàng không. Doanh thu năm 2015: 24 tỷ USD. Độ tuổi trung bình của một máy bay Emirates là 6 năm trong khi tuổi thọ trung bình của của máy bay phản lực chiến đấu CF-18 thuộc không lực Canada là 27,5 năm.

               

21. Facebook:

Lĩnh vực kinh doanh: mạng xã hội. Doanh thu năm 2015: 18 tỷ USD. Tổng năng lượng tiêu thụ của Facebook trong năm 2013 là 822 triệu kw giờ còn tổng năng lượng tiêu thụ tại Bermuda cũng trong năm đó là 664 triệu kw giờ. Thống kê tính đến hết quý 1/2016 Facebook có khoảng 1,65 tỷ người sử dụng.

                       

22. Alibaba:

Lĩnh vực kinh doanh: thương mại điện tử. Doanh thu năm 2015: 12 tỷ USD. Doanh thu của Alibaba trong ngày hội mua sắm trực tuyến diễn ra vào tháng 11 năm 2015 đạt 14,3 tỷ USD, cao hơn GDP thường niên của Cộng hoà Sat là 14 tỷ USD.

                               

23. Blackrock:

Lĩnh vực kinh doanh: quản lý quỹ. Doanh thu năm 2015: 11 tỷ USD. Dự trữ tiền tệ của một số nước trong năm 2014 như Anh [108 tỷ USD], Mỹ [434 tỷ USD], Nhật [1,3 nghìn tỷ USD] đều thấp hơn giá trị tài sản do Blackrock quản lý trong cùng năm với 4,65 nghìn tỷ USD.

24. McKinsey:

Lĩnh vực kinh doanh: tư vấn. Doanh thu năm 2015: 8 tỷ USD. Nhân viên của McKinsey sử dụng 120 ngôn ngữ trong khi chỉ có khoảng 9 ngôn ngữ được nhận biết ở Tây Ban Nha.

                             

Lĩnh vực kinh doanh: mạng xã hội. Doanh thu năm 2015: 2,2 tỷ USD. Twitter đã trải qua 5 cuộc cách mạng kể từ khi thành lập còn trong lịch sử nước Mỹ chỉ có một cuộc cách mạng duy nhất.

                           

Hostinger – công ty web hosting giá rẻ dẫn đầu thế giới

Video liên quan

Chủ Đề