Công ty thuốc bảo vệ thực vật Lộc Trời

Mức tăng doanh thu mảng lương thực của Lộc Trời gấp 7 lần thuốc bảo vệ thực vật

Dù không chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu, song mức tăng trưởng từ ngành hàng lương thực của Tập đoàn Lộc Trời trong năm vừa qua cao gấp 7 lần ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2021, năm 2021, tất cả các ngành hàng kinh doanh của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời [UPCoM: LTG] đều ghi nhận doanh thu tăng trưởng so với năm liền kề trước đó. 

Cụ thể, ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật mang về hơn 5.100 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 13% so với năm 2020. Đây cũng là ngành hàng chiếm gần 50% tổng doanh thu.

Ngành hàng có tỷ trọng đóng góp lớn thứ hai cho Lộc Trời tiếp tục là lương thực, mang về hơn 4.000 tỷ đồng trong năm vừa qua. 

Dù đứng ở vị trí thứ hai trong tổng doanh thu, song mức tăng trưởng của ngành hàng lương thực cao hơn ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật. 

Nếu năm 2020, ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật đóng góp gần 60% trong tổng doanh thu của cả Tập đoàn, thì đến năm ngoái, tỷ lệ này giảm về mức 50%. 

Trong khi đó, ngành hàng lương thực từng đóng góp khoảng 28% tổng doanh thu của Lộc Trời trong năm 2020, thì đến năm vừa rồi, tỷ lệ này đã tăng lên 39%.

Thêm vào đó, doanh thu mảng thuốc bảo vệ thực vật trong năm ngoái chỉ tăng khoảng 13% so với năm 2020, trong khi doanh thu mảng lương thực tăng gần 92%. 

Cơ cấu doanh thu, giá vốn các ngành hàng của Lộc Trời [Đvt: VNĐ].

Về kết quả kinh doanh, quý IV/2021, Lộc Trời ghi nhận doanh thu thuần giảm 12% so với cùng kỳ năm 2020 và lợi nhuận gộp giảm 6%, đạt gần 666,6 tỷ đồng. 

Trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp của Lộc Trời trong quý IV/2021 giảm 17% so với quý IV/2020, nhưng chi phí tài chính tăng gần 53% và chi phí bán hàng tăng 21% khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn 124 tỷ đồng, giảm hơn 41%. 

Tập đoàn này báo lãi ròng quý cuối năm 2021 đạt gần 160 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 và luỹ kế cả năm xấp xỉ 422 tỷ đồng, tăng 14% so với kết quả năm 2020.

Tính đến cuối năm 2021, tổng tài sản của Lộc Trời tăng hơn 970 tỷ đồng so với đầu năm, lên gần 7.900 tỷ đồng. 

Trong đó, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp này tăng 13%, lên hơn 6.000 tỷ đồng bao gồm lượng tiền gửi ngân hàng tăng lên 1.232 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn cùng gần 567 tỷ đồng tiền gửi kỳ hạn dưới ba tháng.

Kết quả kinh doanh giai đoạn 2019- 2021 của Lộc Trời [đã làm tròn theo đơn vị tính tỷ đồng].

Tài sản dài hạn đến cuối kỳ của công ty cũng tăng lên 1.830 tỷ đồng khi ghi nhận phát sinh khoản phải thu dài hạn khác gần 23 tỷ đồng và khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng lên 112 tỷ đồng bao gồm 100 tỷ đồng uỷ thác đầu tư cho Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Vincapital. 

Nợ phải trả đến cuối năm của Lộc Trời tăng 775 tỷ đồng so với đầu năm, lên gần 4.860 tỷ đồng; trong đó, hơn 98% là nợ ngắn hạn. 

Gần 75% nợ ngắn hạn là khoản vay ngắn hạn, với xấp xỉ 3.570 tỷ đồng [tăng gần 74% so với đầu năm].

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn ghi nhận phát sinh khoản vay và nợ thuê tài chính dài hạn hơn 56 tỷ đồng, chiếm 80% nợ dài hạn. 

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối kỳ của Lộc Trời vượt mức 1.140 tỷ đồng, từ mức 911 tỷ đồng hồi đầu năm.

Là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc trừ sâu, phân bón, cung cấp dịch vụ trồng trọt… Lộc Trời hiện có 21 công ty con và một công ty liên kết [tăng một công ty con và giảm một công ty liên kết so với hồi đầu năm 2021].

Tập đoàn này ghi nhận thêm một công ty con là Công ty cổ phần Giống cây trồng Lộc Trời và giảm tỷ lệ sở hữu từ gần 30% vốn về 0 tại một công ty liên kết là Công ty cổ phần Lion Agrevo [kinh doanh thuốc trừ sâu].

06/12/2021

    Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời và Cục Bảo vệ thực vật [BVTV] - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã cùng ký “Cam kết hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; phát triển sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học” nhằm hỗ trợ nông dân và nâng cao chất lượng nông sản tại Việt Nam. Cam kết này được thực hiện từ năm 2022 - 2025 với tổng kinh phí dự kiến của toàn chương trình lên tới hơn 180 tỷ đồng, trong đó ngân sách dành cho năm 2022 chiếm gần 80 tỷ đồng, do Tập đoàn Lộc Trời tài trợ.

    Tiếp tục thực hiện sứ mạng “Cùng nông dân phát triển bền vững”, theo nội dung ký kết, Tập đoàn Lộc Trời sẽ phối hợp với Cục BVTV triển khai nhiều chương trình quan trọng trong năm 2022 và tiếp tục duy trì phát triển đến năm 2025, bao gồm 5 nội dung chính liên quan đến việc sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; thực hiện Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, thu gom tiêu hủy bỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định; đầu tư; nghiên cứu, mở rộng sản xuất và tăng cường sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV sinh học, hữu cơ, vi sinh; xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết hợp tác xã - liên hiệp hợp tác xã để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất canh tác, tối ưu lượng thuốc BVTV trong mùa vụ…

Kỹ sư nông nghiệp Tập đoàn Lộc Trời cùng nông dân tiến hành lấy mẫu đất về kiểm nghiệm tại các vùng nguyên liệu SRP 100 năm 2020

    Theo cam kết này, dự kiến trong năm 2022, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp “3 Cùng” của Tập đoàn Lộc Trời sẽ thực hiện 3.500 buổi gặp hơn 100.000 lượt hộ nông dân tại 40 tỉnh thành để tập huấn, cập nhật, nâng cao kiến thức cho bà con về cách sử dụng an toàn hiệu quả đối với các loại thuốc BVTV do tập đoàn sản xuất và phân phối. Song song hoạt động này, Lộc Trời sẽ phối hợp với các địa phương để cập nhật thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả cho các đại lý thuốc BVTV trong hệ thống phân phối của Tập đoàn và các hợp tác xã liên kết, dự kiến thực hiện 2.500 đợt tập huấn cho hơn 4.000 đại lý các cấp tại 52 tỉnh/thành trong cả nước.

    Đóng góp tích cực vào Chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, Tập đoàn Lộc Trời sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng các bể chứa, thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL], các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực Tây Nguyên theo các cụm thí điểm trên diện tích cây trồng từ 100ha trở lên.

    Nằm trong kế hoạch phát triển của Tập đoàn và cũng là một nội dung ký kết với Cục BVTV, việc xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết hợp tác xã - liên hiệp hợp tác xã để thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tối ưu lượng thuốc BVTV trong hoạt động mùa vụ, Lộc Trời tiếp tục mở rộng diện tích canh tác đạt điểm tuyệt đối SRP-100 trên cây lúa tại Đồng Tháp, An Giang, áp dụng mô hình “Không dấu chân” - 100% cơ giới hóa trên 3.700 ha cây lúa và quyết liệt triển khai mô hình liên kết sản xuất bao lợi nhuận cho hơn 200.000 bà con nông dân với diện tích dự kiến 150.000 ha ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa để giảm 30% lượng thuốc BVTV xuống đồng ruộng tại các tỉnh ĐBSCL.

Lộc Trời cung cấp dịch vụ máy bay không người lái - drone - chuyên dụng để xử lý mùa vụ

tại vùng nguyên liệu lúa giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV

    Đối với việc đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thuốc BVTV sinh học, hữu cơ và vi sinh, Tập đoàn Lộc Trời đã dự trù ngân sách hàng năm lên tới 10 tỷ đồng cho Viện Nông nghiệp Lộc Trời để đến 2030, bộ sản phẩm bảo vệ mùa vụ mà Tập đoàn cung cấp cho bà con nông dân sẽ có thêm nhiều sản phẩm thuốc BVTV sinh học, an toàn và hiệu quả, tăng số lượng lên đến 40 sản phẩm, chiếm 40% tổng cơ cấu thuốc BVTV của Tập đoàn.

    Ông Nguyễn Duy Thuận - Tổng Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết: “Với tổng kinh phí lên tới 180 tỷ cho phần cam kết này, đây là cố gắng rất lớn của Tập đoàn về nhân lực và tài lực, chúng tôi tin tưởng Chương trình sẽ góp phần tăng hiểu biết của bà con nông dân, điều chỉnh ý thức và thói quen canh tác mùa vụ, hướng tới sản xuất xanh và bền vững. Tập đoàn Lộc Trời có nền tảng tri thức nông nghiệp tích lũy trong gần 30 năm hoạt động, khả năng tổ chức sản xuất quy mô lớn đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với ba nhà - nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và với mong muốn đem lại lợi ích cao nhất cho bà con nông dân, môi trường, cộng đồng, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các đơn vị quản lý nhà nước, với các đối tác cùng chí hướng để giữ vững cam kết “Cùng nông dân phát triển bền vững” và nỗ lực góp phần nâng tầm nông nghiệp - một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam”.

Sơn Tùng

Thứ sáu, 26/11/2021 - 20:00 PM

Kỹ sư nông nghiệp Tập đoàn Lộc Trời cùng nông dân thăm khám vườn bưởi da xanh.

Tập đoàn Lộc Trời vừa ký kết chương trình phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật [Bộ Nông nghiệp và PTNT] thực hiện chương trình hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả; phát triển, sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

Nội dung ký kết giữa 2 đơn vị nhằm hỗ trợ nông dân trong sử dụng thuốc BVTV và nâng cao chất lượng nông sản tại Việt Nam.

Cam kết này được thực hiện từ năm 2022 đến 2025 với tổng kinh phí dự kiến của toàn chương trình lên tới hơn 180 tỷ đồng, trong đó ngân sách dành cho năm 2022 chiếm gần 80 tỷ đồng, do Tập đoàn Lộc Trời tài trợ.

Tiếp tục thực hiện sứ mạng “Cùng nông dân phát triển bền vững”, theo nội dung ký kết, Tập đoàn Lộc Trời sẽ phối hợp với Cục BVTV triển khai nhiều chương trình quan trọng trong năm 2022 và tiếp tục duy trì phát triển đến 2025.

Nội dung ký kết bao gồm 5 nội dung chính liên quan đến việc sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả; thực hiện chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, thu gom tiêu hủy bỏ bao bì thuốc BVTV đúng quy định; đầu tư; nghiên cứu, mở rộng sản xuất và tăng cường sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV sinh học, hữu cơ, vi sinh; xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết hợp tác xã – liên hiệp hợp tác xã để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất canh tác, tối ưu lượng thuốc BVTV trong mùa vụ…

Theo cam kết này, dự kiến trong năm 2022, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp “3 cùng” của Tập đoàn Lộc Trời sẽ thực hiện 3.500 buổi gặp hơn 100.000 lượt hộ nông dân tại 40 tỉnh, thành phố để tập huấn, cập nhật, nâng cao kiến thức cho bà con về cách sử dụng an toàn hiệu quả đối với các loại thuốc BVTV do tập đoàn sản xuất và phân phối.

Lực lượng 3 Cùng tư vấn kỹ thuật cho nông dân tại vùng nguyên liệu cây ăn quả liên kết với Tập đoàn Lộc Trời năm 2021.

Song song hoạt động này, Lộc Trời sẽ phối hợp với các địa phương để cập nhật thông tin, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV có trách nhiệm, an toàn và hiệu quả cho các đại lý thuốc BVTV trong hệ thống phân phối của tập đoàn và các hợp tác xã liên kết, dự kiến thực hiện 2.500 đợt tập huấn cho các hơn 4.000 đại lý các cấp tại 52 tỉnh thành trong cả nước.

Đóng góp tích cực vào chương trình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường”, Tập đoàn Lộc Trời sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng các bể chứa, thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV sau sử dụng tại 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL], các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh khu vực Tây Nguyên theo các cụm thí điểm trên diện tích cây trồng từ 100ha trở lên.

Nằm trong kế hoạch phát triển của tập đoàn và cũng là một nội dung ký kết với Cục BVTV, việc xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, đẩy mạnh liên kết hợp tác xã – liên hiệp hợp tác xã để thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hóa, tối ưu lượng thuốc BVTV trong hoạt động mùa vụ, Lộc Trời tiếp tục mở rộng diện tích canh tác đạt điểm tuyệt đối SRP-100 trên cây lúa tại Đồng Tháp, An Giang, áp dụng mô hình “Không dấu chân” – 100% cơ giới hóa trên 3.700ha cây lúa và quyết liệt triển khai mô hình liên kết sản xuất bao lợi nhuận [Lộc Trời 123] cho hơn 200.000 bà con nông dân với diện tích dự kiến 150.000ha ứng dụng công nghệ cao và cơ giới hóa để giảm 30% lượng thuốc BVTV xuống đồng ruộng tại các tỉnh ĐBSCL.

Lộc Trời cung cấp dịch vụ máy bay không người lái - drone - chuyên dụng để xử lý mùa vụ tại vùng nguyên liệu lúa giúp giảm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng thuốc BVTV.

Đối với việc đầu tư, nghiên cứu và sản xuất thuốc BVTV sinh học, hữu cơ và vi sinh, Tập đoàn Lộc Trời đã dự trù ngân sách hàng năm lên tới 10 tỷ đồng cho Viện Nông nghiệp Lộc Trời để đến 2030, bộ sản phẩm bảo vệ mùa vụ mà tập đoàn cung cấp cho bà con nông dân sẽ có thêm nhiều sản phẩm thuốc BVTV sinh học, an toàn và hiệu quả, tăng số lượng lên đến 40 sản phẩm, chiếm 40% tổng cơ cấu thuốc BVTV của tập đoàn.

Hình ảnh vùng nguyên liệu xung quanh nhà máy Gò Dầu thuộc Tập đoàn Lộc Trời tại tỉnh Tây Ninh năm 2018.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc tập đoàn Lộc Trời cho biết: “Với tổng kinh phí lên tới 180 tỷ đồng cho phần cam kết này, đây là cố gắng rất lớn của tập đoàn về nhân lực và tài lực, chúng tôi tin tưởng chương trình sẽ góp phần tăng hiểu biết của bà con nông dân, điều chỉnh ý thức và thói quen canh tác mùa vụ, hướng tới sản xuất xanh và bền vững.

Tập đoàn Lộc Trời có nền tảng tri thức nông nghiệp tích lũy trong gần 30 năm hoạt động, khả năng tổ chức sản xuất quy mô lớn đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế, có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với ba nhà – nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và với mong muốn đem lại lợi ích cao nhất cho bà con nông dân, môi trường, cộng đồng, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng các đơn vị quản lý nhà nước, với các đối tác cùng chí hướng để giữ vững cam kết “Cùng nông dân phát triển bền vững” và nỗ lực góp phần nâng tầm nông nghiệp – một trong những ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam”.

Được thành lập năm 1993, Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời - tiền thân là Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang - là đơn vị hàng đầu khu vực về dịch vụ và giải pháp nông nghiệp, mang sứ mệnh hiện thực hóa những ước vọng của nông dân, nâng cao vị thế và chất lượng cuộc sống của người nông dân và góp phần xây dựng những vùng nông thôn đáng sống.

Lộc Trời tiên phong ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững và các thương hiệu nông sản dẫn đầu để phụng sự nông dân và người tiêu dùng một cách bền vững.

Tập đoàn Lộc Trời vinh dự được trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động” năm 2002 và nhiều năm liền được vinh danh “Thương hiệu quốc gia”, “Hàng Việt Nam Chất lượng cao”.

Các giống lúa do Lộc Trời nghiên cứu phát triển đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín trên thế giới, như Lộc Trời 1 đạt top 3 giải “Gạo ngon nhất thế giới” tại Hội nghị Gạo thế giới [World Rice Conference] năm 2015 và Lộc Trời 28 đạt giải Nhất gạo thơm tại Hội nghị Thương mại Gạo năm châu lần thứ 5 [The 5th Continental Rice Traders Conference] năm 2018.

Tập đoàn Lộc Trời sở hữu giống lúa OM5451, là một trong những giống lúa chủ lực cho xuất khẩu Việt Nam. Năm 2021, Tập đoàn Lộc Trời được Bộ Công thương vinh danh là Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 3 năm liền [2018-2020] và được tỉnh An Giang vinh danh là Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 5 năm liền [2016 – 2020].

Video liên quan

Chủ Đề