Trong mạch điện mắc song song, cường độ dòng điện mắc trong

Giải Vật Lí 7 Bài 30: Tổng kết chương 3: Điện học

Video Giải Bài 11 trang 85 Vật Lí 7

Bài 11 trang 85 Vật Lí 7: Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì?

Trả lời:

Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song thì:

- Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn.

- Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau.

Xem thêm lời giải bài tập Vật Lí lớp 7 hay, chi tiết khác: 

Bài 1 trang 85 Vật Lí 7: Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện...

Bài 2 trang 85 Vật Lí 7: Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau...

Bài 3 trang 85 Vật Lí 7: Đặt câu với các cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn, mất bớt êlectrôn...

Bài 4 trang 85 Vật Lí 7: Điền những cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây...

Bài 5 trang 85 Vật Lí 7: Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường...

Bài 6 trang 85 Vật Lí 7: Kể tên năm tác dụng chính của dòng điện...

Bài 7 trang 85 Vật Lí 7: Hãy cho biết tên đơn vị của cường độ dòng điện và tên dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện...

Bài 8 trang 85 Vật Lí 7: Đơn vị của hiệu điện thế là gì? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào...

Bài 9 trang 85 Vật Lí 7: Đặt một câu với các cụm từ: hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế...

Bài 10 trang 85 Vật Lí 7: Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì...

Bài 12 trang 85 Vật Lí 7: Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện...

Bài 1 trang 86 Vật Lí 7: Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện...

Bài 2 trang 86 Vật Lí 7: Trong mỗi hình 30.1a, b, c, d cả hai vật A, B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh... 

Bài 3 trang 86 Vật Lí 7: Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm... 

Bài 4 trang 86 Vật Lí 7: Trong các sơ đồ mạch điện hình 30.2, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện...

Bài 5 trang 86 Vật Lí 7: Trong 4 thí nghiệm được bố trí như hình 30.3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng... 

Bài 6 trang 87 Vật Lí 7: Có 5 nguồn điện loại 1,5V, 3V, 6V, 9V, 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V... 

Bài 7 trang 87 Vật Lí 7: Trong mạch điện có sơ đồ như hình 30.4, biết số chỉ ampe kế A là 0,35A; của ampe kế A1 là 0,12A... 

ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG

I. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM

1. Đoạn mạch mắc song song

Đoạn mạch mắc song song là đoạn mạch gồm các thiết bị điện được nối với nhau thành các đoạn mạch rẽ, các đoạn mạch rẽ này có chung điểm đầu và chung điểm cuối.

Thiết bị điện gồm đèn 1 mắc song song với đèn 2

2. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song

+ Trong đoạn mạch mắc song song, cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy trong các thiết bị điện [trong các đoạn mạch rẽ].

Ta có: I = I1 + I2.

+ Đo cường độ dòng điện qua mỗi thiết bị điện ta dùng ampe kế mắc nối tiếp với mạch điện đó [hay đo cường độ dòng điện qua mỗi đoạn mạch rẽ] rồi sau đó áp dụng: I = I1 + I2.

3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch mắc song song

+ Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các thiết bị mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị điện [hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ].

Ta có: U = U1 = U2.

- Đo hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi thiết bị điện [mỗi đoạn mạch rẽ] nào hay giữa hai đầu đoạn mạch thì ta chỉ cần dùng Vôn kế mắc song song với hai đầu đoạn mạch đó.

II. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA

Quan sát hình 28.1a và b để nhận biết hai bóng đèn được mắc song song:

– Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn?

– Đoạn mạch nối mỗi đèn với hai điểm chung là mạch rẽ. Đó những mạch rẽ nào?

– Đoạn mạch nối hai điểm chung với nguồn điện là mạch chính Hãy cho biết đâu là mạch chính?

Trả lời:

Hai điểm M và N là hai điểm nối chung của các bóng đèn.

– Các mạch rẽ: M12N và M34N

– Mạch chính gồm đoạn nối điểm M với cực dương và đoạn nối điểm N qua công tắc tới cực của nguồn điện.

Hãy mắc mạch điện như hình 28.la.

– Đóng công tắc, quan sát độ sáng các đèn.

– Tháo một bóng đèn, đồng công tắc. Quan sát độ sáng bóng đèn còn lại và nêu nhận xét về độ sáng của nó so với trước đó.

Trả lời:

– Đóng công tắc, ta quan sát thấy độ sáng các đèn như nhau.

– Khi tháo bớt một trong hai đèn mắc song song, bóng đèn còn lại sáng mạnh hơn [so với khi cả hai đèn đều sáng].

Câu C3 [trang 80 SGK Vật Lí 7]:

Hãy cho biết vôn kế được mắc như thế nào với đèn 1 và đèn 2.

a] Đóng công tắc, đọc và ghi số chỉ U12 của vôn kế vào bảng 1 của bảng báo cáo.?

b] Làm tương tự để đo hiệu điện thế U34 và UMN

Trả lời:

Vôn kế được mắc song song với dụng cụ cần đo hiệu điện thế.

+ Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 1 và 2 của bóng đèn Đ1

Þ Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được U12

+ Mắc song song vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu 3 và 4 của bóng đèn Đ2

Þ Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được U34

+ Mắc song song vôn kế vào đoạn mạch MN để đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch MN

Þ Đọc và ghi số chỉ của vôn kế ta được UMN

Ta thấy: UMN = U12 = U34

Câu C4 [trang 80 SGK Vật Lí 7]:

Hoàn thành nhận xét 2c trong bản báo cáo

Trả lời:

Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu của các đèn mắc song song là U12 và U34. Hiệu điện thế giữa hai điểm chung là UMN và UMN = U12 = U34

+ Đo cường độ dòng điện trong đoạn mạch song song:

– Mắc nối tiếp ampe kế với đèn Đ1, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I1

– Mắc nối tiếp ampe kế với đèn Đ2, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I2.

– Mắc nối tiếp ampe kế vào mạch chính, đóng ngắt điện K, đọc số chỉ trên ampe kế ta được I: gọi là cường độ dòng điện trong I mạch chính.

Ta thấy: I = I1 + I2.

Câu C5 [trang 80 SGK Vật Lí 7]:

Hoàn thành nhận xét 3b trong bản báo cáo

Trả lời:

Nhận xét: Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ I = I1 + I2.

MẪU BÁO CÁO

BÀI 28. THỰC HÀNH: ĐO HIỆU ĐIỆN THẾ VÀ CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH SONG SONG

Họ và tên: …………………………………… Lớp: ………………………………..

1. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chổ trống:

a] Vôn kế được dùng để đo hiệu điện thế giữa hai điểm.

b] Chốt [+] của vôn kế được mắc với cực dương của nguồn điện.

c] Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.

d] Mắc nối tiếp ampe kế vào đoạn mạch để sao cho chốt [+] của nó được mắc vào phía cực dương của nguồn điện.

2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song.

a] Vẽ vào khung dưới đây sơ đồ mạch điện tương tự hình 28.1a, trong đó có thêm vôn kế được mắc với hai đầu bóng đèn 2.

b] Kết quả đo [tham khảo]:

Bảng 1

Vị trí mắc vôn kế

Hai điểm 1 và 2

Hai điểm 3 và 4

Hai điểm M và N

Hiệu điện thế

U12 = 2,9 V

U34 = 2,9 V

UMN = 2,9 V

c] Nhận xét:

Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung UMN = U12 = U34

3. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song

a] Kết quả đo [tham khảo]:

Bảng 2

Vị trí mắc ampe kế

Cường độ dòng điện

Mạch rẽ 1

I1 = 0,15 A

Mạch rẽ 2

I2 = 0,1 A

Mạch chính

I = 0,25 A

b] Nhận xét:

Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ : I = I1 + I2.

Trên đây là gợi ý giải bài tập Vật Lý 7 bài thực hành đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch song song do giáo viên Ican trực tiếp biên soạn theo chương trình mới nhất. Chúc các bạn học tập vui vẻ.

Video liên quan

Chủ Đề